HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế công bố quyết định về công tác cán bộ tại TPHCM

Thứ Ba, ngày 29/04/2025 01:36

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An

Thứ Hai, ngày 28/04/2025 10:34

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 08:13

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương: Lấy sức khỏe người dân làm trung tâm của mọi chính sách

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 04:06

Ngành Y tế chủ động, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống tại Đại lễ 30/4 và Vesak

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 03:59

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, tặng quà quân, dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 03:05

Bộ Y tế tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị hiện đại tại các trung tâm y khoa lớn trong lĩnh vực điện quang can thiệp

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 01:00

Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 09:39

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 05:38

Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:40

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:33

Họp triển khai xây dựng dự án Luật Phòng bệnh

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 05:46

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế Việt Nam - Trung Quốc

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 00:52

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 vắc xin sởi do Tập đoàn FPT tài trợ

Thứ Tư, ngày 23/04/2025 01:20

Ngành Y tế luôn phối hợp tích cực cùng toàn xã hội thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:18

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi người dân được khám sức khoẻ định kỳ, hướng đến mục tiêu miễn viện phí toàn dân'

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:15

Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:45

Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:40

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 02:08

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035

Thứ Năm, ngày 17/04/2025 05:36

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Nhiều tiềm ẩn khi chữa đau vai gáy tại spa

24/12/2024 | 15:47 PM

 | 

Đau vai gáy là tình trạng phổ biến song việc tự ý điều trị tại các spa hoặc cơ sở thiếu chuyên môn có thể dẫn đến hậu quả khôn lường

Mới đây, anh H.N (32 tuổi, ở TP HCM) chạy đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cầu cứu bác sĩ trong tâm trạng lo lắng. Anh là một trong số nạn nhân bị biến chứng nghiêm trọng của đau cổ vai gáy sau khi chọn dịch vụ massage của spa gần nhà để chữa trị. Sau 2 ngày massage tại đây, tình trạng của anh chẳng những không thuyên giảm mà còn trở nên nặng hơn với cảm giác cứng cổ, đau lan xuống cánh tay và tê bì, gây mất ngủ.

Tử vong khi massage thư giãn

Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện nguyên nhân do anh N. thường xuyên làm việc trong môi trường máy lạnh, ngồi lâu trước máy tính và sử dụng gối cao khi ngủ khiến các nhóm cơ quanh vùng cổ vai gáy bị co cứng. Sau 14 ngày điều trị bằng thuốc, châm cứu, bấm huyệt và các bài tập, tình trạng của anh đã thuyên giảm, không còn cảm giác đau nhức hay tê bì.

Bệnh nhân điều trị đau cổ vai gáy bằng phương pháp y học cổ truyền tại Cơ sở 3 - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

 

Tương tự, chị P.Y (33 tuổi, ở TP Thủ Đức, TP HCM), một nhân viên văn phòng, cũng gặp phải tình trạng đau vai gáy sau khi massage tại một spa. Sau khi massage, tình trạng của chị không chỉ không cải thiện mà còn bị bầm tím tại các khu vực massage và cơn đau lan rộng khắp lưng. Chị cho hay nhân viên massage đã sử dụng lực mạnh để "giãn cơ", dù rất đau nhưng chị vẫn để họ thực hiện với hy vọng giảm được cơn đau. Tuy nhiên, tình trạng không hề thuyên giảm và kéo dài, buộc chị phải đến bệnh viện thăm khám. Tại đây, bác sĩ đã điều trị bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt và hướng dẫn các bài tập, giúp chị cải thiện tình trạng đau vai gáy.

Đáng chú ý, mới đây, có thông tin về một ca tử vong sau khi đi massage cổ vai gáy. Sự việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn khi trị liệu không đúng cách tại các spa, nơi thiếu chuyên môn và kỹ thuật điều trị đúng chuẩn.

Theo các bác sĩ, massage có thể giúp thư giãn và giảm đau nhức tạm thời nhưng không thể chữa trị các bệnh lý về cổ vai gáy như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm hay các tổn thương thực thể khác. Việc người bệnh kỳ vọng vào massage để chữa bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu nhân viên thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc dùng lực quá mạnh.

