HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 04:33

Cuộc họp của Ủy ban điều phối chung Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực y tế lần thứ 2

Thứ Tư, ngày 18/12/2024 09:09

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan

Thứ Tư, ngày 18/12/2024 08:25

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cung ứng đủ thuốc cho nhân dân

Thứ Tư, ngày 18/12/2024 03:54

Vĩnh Long tổng kết Nghị quyết 134 và công bố 6 kỹ thuật chuyên sâu về y tế

Thứ Ba, ngày 17/12/2024 08:59

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Nội soi cấp cứu gắp xương gà thành công ở thực quản bé gái 10 tuổi

18/09/2024 | 10:29 AM

 | 

 

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), trường hợp này là bé N.S, 10 tuổi. Ngày 6/9/2024, bé S nhập viện vì đau vùng cổ, nhợn ói nuốt đau.

Khai thác tiền sử cho thấy tối hôm trước, khi ăn cơm gà, bé có hóc xương. Bệnh nhi nhanh chóng được thực hiện chụp X-Quang và siêu âm vùng cổ, xác định dị vật nằm trong lòng thực quản. Ekip nội soi khoa tiêu hóa gồm bác sĩ Võ Hoàng Khoa và điều dưỡng Võ Thị Hồng Phụng đã nhanh chóng thực hiện nội soi thực quản dạ dày tá tràng cho bé S.

Kết quả nội soi ghi nhận có mảnh xương dài 2cm, đầu nhọn ghim vào thành dạ dày gây viêm loét và xung huyết. Các bác sĩ đã thực hiện gắp dị vật thành công dưới nội soi, đánh giá và kiểm tra kỹ vùng thương tổn.

Sau phẫu thuật nội soi, bệnh nhi đã hết triệu chứng nôn ói, đau vùng cổ, tiến triển phục hồi rất khả quan.

Qua trường hợp này, bác sĩ Thủy thông tin thêm dị vật đường tiêu hóa là một cấp cứu rất thường gặp ở trẻ em. Hàng năm, khoa Tiêu hóa có khoảng 250 trẻ từ 3- 6 tuổi nhập viện vì dị vật tiêu hóa. Các loại dị vật đa dạng như xương, pin, đồng xu, vỉ thuốc, đồ chơi… Trong số đó, khoảng 30 % các bệnh nhi cần nội soi cấp cứu, 10% cần phẫu thuật vì các biến chứng như thủng, tắc ruột. Để dự phòng dị vật tiêu hóa, phụ huynh và người chăm sóc cần lưu ý khi cho trẻ ăn cần lọc kỹ xương, ăn chậm, nhai kỹ, không cười đùa trong lúc ăn để tránh hóc xương. Ngoài ra, không để trẻ chơi cùng đồ vật nguy hiểm như pin, nam châm... quan sát trẻ khi chơi, để những vật dụng sắc nhọn xa tầm tay của trẻ.

Theo Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, trong 2  năm vừa qua, đơn vị này tiếp nhận khoảng 5 ca thủng thực quản rất nghiêm trọng gây viêm trung thất, dò khí thực quản. Nguyên nhân mắc xương là một trong những nguyên nhân gây biến chứng nặng nề này. Ngay khi bé hóc xương, mảnh xương ghim vào thành thực quản, triệu chứng ban đầu có thể không quá trầm trọng và người lớn có thể bỏ qua. Tuy nhiên, thương tổn sẽ tiến triển, gây áp xe vùng thành thực quản, vỡ tràn mủ vào trung thất gây viêm toàn bộ trung thất sẽ rất khủng khiếp và nặng nề.

Bệnh viện Nhi đồng 2 từng cứu sống ngoạn mục một trường hợp mắc xương lươn. Cụ thể, bé hóc xương sau ăn cháo qua qua nhiều ngày và đến bệnh viện trễ trong bệnh cảnh cấp cứu áp xe trung thất. Do đó, bé phải nằm điều trị hồi sức tích cực khá lâu.

Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần lưu ý những triệu chứng ở trẻ khi nghi ngờ mắc dị vật họng và thực quản như trẻ đau họng, nuốt đau, nhợn ói khó thở hoặc thở khò khè. Bên cạnh đó, nếu bé chảy nhiều nước bọt bất thường kèm theo đau khó chịu vùng cổ ngực, cha mẹ cũng nên nghĩ ngay tới tình huống này.

Ngay khi phát hiện nững triệu chứng này ở trẻ, cha mẹ cần đem bé đến khám ở các cơ sở y tế. Đặc biệt, không nên ép trẻ ăn hoặc uống nhằm trôi dị vật, bởi điều này có thể gây tắc nghẽn hoặc làm dị vật di chuyển (chẳng hạn nuốt cơm hoặc uống nước) hoặc không chờ đợi lâu nếu nghi ngờ dị vật bị kẹt. Vì thời gian trì hoãn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến