HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43

12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 00:52

Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”

Thứ Năm, ngày 10/07/2025 07:50

Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 15:29

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19

Bộ Y tế làm việc tại Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 – 2035

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:16

Bộ Y tế và Hội Quân Dân y Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 15:02

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 09:37

Cảnh báo tình trạng kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt rét

Chủ Nhật, ngày 06/07/2025 01:31

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 14:25

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Một người vừa khỏi bệnh sốt xuất huyết, trong thời gian bao lâu sẽ bị lại?

08/10/2023 | 10:45 AM

 | 

Tại các bệnh viện tuyến cuối, ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết nguy kịch, trong đó có cả người trẻ. Nhiều trường hợp vì điều trị tại nhà, chủ quan đến bệnh viện muộn đã có những hậu quả đáng tiếc.

 

Sai lầm vì nghĩ hết sốt là hết bệnh khi mắc sốt xuất huyết

Cả nước hiện đã ghi nhận hơn 93.800 ca mắc sốt xuất huyết, 26 trường hợp tử vong. Tại Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn tiếp tục tăng, toàn thành phố đã ghi nhận trên 15.300 ca.

Theo BSCK II Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, sốt xuất huyết chia thành các giai đoạn (các pha) khác nhau, cụ thể:

Pha 1: Bệnh nhân sốt cao, đau đầu, khó chịu kéo dài khoảng 3 ngày. Pha này khiến bệnh nhân rất khó chịu do sốt cao, đau đầu, nôn, nhưng ít gây biến chứng nặng, chỉ hạ sốt, uống oresol.

Pha 2: Từ cuối ngày thứ 3 - hết ngày thứ 7.

Một người vừa khỏi bệnh sốt xuất huyết, trong thời gian bao lâu sẽ bị lại? - Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW Ảnh: Hoàng Lê

Bệnh nhân có 2 tình trạng, ở nhóm bệnh nhân diễn biến tốt (94% số người) sẽ dần khỏi. 6% bệnh nhân còn lại, nguy cơ diễn biến nặng, máu trong lòng mạch cô đặc. Nếu nặng có thể dẫn đến tụt huyết áp, sốc.

"Khi bị sốt xuất huyết, tùy theo pha nào của bệnh mà cần xét nghiệm các chỉ số khác nhau. Ở pha đầu, trong 3 ngày đầu, xét nghiệm chỉ số dương tính là quan trọng, nhưng nếu ngày thứ 4 mới xét nghiệm, có thể âm tính. Vì thế, ở một số bệnh nhân dù có sốt xuất huyết trên lâm sàng, nhưng xét nghiệm có thể âm tính, vẫn phải nghĩ là sốt xuất huyết. Xét nghiệm ngày sau lại có thể dương tính. Khi tiếp nhận một kết quả xét nghiệm, phải hiểu rõ được tiến hành pha nào của bệnh để biết được giá trị của xét nghiệm" -Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cho hay.

Tại các bệnh viện tuyến cuối, ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết nguy kịch, trong đó có cả người trẻ. Nhiều trường hợp vì điều trị tại nhà, chủ quan đến bệnh viện muộn đã có những hậu quả đáng tiếc.

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đa số là do đến viện muộn với bệnh cảnh sốc giảm thể tích, rối loạn đông máu và suy đa phủ tạng.

Còn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cũng đã có không ít trường hợp sai lầm đáng tiếc là sau giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân và người chăm sóc thấy cắt cơn sốt thường chủ quan nghĩ rằng bệnh đã khỏi. BSCK II Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ về trường hợp nữ sinh viên đang theo học tại Hà Nội xuất hiện triệu chứng sốt cao trong những ngày đầu mắc sốt xuất huyết. Trong giai đoạn này, bệnh nhân nghỉ tại nhà, được bạn cùng phòng chăm sóc và theo dõi sát. Đến ngày thứ 5, bệnh nhân lui sốt. Nghĩ rằng bệnh gần khỏi nên người bạn cùng phòng cho bệnh nhân nghỉ ngơi một mình tại nhà để đi học.

Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, tình trạng nữ sinh bất ngờ diễn biến nặng lên. Lúc được bạn cùng phòng phát hiện, cô gái đã rơi vào tình trạng sốc do mất máu, thoát huyết tương. Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện nhưng đã quá muộn và tử vong sau đó.

Có trường hợp tương tự người lớn tuổi, lúc sốt cao pha 1 thì con cái ở nhà chăm sóc, sang pha 2 đỡ sốt con cái đi làm, để cụ ông ở nhà một mình, đến cuối buổi quay về thì cụ ông đã diến tiễn nặng.

“Có 4 tuýp virus gây sốt xuất huyết. Nếu một người nhiễm tuýp 1, ngay lập tức có thể nhiễm tuýp 2. Vì thế, mỗi người có thể nhiễm ngay lập tức, thậm chí nhiễm đồng thời. Chỉ cần bệnh nhân ở trong vùng dịch, có sốt, có tiêu chảy, buồn nôn, có thể hướng đến bị mắc sốt xuất huyết.”

Các dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết có thể tiến triển nặng

Theo các chuyên gia, điều lo ngại nhất ở bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là tình trạng sốc, thường xảy ra ở pha 2, khó theo dõi. Nếu bệnh nhân được can thiệp tốt ngay từ khi có dấu hiệu cảnh báo, chưa sốc thì phục hồi nhanh. Nếu không phát hiện được để diễn tiến sang tình trạng sốc thì diễn biến vô cùng xấu, tỷ lệ cứu sống không được cao.

BSCKII Nguyễn Trung Cấp cũng chỉ ra những dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết chuyển nặng người dân cần đặc biệt lưu ý:

Bệnh nhân mệt. Đặc biệt trẻ em, người già có thể lờ đờ, li bì, chậm chạp. Trẻ mấy người trước khóc nhiều, nay lả đi.

Một số bệnh nhân đau tức vùng gan.

Một số bệnh nhân đau khắp bụng.

Một số bệnh nhân nôn, buồn nôn (Nôn 3 lần/8 tiếng được tính là nôn nhiều)

Chảy máu chân răng, xuất huyết…

"Đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh có nguy cơ diễn biến nặng. Xét nghiệm thấy giảm tiểu cầu, cô đặc máu, men gan tăng… Khi phát hiện những dấu hiệu cảnh báo phải đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Vì khoảng thời gian điều trị để bệnh nhân hồi phục không có nhiều, chỉ vài tiếng. Nếu giai đoạn này bỏ lỡ 4-6 tiếng, bệnh nhân có thể rơi vào tụt huyết áp, sốc, chảy máu không kiểm soát, nguy cơ suy đa tạng…"- BSCKII Nguyễn Trung Cấp nói.

Những đối tượng có nguy cơ cao diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết:

Nhóm dưới 4 tuổi, đặc biệt dưới 12 tháng tuổi.

Nhóm bệnh nền, dễ chảy máu, có bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, có bệnh đông máu, khó cầm máu. Không may khi sốt xuất huyết, giảm tiểu cầu mà chảy máu, cầm máu rất phức tạp.

Nhóm người béo phì, phản ứng với sốt xuất huyết rất mạnh mẽ, tỉ lệ nặng ở nhóm này cao hơn. Khi xảy ra diễn biến nặng, xử lý khó khăn hơn rất nhiều.

Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có thể đẻ bất cứ lúc nào. Nếu tiểu cầu giảm, nguy cơ chảy máu trong cuộc đẻ rất lớn.

Một số nhóm khác, người nhóm máu O có thể nặng hơn người nhóm máu khác...nhưng chỉ là những yếu tố phụ.

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến