HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:40

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:33

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế Việt Nam - Trung Quốc

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 00:52

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 vắc xin sởi do Tập đoàn FPT tài trợ

Thứ Tư, ngày 23/04/2025 01:20

Ngành Y tế luôn phối hợp tích cực cùng toàn xã hội thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:18

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi người dân được khám sức khoẻ định kỳ, hướng đến mục tiêu miễn viện phí toàn dân'

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:15

Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:45

Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:40

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 02:08

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035

Thứ Năm, ngày 17/04/2025 05:36

Đoàn công tác Bộ Y tế trao quà quân, dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-1

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 09:58

Thư của Bộ trưởng Bộ Y tế chúc mừng Ngày Người Khuyết tật Việt Nam (18/4)

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 02:32

Ủy viên Trung ương Đảng Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 02:21

Bộ Y tế công bố Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 01:02

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 00:59

Tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 00:00

Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức làm việc với 3 bệnh viện ở TPHCM về đảm bảo công tác y tế cho dịp lễ 30/4

Thứ Hai, ngày 14/04/2025 01:28

Hội nghị khoa học thường niên Chi hội miễn dịch trị liệu ung thư các tỉnh duyên hải Bắc bộ lần thứ nhất

Thứ Bẩy, ngày 12/04/2025 14:13

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH Roche Pharma Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 11/04/2025 08:04

Thành công triển khai liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với các cơ sở y tế thuộc Sở Y tế Bắc Ninh và Thái Nguyên

Thứ Sáu, ngày 11/04/2025 06:35

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Liên tiếp ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

18/03/2025 | 08:18 AM

 | 

Hái nấm trong rừng ăn, nhiều người rơi vào tình trạng suy gan cấp, phải thay huyết tương, thậm chí là tử vong rất nhanh... 

Bệnh nhân vàng da, viêm gan sau ngộ độc nấm.

Bệnh nhân nam (37 tuổi, ở huyện Lâm Bình, Tuyên Quang). Trước khi vào Bệnh viện Bạch Mai khoảng 9 ngày, bệnh nhân cùng 3 người khác đi phát cây ở trong rừng, thấy nấm nên hái về nấu canh, súp ăn.

Sau khoảng 8-9 giờ đồng hồ (8 giờ tối đến khoảng 4-5 giờ sáng hôm sau) bệnh nhân cùng 2 người khác xuất hiện triệu chứng đau bụng, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần.

Ba người này được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương điều trị. Hai người kia nhẹ hơn đã ổn định và được xuất viện. Riêng bệnh nhân thì xuất hiện tình trạng vàng da, vàng mắt, mệt nhiều nên được chuyển đến Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục điều trị.

Tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân tỉnh, nói lẫn lộn, có dấu hiệu của tình trạng tiền hôn mê gan, da và củng mạc mắt vàng, ăn uống kém, xét nghiệm thì có tình trạng gan bị tổn thương rất nặng, suy gan nặng, suy thận. Bệnh nhân vẫn còn buồn nôn, đau bụng.

Sau khi được điều trị cấp cứu, hồi sức, lọc máu, thay huyết tương, dùng thuốc giải độc, bệnh nhân tỉnh trở lại. Bệnh nhân cho biết, anh thường có thói quen hái các loại nấm về ăn khi đi phát cây rừng, nhưng chưa bao giờ gặp phải tình trạng tương tự. Chỉ riêng lần này, sau khi ăn loại nấm mọc dưới đất, hình dáng giống chiếc ô, cao khoảng 15-20 cm, chân nấm to bằng ngón tay, màu trắng, thì xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như trên.

Bệnh nhân cho biết, hiện anh vẫn ăn uống kém, chán ăn, chỉ trong khoảng 9 ngày đã sút tầm 4-5kg.

Trường hợp khác, nữ bệnh nhân (57 tuổi, Ngân Sơn, Bắc Kạn) vào rừng hái nấm màu trắng và nấu canh ăn một mình. Sau khi ăn khoảng 13 giờ đồng hồ, bệnh nhân xuất hiện tình trạng nôn kèm đau bụng, đại tiện phân lỏng nhiều lần.

Bệnh nhân được người nhà đưa vào bệnh viện địa phương để điều trị. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc nấm. Chỉ định truyền dịch sau đó chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Tại Bệnh viện Bạch Mai bệnh nhân tỉnh, vẫn có các triệu chứng buồn nôn, đau bụng quanh rốn, đại tiện phân lỏng 8-10 lần. Xét nghiệm cũng cho thấy bệnh nhân bị viêm gan rất nặng, suy gan cấp và cũng phải điều trị cấp cứu bằng thuốc giải độc và thay huyết tương.

Theo lời nữ bệnh nhân, loại nấm bệnh nhân tự hái có màu trắng, hình dáng giống chiếc ô, dài như ngón tay, đầu nấm hơi tròn. Bệnh nhân cũng có thói quen thường xuyên hái các loại trên rừng về ăn, nhưng chưa lần nào gặp phải tình trạng tương tự.

Hình ảnh nấm bệnh nhân hái về ăn. (Ảnh: bệnh nhân cung cấp)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Đạt, Trung tâm Chống độc cho biết, kết quả kiểm tra, xét nghiệm máu của các bệnh nhân cho thấy nhiều chỉ số bất thường, cao vượt ngưỡng, gấp nhiều lần người bình thường. Hiện các bệnh nhân có tình trạng bị suy gan, suy thận, phải lọc máu hỗ trợ gan và dùng các thuốc giải độc.

Trước đó, ngày 6/3/2025, Trung tâm Chống độc, cũng tiếp nhận hai vợ chồng ở Thanh Hóa bị ngộ độc do ăn nấm tự hái trên rừng. Tuy nhiên, hai bệnh nhân này đã không thể qua khỏi do suy đa tạng nặng.

Cẩn trọng trước các loại nấm để tránh ngộ độc

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, các loại nấm tự nhiên đều khó có thể nhận dạng bằng mắt thường có độc hay không có độc, trừ mộc nhĩ. Người dân không thể tự nhận biết được, thậm chí đến chuyên gia cũng có thể nhầm.

Có hàng nghìn loại nấm, số nấm độc không quá nhiều nhưng rất dễ nhầm lẫn. Đơn cử, một số nấm trông rất đẹp mắt nhưng lại chứa chất độc như amatoxin khiến rất nhiều bệnh nhân tử vong khi ăn phải những loại nấm này.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên, nguyên nhân tất cả các trường hợp ngộ độc nấm là do người dân đi hái các nấm mọc hoang dại và hái phải nấm độc về ăn.

Mỗi một loại nấm độc khi ăn phải có những dấu hiệu riêng. Các loại nấm độc hiện nay xếp làm 2 nhóm, nhóm các nấm gây ngộ độc sớm và nhóm các nấm gây độc muộn.

Nhóm các nấm gây ngộ độc sớm thì các biểu hiện ngộ độc xuất hiện sớm trong vòng 6 giờ sau khi ăn, hình thức các nấm trông ít bắt mắt, ít hấp dẫn, thậm chí trông có màu sắc rực rỡ, gây các triệu chứng nôn, đau bụng, ỉa chảy, thường có các triệu chứng thần kinh, tâm thần, có thể có triệu chứng tim mạch. Tuy nhiên, với nhóm các nấm gây ngộ độc sớm thì miễn là người dân tới cơ sở y tế cấp cứu kịp thời thì hầu hết sẽ không tử vong.

Nhóm các nấm gây ngộ độc muộn, các loài nấm này lại màu trắng, sạch sẽ, trông rất ngon, là các nấm độc tán trắng (Amanita verna) hoặc nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa), biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau ăn quá 6 giờ, với biểu hiện qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 đau bụng, nôn, tiêu chảy rất nhiều xuất hiện muộn, kéo dài khoảng 1 ngày. Giai đoạn 2 là yên lặng với đau bụng, nôn, tiêu chảy đỡ, có thể hết trong 1 ngày. Giai đoạn 3 là viêm gan suy gan, suy thận, tổn thương/suy đa cơ quan và tử vong.

"Tính nguy hiểm của các nấm gây ngộ độc muộn là trông hấp dẫn, ngộ độc thì xuất hiện muộn nên khi phát hiện ra thì chất độc đã hấp thu hết vào cơ thể, và ngộ độc với gan rất nặng, ồ ạt, thậm chí nhiều cơ quan khác. Tỷ lệ tử vong rất cao, tới 50%, kể cả khi áp dụng các biện pháp cấp cứu, hồi sức, giải độc tích cực.

Ở giai đoạn 2 của bệnh với biểu hiện yên tĩnh nhưng thực tế gan đang bị tổn thương âm thầm, bệnh nhân và bác sĩ nếu chưa có kinh nghiệm có thể cho bệnh nhân ra viện sớm, để rồi sau đó lại sớm quay lại viện vì nặng lên", bác sĩ Nguyên nói.

Để phòng tránh ngộ độc nấm, Trung tâm Chống độc khuyến cáo, thời điểm mùa xuân là thời gian ở miền bắc, miền trung mưa ẩm trở lại, các loài nấm mọc lên, trong đó có nhiều nấm độc. Người dân không hái các nấm mọc hoang dại về ăn, có lẽ chỉ trừ mộc nhĩ.

Các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức và các cá nhân cần tăng cường tuyên truyền, chia sẻ về các thông tin an toàn trên với người dân để tránh các trường hợp ngộ độc và tử vong đáng tiếc.

Nguồn: nhandan.vn


Thăm dò ý kiến