HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 70 năm tiên phong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 15:42

Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43

12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 00:52

Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”

Thứ Năm, ngày 10/07/2025 07:50

Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 15:29

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19

Bộ Y tế làm việc tại Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 – 2035

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:16

Bộ Y tế và Hội Quân Dân y Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 15:02

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 09:37

Cảnh báo tình trạng kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt rét

Chủ Nhật, ngày 06/07/2025 01:31

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Nguyên nhân và triệu chứng của ung thư cổ tử cung

06/12/2020 | 14:21 PM

 | 

Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư hay gặp ở nữ giới, chiếm khoảng 12% của tất cả các ung thư ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư vú. Tuổi trung bình phụ nữ bị ung thư cổ tử cung từ 48-52 tuổi. Theo Ghi nhận ung thư 2018, Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiễm HPV là nguyên nhân  hàng đầu gây ung thư cổ tử cung, 90-100% ung thư cổ tử cung có HPV dương tính. Mặc dù có tới hơn 200 týp HPV khác nhau, nhưng chỉ khoảng 40 týp lây nhiễm ở đường sinh dục và ít nhất 15 týp liên quan đến ung thư. Các nhóm 16, 18, 45, 56 thường có liên quan với các tổn thương loạn sản nặng và ung thư cổ tử cung xâm nhập. HPV nhóm 18 có liên quan với ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô kém biệt hoá cổ tử cung cũng như tỷ lệ di căn hạch và khả năng tái phát của bệnh. Các nghiên cứu cho thấy HPV nhóm 16 liên quan với ung thư biểu mô vảy sừng hoá có tỷ lệ tái phát thấp hơn. Do nhận thấy mối liên quan rõ rệt giữa nhiễm HPV và nguy cơ mắc bệnh ung thư nên hiện nay đã có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đã tìm ra văcxin chống HPV làm giảm sự nhiễm HPV liên tục cũng như giảm các tổn thương loạn sản.

Ung thư cổ tử cung do nhiều nguyên nhân gây nên, ngoài yếu tố chủ yếu nhiễm HPV, còn phải kể đến các yếu tố nguy cơ khác như: Hành vi tình dục (phụ nữ sinh hoạt tình dục sớm, nhiều bạn tình), nhiễm trùng, nhiễm Herpes virus, tác động của tinh dịch, trạng thái suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá, dinh dưỡng 

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung

* Triệu chứng cơ năng:

Đối với giai đoạn sớm của bệnh như tổn thương loạn sản hoặc ung thư tại chỗ thường không thấy dấu hiệu gì hoặc chỉ phát hiện vết loét nông khi soi cổ tử cung.

Dấu hiệu lâm sàng có thể chỉ thấy ra khí hư đơn thuần hoặc lẫn máu ở âm đạo, đặc biệt ra dịch rất hôi ở bệnh nhân có tổn thương hoại tử nhiều. Đa số các trường hợp bệnh nhân xuất hiện ra  máu âm đạo tự nhiên ngoài chu kỳ kinh hoặc sau sinh hoạt tình dục. Dấu hiệu đau tiểu khung, bất thường của hệ tiết niệu và trực tràng thường xuất hiện ở giai đoạn tiến triển và giai đoạn muộn. Trong những trường hợp này khám lâm sàng có thể đủ để chẩn đoán xác định.

* Triệu chứng thực thể

- Giai đoạn sớm: ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có hình ảnh đặc biệt, thường không phát hiện bằng mắt thường.

- Khi bệnh tiến triển: thường có các hình thái đại thể khác nhau, đánh giá các tổn thương tại cổ tử cung trên lâm sàng qua khám cổ tử cung bằng mỏ vịt:

Hình thái sùi: gồm các nụ sùi dễ rụng, dễ chảy máu, dễ nhiễm khuẩn, hình thái này thâm nhiễm ít và lan tràn chậm.

+ Hình thái loét: tổn thương lõm sâu xuống, rắn, nền có nhiều nụ nhỏ, có viêm nhiễm mủ. Hình thái này xâm nhiễm và lan tràn sâu vào xung quanh và hay di căn hạch sớm.

+ Hình thái ống cổ tử cung: tổn thương trong ống cổ tử cung, lúc đầu rất khó chẩn đoán chỉ khi có dấu hiệu lâm sàng hay nạo ống cổ tử cung.