TS-BS chuyên khoa II Kiều Xuân Thy, Phó trưởng Cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết hiện nay tình trạng đau vai gáy ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những người làm việc văn phòng, lái xe hoặc các nghề nghiệp yêu cầu duy trì tư thế cố định trong thời gian dài. Cơn đau không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Đã có nhiều bệnh nhân đến khám đều trong tình trạng đau, cứng vai, đặc biệt là sau khi ngủ dậy, do nằm ngủ sai tư thế.

Theo BS Calvin Q. Trịnh, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng và hình thể HMR, vùng cổ là một bộ phận quan trọng nhưng rất yếu trong cơ thể. Tủy sống ở vùng cổ là nơi dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ não đến toàn bộ cơ thể. Vì vậy, bất kỳ tổn thương nào ở khu vực này đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, trong quá trình massage tại spa, nếu nhân viên không được đào tạo bài bản hoặc cố tình sử dụng lực quá mạnh, tạo tiếng "bẻ khớp" hoặc sử dụng các dụng cụ như búa gỗ để tác động mạnh vào cột sống thì có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng như di lệch cột sống, vỡ đĩa đệm, chèn ép thần kinh, gây chảy máu, phù nề…

Phải chữa trị đúng cách

 

Các chuyên gia cảnh báo những tác động "thô bạo" có thể làm tổn hại đến tủy sống, đặc biệt đối với những người có bệnh lý nền như thoái hóa cột sống, loãng xương. Một chấn thương nhẹ cũng có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng ở tủy sống, ảnh hưởng đến khả năng vận động và cảm giác của các bộ phận thần kinh chi phối. Đặc biệt, khi tổn thương xảy ra ở vùng cổ cao (C3 trở lên), có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

Theo BS Kiều Xuân Thy, đau vai gáy có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Đối với y học hiện đại, điều trị đau vai gáy có thể bao gồm các phương pháp sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc vật lý trị liệu như sóng siêu âm, nhiệt trị liệu. Bên cạnh đó, y học cổ truyền cũng có các phương pháp hiệu quả như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, cứu ngải và điện châm. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị bổ sung như nhĩ châm, mai hoa châm, chích lể, giác hơi cũng có thể được áp dụng nhưng cần phải có sự chỉ định và giám sát của các chuyên gia y học cổ truyền tại các cơ sở y tế uy tín.

"Nếu không được điều trị đúng cách, đau vai gáy có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như hạn chế vận động, tê bì tay chân và tổn thương thần kinh lâu dài. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý những triệu chứng nguy hiểm như đau dữ dội kèm theo sốt, sưng đỏ vùng cổ, tê yếu hoặc mất cảm giác ở tay hoặc cơn đau kéo dài không giảm sau khi nghỉ ngơi và trị liệu. Nếu gặp phải những triệu chứng này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời" - BS Thy cảnh báo.

Để phòng ngừa bệnh tái phát, các bác sĩ khuyến cáo cần điều chỉnh tư thế làm việc và sinh hoạt hằng ngày như ngồi thẳng lưng, giữ màn hình máy tính ngang tầm mắt, không cúi cổ khi làm việc hoặc không sử dụng điện thoại di động quá lâu. Ngoài ra, tập luyện thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập cổ nhẹ nhàng, xoay cổ, nghiêng đầu mỗi ngày, sẽ giúp duy trì sức khỏe cột sống cổ. Nên vận động cột sống sau mỗi 45-60 phút làm việc liên tục và duy trì các môn thể thao như bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng.

Đừng quá kỳ vọng!

 

Theo các bác sĩ, massage có thể giúp thư giãn và giảm đau tạm thời nhưng không thể điều trị các bệnh lý cổ vai gáy do mất cân bằng cơ hoặc tổn thương thực thể. Người đi massage không nên kỳ vọng vào việc điều trị bệnh và không yêu cầu nhân viên thực hiện các động tác mạnh. Đặc biệt, sau khi massage, nếu xuất hiện triệu chứng như đau cứng cổ, tê bì, khó thở, cần đến bệnh viện kiểm tra và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

 

 

Nguồn: Báo Người Lao Động

Nhiều tiềm ẩn khi chữa đau vai gáy tại spa

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến