HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, phòng chống tác hại của thuốc lá
Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:54Hội nghị báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024, định hướng kế hoạch năm 2025 Sáng ngày 06/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ...
Nỗ lực hợp tác quốc tế nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở
Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:38Ngày 06/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Ngân hàng Thế giới (WB) và các đối tác cùng phối hợp tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ...
Công khai, minh bạch trong xây dựng, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế
Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:26Sáng ngày 05/12/2024, Bộ Y tế tổ chức hội thảo phổ biến Thông tư sổ 37/2024/TT- BYT ngày 16/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế và xin ý kiến danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng...
Cuộc họp nhóm đối tác y tế: Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030
Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:20Sáng ngày 05/12/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp nhóm đối tác y tế với chủ đề “Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030”. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế...
Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 09:12Ngày 04/12/2024 tại Hà Nội, tọa đàm về ung thư cổ tử cung đã được tổ chức với chủ đề “Ung thư Cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ”. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng...
Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế
Thứ Ba, ngày 03/12/2024 10:49Chiều ngày 03/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc
Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:47Sáng ngày 03/12/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Q uốc gia đã có buổi tiếp đoàn công tác Viện Khoa học và Công nghệ Hàn...
Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:36Chiều ngày 02/12/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi tiếp Tập đoàn Dược phẩm Celltrion Hàn Quốc (Celltrion) nhằm trao đổi, thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp...
Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 09:25Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV Ngày 02/12/2024, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Ninh đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ...
Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 02:03Trong hơn 13 năm đi vào hoạt động, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng đã không ngừng phát triển, hoạt động hiệu quả, được đánh giá cao và nhiều cơ quan, tổ chức, các nhà...
Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng
Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 05:32Sáng ngày 01/12/2024, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình...
Y tế tư nhân dần khẳng định vị thế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân
Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 02:11Qua 10 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội bệnh viện tư nhân Việt Nam đã khẳng định là tổ chức đại diện cho tiếng nói của các cơ sở y tế tư nhân; là cầu nối giữa các cơ sở y tế tư...
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Y học cổ truyền Việt Nam
Thứ Bẩy, ngày 30/11/2024 04:06Hội thảo “ Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Y học cổ truyền Việt Nam” Ngày 30/11/2024, tại Hà Nội, Hội Quân dân Y Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Phát huy tiềm năng và thế mạnh của...
Hội nghị thường niên Câu Lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XXII
Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 10:12Ngày 29/11/2024, tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đã diễn ra Hội nghị thường niên Câu Lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XXII. TS.BS.CKII Nguyễn Tri Thức, Thứ Trưởng Bộ...
Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS
Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 07:50Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS Ngày 29/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng...
Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh
Thứ Năm, ngày 28/11/2024 09:03Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm Sáng 28/11/2024, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh...
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận làm việc với Hiệp hội sản xuất Dược Hàn Quốc
Thứ Năm, ngày 28/11/2024 07:31Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận làm việc với Hiệp hội sản xuất Dược Hàn Quốc Chiều ngày 27/11/2024, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã có buổi làm việc với Hiệp hội...
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
Thứ Ba, ngày 26/11/2024 01:32Chiều 25-11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển...
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII
Thứ Hai, ngày 25/11/2024 07:28Sáng 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII để xem xét nhiều nội dung quan trọng theo thẩm quyền. ...
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình chính sách
Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 08:03Ngày 23/11, Hội Quân dân y Việt Nam, Quỹ Hành trình gieo yêu thương, Đoàn Thanh niên Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức khám bệnh, tư vấn...
Xuất bản thông tin
Làm gì để tăng tiếp cận và chi trả thuốc điều trị ung thư cho người bệnh BHYT?
03/10/2024 | 09:19 AM
Tại Việt Nam, ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai, sau bệnh tim mạch. Gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam chiếm 10% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các bệnh khác.
Gánh nặng chi tiền túi cho điều trị ung thư khá lớn
Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu, trung bình mỗi năm Việt Nam phát hiện thêm 180.000 người mắc ung thư mới, nghĩa là cứ khoảng 100.000 dân thì có 158,6 ca mắc ung thư mới. Ung thư cũng khiến cho khoảng 122.000 người tử vong mỗi năm, trung bình có 105,6 ca tử vong do ung thư trong tổng số 100.000 dân.
Tổ chức Y tế thế giới dự kiến đến năm 2040, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam tăng khoảng 59,4%, số ca tử vong do ung thư tăng khoảng 70,3%.
Các diễn giả tham gia hội thảo Đối thoại chính sách "Ứng dụng đánh giá công nghệ trong ra quyết định chi trả đối với thuốc điều trị ung thư"
Phát biểu trong hội thảo Đối thoại chính sách "Ứng dụng đánh giá công nghệ trong ra quyết định chi trả đối với thuốc điều trị ung thư" do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế tổ chức mới đây, GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng chi phí điều trị ung thư cũng là gánh nặng kinh tế lớn đối với toàn xã hội. Chi cho thuốc ung thư năm 2023 là 7.521 tỷ đồng, đứng hàng đầu trong tổng chi trả thuốc từ Quỹ BHYT.
