HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 08:57

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Viện trưởng Viện Trang thiết bị và Công trình y tế

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 08:52

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Viện Tony Blair vì sự phát triển toàn cầu

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 06:23

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 09:14

Bộ Y tế kiện toàn công tác cán bộ Bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quỳnh Lập Nghệ An

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 06:44

Thủ tướng: Mỗi công dân Việt Nam sẽ đều có sổ sức khoẻ điện tử

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 01:53

Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em tại Nghệ An

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 08:32

Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 06:21

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đại diện Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 05:08

Hội nghị công tác truyền thông y tế năm 2024: đánh dấu bước tiến với lễ công bố ra mắt mạng lưới truyền thông của ngành y tế

Thứ Bẩy, ngày 28/09/2024 07:11

Tôn vinh vẻ đẹp tri thức, tài năng, y đức, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế cơ sở

Thứ Bẩy, ngày 28/09/2024 03:08

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đoàn đại biểu thành phố Quảng Châu

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 15:10

Bộ Y tế tổ chức hội nghị tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 15:06

Những đội nào tham dự Cuộc thi Y tế cơ sở giỏi năm 2024 khu vực Nam Bộ?

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 07:17

Lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi giai đoạn 2024-2028

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 02:06

Bộ Y tế tặng quà, khám, phát thuốc miễn phí cho nhân dân vùng thiên tai huyện Đà Bắc

Thứ Năm, ngày 26/09/2024 14:28

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị

Thứ Năm, ngày 26/09/2024 07:47

Rà soát, sửa đổi các luật và quy định của ngành Dược giúp tăng cường tiếp cận y tế chất lượng cao cho người dân

Thứ Tư, ngày 25/09/2024 12:57

Bộ Y tế tiếp nhận 5 tấn Cloramin B do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trao tặng phục vụ công tác phòng, chống dịch sau bão lụt

Thứ Tư, ngày 25/09/2024 12:48

Hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng bệnh

Thứ Tư, ngày 25/09/2024 07:34

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Phát hiện nguyên nhân suy đa tạng vì một vết loét ở ngực

03/07/2024 | 08:39 AM

 | 

Được điều trị tại 2 bệnh viện tuyến trước không phát hiện ra tình trạng bệnh lý gây ra tình trạng sốt cao liên tục, sốc nhiễm khuẩn, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nam bệnh nhân được các bác sĩ tìm ra nguyên nhân sốc nhiễm trùng biến chứng suy đa tạng do bệnh sốt mò.

Bệnh nhân nằm điều trị tại Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Bệnh nhân nằm điều trị tại Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Khoa Hồi sức nội khoa và chống độc phối hợp cùng Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận và điều trị thành công một bệnh nhân nam 36 tuổi với chẩn đoán sốt mò, biến chứng suy đa tạng.

Bác sĩ Vũ Quang Hưng, Khoa Hồi sức nội khoa và chống độc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay, tiền sử bệnh nhân không có bệnh lý mạn tính, sinh sống gần đồi núi. Bệnh nhân khởi phát với triệu chứng sốt cao liên tục, mệt mỏi, tự điều trị tại nhà bốn ngày nhưng bệnh không đỡ.

Bốn ngày tiếp theo bệnh nhân được điều trị tại hai bệnh viện tuyến trước với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng; được dùng kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch, phối hợp kháng sinh, lọc máu liên tục, thở máy; tuy nhiên bệnh không cải thiện.

Bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng sốt cao, suy đa tạng (trụy mạch, viêm cơ tim, suy hô hấp cấp tiến triển, tổn thương gan thận cấp tính, giảm tiểu cầu).

Đây là tình trạng nhập viện khá phổ biến của bệnh cảnh sốc nhiễm trùng biến chứng suy đa tạng, có thể gây ra do nhiều loại tác nhân vi sinh vật, đòi hỏi điều trị kháng sinh phổ rộng trong khi chờ kết quả phân lập được mầm bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Sỹ Thấu, Khoa Hồi sức Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay, qua khám lâm sàng bác sĩ phát hiện vùng ngực phải bệnh nhân có vết loét điển hình của bệnh sốt mò, từ đó chỉ định xét nghiệm và kháng sinh đặc hiệu.

Kết quả xét nghiệm khẳng định bệnh nhân có nhiễm Orientia tsutsugamushi, là mầm bệnh gây bệnh sốt mò, phác đồ điều trị đặc hiệu được duy trì. Tình trạng suy đa tạng cải thiện, bệnh nhân được ra viện sau 7 ngày điều trị.

Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do tác nhân Orientia tsutsugamushi, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò. Bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao, liên tục, thường đáp ứng tốt với điều trị đặc hiệu, tuy nhiên, có thể tiến triển cấp tính đến suy chức năng đa tạng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Phát hiện ra vết loét điển hình của bệnh sốt mò có thể giúp định hướng sớm chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Vết loét điển hình của sốt mò hình thành tại vị trí ấu trùng mò đốt, có hình tròn hoặc bầu dục, đường kính 1 mm đến 2 cm, vẩy nâu nhạt hoặc sẫm màu, thường ở vùng da mềm, ẩm, như bộ phận sinh dục, vùng hạ nang, hậu môn, bẹn, nách, cổ, ..., đôi khi ở những vị trí khác trên cơ thể.

Vết loét gặp ở 65-80% trường hợp sốt mò, thường chỉ có một vết loét, hiếm khi có 2-3 vết loét. Đặc điểm của vết loét trong sốt mò là “ba không”, gồm không đau, không ngứa, (do đó) bệnh nhân không biết sự hiện diện của vết loét, vì thế thường chỉ được phát hiện qua thăm khám lâm sàng của bác sĩ.

Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhất định bệnh nhân sốt mò không có triệu chứng điển hình, đòi hỏi các phương pháp chẩn đoán bổ trợ. Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, xét nghiệm PCR xác định Orientia tsutsugamushi đã được phát triển và áp dụng thường quy trong thực hành lâm sàng, giúp hỗ trợ chẩn đoán kịp thời và chính xác bệnh sốt mò.

Tuy nguy hiểm nhưng bệnh sốt mò có thể dự phòng được. Mò và ấu trùng ưa sống ở nơi đất xốp, ẩm mát, trong các khe hang, ven bờ sông suối, nơi râm mát có bụi rậm và cây thấp. Khi lưu trú, làm việc tại những nơi có đặc điểm trên và trong vùng dịch tễ của sốt mò nên mang giầy, tất, chít ống quần, tránh ngồi, nằm hoặc để đồ đạc trực tiếp lên mặt đất, bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây. Trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân kèm theo có yếu tố dịch tễ của sốt mò nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: nhandan.vn


Thăm dò ý kiến