Khi đã có tổn thương ác tính cần đánh giá vùng hạch có liên quan như vùng bẹn, hố thượng đòn. Di căn vào hạch bạch huyết vùng  xuất hiện với tần xuất tăng dần từ giai đoạn I đến giai đoạn IV. Sự lan rộng ra vùng cạnh tử cung bắt đầu từ cổ tử cung đi mọi hướng. Niệu quản thường bị tắc ở bên cạnh cổ tử cung, gây giãn thận và do đó giảm chức năng thận. Đau lưng và đau vùng phân phối của đám rối thắt lưng cũng thường là dấu hiệu gợi ý của thần kinh bị chèn ép. Phù rõ rệt ở chân là đặc trưng của ứ trệ máu và bạch huyết do khối u gây ra. Rò âm đạo vào trực tràng và đường tiết niệu là biến chứng muộn và nặng do khối u xâm lấn. 

Khi thăm khám lâm sàng, nếu có dấu hiệu nghi ngờ cần tiến hành xét nghiệm tế bào và khi kết quả tế bào nghi ngờ cần sinh thiết vùng tổn thương để có chẩn đoán xác định về giải phẫu bệnh.

Xét nghiệm mô bệnh học qua bấm sinh thiết tại cổ tử cung cho phép chẩn đoán xác định phân loại mô học và độ mô học. Cần phải lưu ý rằng có khi hình ảnh cổ tử cung bình thường trên lâm sàng nhưng có thể có tổn thương trên vi thể hay ung thư nội ống cổ tử cung.

Không có dấu hiệu hay triệu chứng gì đặc trưng cho ung thư  biểu mô của cổ tử cung giai đoạn sớm. Chẩn đoán sớm bằng phương pháp tế bào học (PAP-test)  qua khám sàng lọc ở một quần thể  rất có giá trị.

* Xét nghiệm tế bào học (PAP test):

Bệnh phẩm được lấy từ những bệnh nhân ngoài kỳ hành kinh, phết lên một phiến kính mỏng và được cố định bằng cồn tuyệt đối. Phiến đồ sẽ được các nhà tế bào học đọc để phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư.

 

 * Soi CTC:

 

Soi CTC là dùng máy soi phóng đại 10-20 lần cho phép nhìn rõ được kích thước và ranh giới của vùng chuyển đổi bất thường và xác định độ lan xa vào ống cổ tử cung.

 

* Sinh thiết:

 

Sinh thiết lấy một mảnh hoặc nạo ống cổ tử cung là phương pháp bắt buộc phải làm dưới sự hướng dẫn của soi cổ tử cung để có chẩn đoán xác định trước khi điều trị. Người ta thường làm sinh thiết ở nhiều điểm, ở những nơi mà biểu mô vảy không bắt màu hoặc sinh thiết ở mỗi góc của cổ tử cung. Các kết quả thu được từ sinh thiết cổ tử cung và nạo ống cổ tử cung là quan trọng trong việc chẩn đoán và quyết định điều trị.

Siêu âm

Phát hiện các di căn hạch chậu, hạch chủ bụng, các tổn thương chèn ép ở tiểu khung (giãn đài bể thận...). Siêu âm qua đường âm đạo hay qua trực tràng cho phép nhìn rõ các tổn thương xâm lấn, kích thước của các tổn thương, dịch ổ bụng.

 * Chụp cắt lớp vi tính (CT) – Chụp cộng hưởng từ (MRI): để đánh giá tổn thương ngoài cổ tử cung như di căn gan, phổi xương, hạch... có thể phát hiện các tổn thương tại parametre hai bên và các dây chằng tử cung để chẩn đoán giai đoạn và qua đó có phác đồ điều trị thích hợp.

Các xét nghiệm cận lâm sàng khác:

 * Công thức máu toàn phần.

 * Hóa sinh máu: chú ý lượng ure, creatinin, nồng độ SCC có giá trị chẩn đoán và theo dõi bệnh .

Điều trị cổ tử cung

Điều trị ung thư cổ tử cung hiện nay có thể áp dụng các phương pháp sau: phẫu thuật triệt căn, xạ trị triệt căn, kết hợp xạ trị-phẫu thuật, kết hợp xạ trị- hóa chất.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị căn cứ vào giai đoạn bệnh, thể trạng chung của bệnh nhân, tổn thương tại chỗ, ..... Tuy vậy cho đến nay các nghiên cứu so sánh chưa cho thấy có sự khác biệt rõ ràng, nhất là về thời gian sống thêm giữa các phương pháp. Dù chọn phương pháp nào thì mục tiêu chung là: thời gian sống thêm lâu nhất và nguy cơ biến chứng thấp nhất, như vậy bệnh nhân có chất lượng sống tốt nhất sau điều trị.

Nguồn: bệnh viện K


Thăm dò ý kiến