Từ phía bệnh nhân, gánh nặng chi tiền túi cho điều trị ung thư là rất lớn. Theo thống kê từ các bệnh viện, chi phí điều trị đối với một bệnh nhân ung thư dao động trung bình trên 176 triệu đồng/năm, trong đó người bệnh phải tự chi trả tới 70%.
"Đứng trước những thách thức này chúng ta cần có những chính sách y tế phù hợp để hệ thống y tế đủ năng lực và nguồn lực đáp ứng hiệu quả và bền vững phòng chống bệnh ung thư" - Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.
Theo ThS Vũ Nữ Anh – Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế, hiện có 69 thuốc điều trị ung thư trong danh mục thuốc trên tổng số 1037 thuốc của danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm được BHYT chi trả thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị tiên tiến thế hệ mới ra đời có hiệu quả điều trị cao đối với bệnh ung thư, đáp ứng yêu cầu của các chuyên gia lâm sàng cũng như sự mong đợi của người bệnh song chưa nằm trong danh sách thuốc được BHYT chi trả. Trước thực trạng này, trong một số ý kiến của cử tri gửi đến Ban Dân nguyện của Quốc hội đã đề nghị cần nghiên cứu bổ sung thuốc điều trị ung thư, bệnh hiếm vào danh mục…
Các nước ứng dụng đánh giá công nghệ y tế trong thanh toán thuốc ung thư thế nào?
Theo các chuyên gia xây dựng chính sách, trên thế giới, ứng dụng đánh giá công nghệ y tế là công cụ hữu ích cung cấp bằng chứng cho hoạch định chính sách, đặc biệt trong việc xem xét đưa các thuốc vào danh mục BHYT.
Ứng dụng đánh giá công nghệ y tế là công cụ hữu ích cung cấp bằng chứng cho hoạch định chính sách, đặc biệt trong việc xem xét đưa các thuốc vào danh mục BHYT.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây ứng dụng đánh giá công nghệ y tế đã được quan tâm và bước đầu thể chế hóa đối với yêu cầu sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế trong xây dựng chính sách y tế.
Các chuyên gia cũng cho rằng, với cơ cấu chi từ quỹ BHYT tại Việt Nam hiện nay, danh mục thuốc vẫn chiếm cơ cấu chi lớn nhất với hơn 30% tổng chi. Trong khi đó, tỷ lệ người dân phải chi tiền túi trong khám, chữa bệnh còn cao. Vì vậy, có thể sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế để lựa chọn mua sắm chi tiêu y tế phù hợp, nhằm giảm chi tiền túi của người dân.
Chia sẻ kinh nghiệm của Úc khi thực hiện việc ứng dụng đánh giá công nghệ y tế trong thanh toán thuốc ung thư, ThS. DS. Gregory O'Toole, chuyên gia tư vấn tiếp cận thị trường, nguyên giám đốc ứng dụng đánh giá công nghệ y tế của Ủy bản tư vấn PBAC cho biết việc ứng dụng đánh giá công nghệ y tế mang lại những lợi ích như giúp nhà quản lý: Ra quyết định nhất quán – quy trình thẩm định được áp dụng đồng bộ cho tất cả các loại thuốc, bất kể là điều trị ung thư, hen suyễn, tiểu đường hay các bệnh lý khác. Không có bệnh lý hoặc nhóm bệnh nhân nào bị đặt ưu tiên thấp hơn.
ThS. DS. Gregory O'Toole chia sẻ kinh nghiệm của Úc.
Việc này góp phần làm giảm nguy cơ chi trả cho một loại thuốc không hiệu quả; Đồng thời cung cấp cơ sở đàm phán giá thuốc – nếu một loại thuốc mới được chứng minh vượt trội so với các phương pháp điều trị hiện tại, điều này có thể biện minh cho mức giá cao hơn.
"Hệ thống ứng dụng đánh giá công nghệ y tế của Úc đã được sử dụng trong gần 30 năm để đảm bảo các phương pháp điều trị mới được cung cấp càng nhanh càng tốt, với mức giá mà người đóng thuế có thể chi trả" - ThS. DS. Gregory O'Toole nói và nhấn mạnh thêm: Áp dụng đánh giá công nghệ y tế một cách cẩn trọng, hợp lý và thấu hiểu là lý do lớn cho sự thành công của hệ thống này.
Về kinh nghiệm của Thái Lan ứng dụng đánh giá công nghệ y tế trong ra quyết định chi trả thuốc ung thư, TS Wanrudee Isaranuwatchai cho hay, sản phẩm dược phẩm áp dụng cho danh mục thuốc thiết yếu, sản phẩm vaccine áp dụng cho danh mục vaccine thiết yếu quốc gia; sản phẩm phi dược phẩm và không phải vaccine sẽ áp dụng vào gói quyền lợi BHYT toàn dân (UCBP) trong chương trình BHYT toàn dân (UCS)
TS Wanrudee Isaranuwatchai thông tin thêm: Thái Lan xem xét xây dựng ra một danh mục mới trong Danh sách Thuốc Thiết yếu Quốc gia (NLEM), gọi là "E3", dành riêng cho các loại thuốc có chi phí cao, không có chi phí – hiệu quả, nhưng có hiệu quả cứu sống người bệnh và không có lựa chọn điều trị thay thế.
