HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Đoàn công tác Bộ Y tế trao quà quân, dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-1

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 09:58

Thư của Bộ trưởng Bộ Y tế chúc mừng Ngày Người Khuyết tật Việt Nam (18/4)

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 02:32

Ủy viên Trung ương Đảng Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 02:21

Bộ Y tế công bố Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 01:02

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 00:59

Tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 00:00

Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức làm việc với 3 bệnh viện ở TPHCM về đảm bảo công tác y tế cho dịp lễ 30/4

Thứ Hai, ngày 14/04/2025 01:28

Hội nghị khoa học thường niên Chi hội miễn dịch trị liệu ung thư các tỉnh duyên hải Bắc bộ lần thứ nhất

Thứ Bẩy, ngày 12/04/2025 14:13

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH Roche Pharma Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 11/04/2025 08:04

Thành công triển khai liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với các cơ sở y tế thuộc Sở Y tế Bắc Ninh và Thái Nguyên

Thứ Sáu, ngày 11/04/2025 06:35

Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05/10/2017 của Chính phủ”

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 08:52

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Trang thiết bị và Công trình y tế

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 07:44

Bộ Y tế triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh giai đoạn 2025–2030

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 06:31

Thúc đẩy hợp tác phòng chống ung thư vú tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 02:40

Ngành Y tế tạo đột phá, vững bước vào kỷ nguyên mới

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 00:10

Bộ Y tế họp định hướng xây dựng luật năm 2025 và các năm tiếp theo

Thứ Tư, ngày 09/04/2025 08:50

Bộ Y tế họp lấy ý kiến địa phương về xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Thứ Tư, ngày 09/04/2025 02:10

Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Uzbekistan

Thứ Tư, ngày 09/04/2025 01:02

Khánh thành tượng những Thầy thuốc tiêu biểu của ngành Y tế Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 05/04/2025 02:02

Giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế

Thứ Bẩy, ngày 04/04/2025 23:55

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Nguy hiểm đến tính mạng khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

26/07/2024 | 14:18 PM

 | 

 

Chị Nguyễn Thị Thúy Hiền, 38 tuổi, ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân tại vườn nhà, có biểu hiện rối loạn đông máu.

Gia đình đưa chị Hiền đến y tế cơ sở cấp cứu. Sau khi sơ cứu ban đầu, bệnh nhân được chuyển lên BVĐK tỉnh Phú Thọ.

Thời điểm tiếp nhận tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh nhân hạn chế vận động, vết rắn cắn ở ngón chân phải có chảy máu, quanh vết cắn tím, ngón chân và mu chân sưng nề, tấy đỏ, đau nhức nhiều, xuất huyết dưới da niêm mạc nhiều vị trí. Kết quả xét nghiệm có dấu hiệu của tình trạng rối loạn đông máu.

Dùng 10 lọ huyết thanh cứu người phụ nữ bị rắn độc cắn- Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Thúy Hiền sức khỏe hồi phục tốt và đã được ra viện. Ảnh: BVCC

Cùng với hình ảnh con rắn cắn người bệnh do gia đình cung cấp, các bác sĩ đã chẩn đoán người bệnh bị rắn lục đuôi đỏ cắn giờ thứ 3 và ngay lập tức đưa ra phác đồ chống độc đặc hiệu bằng huyết thanh kháng độc. Chị đã được chỉ định sử dụng 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục để kháng độc kết hợp kháng viêm, giảm đau, kháng sinh dự phòng nhiễm trùng, truyền dịch, truyền chế phẩm máu …

Sau 24 giờ tích cực cấp cứu điều trị theo phác đồ đặc hiệu, tình trạng toàn thân và rối loạn đông máu đã được cải thiện rõ rệt, vùng chân phải bớt sưng nề.

7 ngày sau điều trị, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, kết quả xét nghiệm máu đã trở về bình thường và được ra viện.

Theo các bác sĩ, hằng năm, khi bước vào mùa mưa, là thời kỳ sinh sôi phát triển của nhiều loài rắn độc, cũng là thời điểm số lượng người phải nhập viện do rắn cắn gia tăng.

Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ rắn lục nhưng có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường. Khi bị rắn cắn, vết thương chảy máu nhiều và sưng nề rất nhanh. Người bị rắn cắn thường bị rối loạn đông máu. Ngoài ra, trong nọc rắn có hơn 20 thành phần khác nhau, gây ra các hiện tượng tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt cơ hô hấp …

BS Khổng Thị Bích Phương, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, BVĐK tỉnh Phú Thọ cho biết, bệnh nhân có thể phục hồi tốt là do được đưa đến bệnh viện kịp thời nếu không sẽ có nhiều rối loạn nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, chỉ vài phút sau người bệnh  sưng nề lan nhanh và có thể chảy máu không cầm nơi bị cắn. Sau khoảng 6 giờ phần sưng nề có thể lan rộng đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, tím tái, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ…

Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến độc tố di chuyển vào máu nhanh hơn gây ra các rối loạn nguy hiểm như liệt thần kinh, liệt cơ hô hấp, rối loạn đông máu nặng, sốc tim…

Việc sơ cứu rắn lục cắn nhằm mục tiêu tránh sự xâm nhập của nọc độc vào hệ thống tuần hoàn từ đó giúp hạn chế các triệu chứng nguy hiểm.

Khi bị rắn cắn, người dân cần sơ cứu ban đầu tốt và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế an toàn, tuyệt đối không đắp lá vào vết cắn để tránh nhiễm khuẩn.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến