HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Thứ Bẩy, ngày 17/05/2025 05:15

Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, Cộng hòa Belarus

Thứ Tư, ngày 13/05/2025 22:28

Thứ trưởng Bộ Y tế dự lễ khai trương Triển lãm “Những hình ảnh dấu ấn thời gian – Tinh hoa Y, Dược cổ truyền Việt Nam”

Thứ Ba, ngày 13/05/2025 13:37

Thứ trưởng Bộ Y tế: Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam mang đậm giá trị nhân văn, ý nghĩa thiết thực với cộng đồng

Thứ Hai, ngày 11/05/2025 22:06

Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 năm 2025

Thứ Năm, ngày 08/05/2025 08:22

Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân

Thứ Năm, ngày 08/05/2025 04:08

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm việc tại Viện Pasteur TPHCM

Thứ Năm, ngày 08/05/2025 03:37

Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm

Thứ Tư, ngày 07/05/2025 09:25

Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 trong ngành Y tế

Thứ Tư, ngày 07/05/2025 09:19

Họp báo Chính phủ tháng 4: Nóng các vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, an ninh trật tự

Thứ Ba, ngày 06/05/2025 09:41

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Bộ Y tế đã chỉ đạo điều trị, chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi liên quan đến sự việc tại BVĐK Nam Định

Thứ Hai, ngày 05/05/2025 05:38

Bộ trưởng Bộ Y tế động viên, khen ngợi và biểu dương các đơn vị tham gia đảm bảo an ninh y tế dịp 30/4

Thứ Tư, ngày 30/04/2025 14:03

Bộ Y tế bổ nhiệm lãnh đạo Bệnh viện Chỉnh hình & Phục hồi chức năng TPHCM

Thứ Ba, ngày 29/04/2025 09:07

Bộ Y tế công bố quyết định về công tác cán bộ tại TPHCM

Thứ Ba, ngày 29/04/2025 01:36

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An

Thứ Hai, ngày 28/04/2025 10:34

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 08:13

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương: Lấy sức khỏe người dân làm trung tâm của mọi chính sách

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 04:06

Ngành Y tế chủ động, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống tại Đại lễ 30/4 và Vesak

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 03:59

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, tặng quà quân, dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 03:05

Bộ Y tế tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị hiện đại tại các trung tâm y khoa lớn trong lĩnh vực điện quang can thiệp

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 01:00

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Ngành y tế khuyến cáo: Người dân cần chủ động phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe

22/02/2025 | 09:01 AM

 | 

Theo báo cáo diễn biến chất lượng môi trường không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng, có những thời điểm, chỉ số chất lượng môi trường không khí (giá trị AQI) đã lên đến mức xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội. Trước thực trạng nêu trên, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống ô ảnh hưởng ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục gia tăng. (Ảnh: Tố Linh)

Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, theo Tổ chức Y tế thế giới, tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, các bệnh tim mạch và đột quỵ. Ngoài ra, có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Để chủ động bảo vệ sức khỏe người dân trước những ảnh hưởng có hại của ô nhiễm không khí, Cục Quản lý môi trường y tế khuyến cáo người dân cần chủ động phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe, nhất là những người nhạy cảm với các chất ô nhiễm trong không khí như trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch và người cao tuổi.

Cụ thể, khi chỉ số AQI chất lượng không khí ở mức kém đã có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là nhóm người nhạy cảm, cần giảm hoặc hạn chế các hoạt động ngoài trời để tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí; thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố để thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe phù hợp.

Khi ra khỏi nhà người dân thường xuyên đeo khẩu trang bảo đảm chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách; thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Nên sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt khi làm vệ sinh, dọn dẹp nếu có nhiều bụi hoặc không khí bị ô nhiễm từ mức kém đến mức nguy hại. Đặc biệt, hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, đốt rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga; với người hút thuốc lá, thuốc lào: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút; không nên hút thuốc trong nhà. Với người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị bàn các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn ở Việt Nam.

Người dân thường xuyên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khám sức khỏe định kỳ. Đối với những người nhạy cảm với các chất ô nhiễm trong không khí (trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi), nên tránh tiếp xúc với các nguồn phát thải chất ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông; các công trình xây dựng; khu vực đun nấu đốt nhiên liệu bằng than, củi, rơm rạ hoặc các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí khác. Trong thời điểm không khí bị ô nhiễm nếu xuất hiện các triệu chứng hoặc bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, viêm phổi phế quản, huyết áp, tim mạch… cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

Ngoài ra, khuyến cáo cũng nêu rõ các biện pháp biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức trung bình (AQI ở mức từ 51 đến 100); khi chỉ số chất lượng không khí ở mức kém (AQI ở mức từ 101 đến 150); khi chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu (AQI ở mức từ 151 đến 200); khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu (AQI ở mức từ 201 đến 300); khi chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại (AQI ở mức từ 301 đến 500).

Cụ thể như, khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu (AQI ở mức từ 201 đến 300). Đối với người bình thường, tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức; khuyến khích thực hiện các hoạt động trong nhà; tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Nếu phải hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao nên sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn (là bụi có đường kính khí động học ≤2,5μm). Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

Đối với những người nhạy cảm, tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn; hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. Nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà cần hạn chế tối đa thời gian thực hiện các hoạt động ngoài trời và sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn. Theo dõi sức khỏe, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

 

Nguồn: nhandan.vn


Thăm dò ý kiến