Ứng dụng đánh giá công nghệ y tế cùng với các giải pháp tài chính khác nhau để tăng cường tiếp cận thuốc ung thư
Theo ThS Vũ Nữ Anh – Phó Vụ trưởng Vụ BHYT dẫn chứng từ thực tiễn cho thấy việc đẩy mạnh phòng ngừa và đưa thuốc mới vào sử dụng trong điều trị ung thư tại Liên minh Châu Âu chính là những lý do làm giảm 4.500 ca tử vong do ung thư ở trẻ em; giảm 4000 ca tử vong do u lympho (bệnh Hodgkin) mỗi năm ở khu vực này.
Các thuốc điển hình như Tamoxifen làm tăng 6%-11% thời gian sống thêm 10 năm; Imatinib có tỷ lệ đáp ứng 98%... "Những thuốc này góp phần làm giảm tác dụng không mong muốn, đồng thời làm tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư"- ThS Vũ Nữ Anh nói.
TS Wanrudee Isaranuwatchai chia sẻ kinh nghiệm của Thái Lan ứng dụng đánh giá công nghệ y tế trong ra quyết định chi trả thuốc ung thư.
TS Ong Thế Duệ - Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho rằng thuốc ung thư thường có giá cao do phản ánh chi phí cho quá trình nghiên cứu và phát triển kéo dài, bao gồm cả các loại thuốc thành công và không thành công; cùng đó giá thuốc ung thư ngày càng có xu hướng tăng.
TS Duệ cho biết giá trung bình hàng năm của các loại thuốc ung thư đã tăng từ 12.000 USD lên hơn 120.000 USD trong hai thập kỷ qua. Một số loại thuốc điều trị ung thư mới phát triển gần đây như liệu pháp CAR T-cell có chi phí điều trị lên tới 500.000 USD mỗi năm.
Cũng theo TS Duệ, nguồn ngân sách công gặp khó khăn trong chi trả cho thuốc ung thư, hạn chế sự tiếp cận của người bệnh với các phương pháp điều trị tiên tiến. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng việc hạn chế tiếp cận đối với thuốc ung thư không chỉ là vấn đề ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình mà còn ở cả các quốc gia thu nhập cao.
Năm 2011, chỉ có 15% người bệnh ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình trong ASEAN có thể tiếp cận thuốc ung thư; so với 55% người bệnh được tiếp cận ở Singapore.
"Do đó, mỗi quốc gia cần có chiến lược ứng dụng đánh giá công nghệ y tế, cùng với các giải pháp tài chính khác nhau để tăng cường tiếp cận đối với thuốc ung thư"- TS Duệ nói.
TS Ong Thế Duệ thông tin, một số công ty dược triển khai các chương trình hỗ trợ bệnh nhân trong đó tặng hoặc hỗ trợ các loại thuốc điều trị ung thư cho những bệnh nhân không thể chi trả với chi phí thấp hoặc miễn phí. Chương trình hỗ trợ bệnh nhân là một trong những cách phổ biến nhất để bệnh nhân có thể tiếp cận các loại thuốc điều trị ung thư có chi phí cao khi việc tiếp cận thông qua BHYT bị hạn chế.
Trong một nghiên cứu tổng quan hệ thống trên 176 nước, chương trình hỗ trợ bệnh nhân hiện được ghi nhận ở 97 nước (chiếm 55%), chủ yếu là các nước có thu nhập thấp và trung bình (chiến 48%).
Các giải pháp tăng cường tiếp cận đối với thuốc ung thư bao gồm: Áp dụng ngưỡng chi phí - hiệu quả cao hơn cho thuốc ung thư; Áp dụng trọng số lớn hơn cho QALY của ung thư; Quy trình xét duyệt riêng cho thuốc ung thư; Nguồn tài chính riêng cho thuốc ung thư; Thỏa thuận chia sẻ rủi ro; Chương trình hỗ trợ người bệnh.
"Tuỳ thuộc vào bối cảnh đặc thù, mỗi quốc gia có thể xem xét áp dụng kết hợp các giải pháp nêu trên để tăng cường tiếp cận đối với thuốc ung thư"- TS Duệ nói.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- 44beb171-8e2c-47f5-8bb7-94ef22f8193a--8790132377913242.jpg
- 73e91224-9314-42c7-be73-3d24d5e3f01a--8790086079084091.jpg
- Cẩn trọng với các bệnh viêm da và đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ
- Mời báo giá Thuê dịch vụ sửa chữa, thay thế phụ tùng xe ô tô
- Bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, phòng chống tác hại của thuốc lá
- Nỗ lực hợp tác quốc tế nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở
- Phẫu thuật nội soi cắt thận bán phần điều trị triệt căn ung thư