HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Y học cổ truyền Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 30/11/2024 04:06

Hội nghị thường niên Câu Lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XXI

Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 10:12

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS

Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 07:50

Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 28/11/2024 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận làm việc với Hiệp hội sản xuất Dược Hàn Quốc

Thứ Năm, ngày 28/11/2024 07:31

Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Thứ Ba, ngày 26/11/2024 01:32

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

Thứ Hai, ngày 25/11/2024 07:28

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình chính sách

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 08:03

Bộ Y tế tổ chức: Chung kết cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 03:41

Bộ Y tế mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc năm 2024

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 01:34

Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc 2024

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 01:32

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tổ chức Facing the World

Thứ Sáu, ngày 21/11/2024 22:36

Chung kết Cuộc thi “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”

Thứ Năm, ngày 21/11/2024 08:28

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Tổ chức Operation Smile

Thứ Năm, ngày 21/11/2024 08:23

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm các bệnh nhân ghép tạng đặc biệt của Việt Nam

Thứ Tư, ngày 20/11/2024 07:36

Bộ Y tế hỗ trợ Hà Giang về công tác y tế, khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ Tư, ngày 20/11/2024 01:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức chúc mừng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Thứ Ba, ngày 19/11/2024 04:12

Quy chế phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Công an trở thành kim chỉ nam cho nhiều hoạt động liên ngành

Thứ Ba, ngày 19/11/2024 02:46

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy

Thứ Ba, ngày 19/11/2024 02:40

Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp đoàn công tác tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

Thứ Hai, ngày 18/11/2024 12:45

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Nỗ lực 10 năm chống kháng kháng sinh tại Việt Nam

25/11/2024 | 09:17 AM

 | 

Mặc dù tình hình kháng thuốc vẫn đang là vấn đề đáng quan tâm song những nỗ lực trong phòng chống kháng thuốc của Việt Nam đã được ghi nhận.

Kháng thuốc (AMR) là mối đe dọa lớn toàn cầu đối với các lĩnh vực con người, động vật, thực vật, thực phẩm và môi trường. Việc giải quyết AMR đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện và đa ngành.

Kháng thuốc có thể đảo ngược các thành tựu đạt được trong nhiều chương trình y tế và tác động nghiêm trọng tới công tác quản lý và kiểm soát các bệnh lây nhiễm, đồng thời là nguy cơ làm ảnh hướng tới sự thành công của các phương pháp can thiệp và điều trị y học hiện đại.

Đồng thời, kháng thuốc là hiểm họa ngày càng lớn đối với con người, động vật, thực vật, môi trường và nền kinh tế Việt Nam do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng và thiếu kiểm soát trong y tế, trong thú y và vì phòng, chống dịch bệnh trong trồng trọt, chăn nuôi, gia súc, gia cầm và thủy sản. Kháng thuốc ngày càng trở nên đáng báo động khi nó xâm nhập vào chuỗi thức ăn và các hệ sinh thái của chúng ta.

Những thành quả chính của ngành Y tế Việt Nam trong phòng chống kháng thuốc đã được ghi nhận

Sớm nhận thức được mối nguy hiểm trên, năm 2013, Việt Nam là một trong sáu quốc gia đầu tiên trong Khu vực Châu Á Thái Bình dương thông qua Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng kháng sinh. Năm 2016, Việt Nam tiếp tục cùng các nước thành viên Liên Hợp Quốc cam kết thực hiện phương pháp tiếp cận toàn diện, có phối hợp để xử lý nguyên nhân gốc rễ của tình trạng kháng thuốc trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và nông nghiệp và môi trường.

10 năm qua, trên hành trình biến nhận thức thành hành động, với những nỗ lực  của các bộ ngành của Việt Nam với nòng cốt là Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương cùng sự hỗ trợ  đầy hiệu quả của nhiều tổ chức quốc tế, đã phối hợp triển khai Kế hoạch hành động quốc gia và Văn bản thỏa thuận cam kết đa ngành về phòng, chống kháng thuốc.

Những thành quả chính của ngành Y tế Việt Nam trong phòng chống kháng thuốc đã được ghi nhận:

• Nhận thức của cộng đồng, nhân viên y tế về kháng thuốc đã được cải thiện thông qua các hoạt động truyền thông, giáo dục.

• Hệ thống giám sát kháng kháng sinh được thiết lập với sự tham gia của 58 trên khắp cả nước, bao gồm bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (ngoại, truyền nhiễm, nhi, hô hấp, da liễu, huyết học và truyền máu, phụ sản), các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các Bộ khác, bệnh viện tỉnh, thành phố, bệnh viện công lập và tư nhân.

• 3 phòng xét nghiệm tham chiếu về kháng thuốc đã được thiết lập tại Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các Bệnh viện đã thực hiện được các xét nghiệm chuyên sâu, hỗ trợ kỹ thuật cho các Bệnh viện tuyến dưới

• Báo cáo quốc gia về giám sát kháng kháng sinh sử dụng dữ liệu từ 16 Bệnh viện đã được ban hành năm 2023, cung cấp thông tin về xu hướng kháng kháng sinh tại Việt nam

•  Các văn bản luật pháp và hướng dẫn chuyên môn được ban hành về khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống bệnh truyền nhiễm, vi sinh, dược bệnh viện; quản lý chất lượng xét nghiệm, kiểm soát nhiễm khuẩn …

• Chương trình quản lý kháng sinh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được triển khai trên toàn quốc

• Triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020

• Hệ thống giám sát Nhiễm khuẩn bệnh viện được thiết lập năm 2017 với 6 bệnh viện và đã mở rộng tới 50 bệnh viện trên toàn quốc

• Hội KSNK Việt Nam đã được thành lập từ tháng 12 năm 2021, cùng với các Hội KSNK các vùng miền như Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn 3 vùng miền Bắc (Hội KSNK Hà Nội), miền Trung (Hội KSNK Thừa Thiên Huế), miền Nam (Liên chi Hội KSNK TP Hồ Chí Minh)

• Hoạt động KSNK được triển khai thực hiện với chất lượng ngày càng cao tại hầu hết các cơ sở KBCB: giám sát ca bệnh NKBV, giám sát tuân thủ VST, giám sát tuân thủ các quy trình KSNK, giám sát vi sinh vật gây NKBV và kháng kháng sinh. Các cơ sở KBCB bước đầu đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác KSNK. Thực hiện KSNK đã được quy định trong Luật Khám chữa bệnh và Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, tạo cơ sở phát lý cho việc triển khai thực hiện tại tất cả các cơ sở y tế trong cả nước.

Trước những diễn tiến nghiêm trọng của vấn đề, ngày 25/09/2023 Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc ở Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045” với nhiều mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành và địa phương, cũng như kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế.

Đặc biệt, ngày 20/11/2023, Văn bản thỏa thuận cam kết đa ngành về phòng, chống kháng thuốc đã được ký kết giữa các bộ ngành và tổ chức quốc tế.

Gần nhất, ngày 15/11/2024, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024-2025 với 4 mục tiêu quan trọng.

Bà Erin Kenny - Trưởng nhóm Chăm sóc sức khỏe toàn dân, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam - đánh giá cao sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam trong việc thông qua Chiến lược quốc gia, Kế hoạch hành động cụ thể nhằm giải quyết vấn đề phức tạp này.

“Kháng thuốc là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe và phát triển trên toàn cầu, cũng như tại Việt Nam, và là ưu tiên trong hỗ trợ của WHO đối với Việt Nam. Các lĩnh vực cần tập trung là giáo dục, vận động chính sách và hành động để triển khai hiệu quả Chiến lược, Kế hoạch đã đề ra”, bà Erin Kenny cho hay.

Phó Đại sứ của Đại sứ quán Anh và Bắc Irland, ông Marcus Winsley, cũng đánh giá: "Chứng kiến những nỗ lực to lớn của chính phủ Việt Nam, bao gồm việc ban hành Chiến lược Quốc gia về Phòng chống Kháng thuốc giai đoạn 2023-2030 với tầm nhìn đến năm 2045 và chuỗi hoạt động thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ cũng như sự hợp tác đa ngành trong phòng chống và ứng phó với kháng thuốc, tôi có thể hình dung Việt Nam sẽ đi đầu trong việc đối mặt với mối đe dọa toàn cầu đang ngày càng gia tăng này”.

Phòng Truyền thông Y tế

 


Thăm dò ý kiến