HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo, có khát vọng, tầm nhìn chiến lược

Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 09:19

Công tác kê đơn thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính

Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 04:09

Quan hệ hữu nghị Việt Nam- Lào ngày càng vững mạnh trong lĩnh vực an sinh xã hội

Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 00:45

Cán bộ y tế cơ sở - Chiến sĩ tuyến đầu, gắn bó với dân, tận tâm phụng sự

Thứ Sáu, ngày 13/09/2024 13:06

Lực lượng quân y góp phần bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thứ Sáu, ngày 13/09/2024 01:00

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai

Thứ Năm, ngày 12/09/2024 05:35

Tăng cường hợp tác về y tế nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Thứ Năm, ngày 12/09/2024 01:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn đại biểu liên ngành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thứ Tư, ngày 11/09/2024 08:15

Thường trực Ủy ban Xã hội thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Thứ Tư, ngày 11/09/2024 07:32

Lễ ký kết hợp tác giữa Công đoàn Y tế Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 14:08

Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn y tế Hàn Quốc tăng cường hợp tác hữu nghị

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 13:56

Bộ Y tế phát động cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” lần 3

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 06:40

Chuẩn bị phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024

Thứ Ba, ngày 10/09/2024 02:29

Triển khai dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Arteminisin

Thứ Hai, ngày 09/09/2024 09:49

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga

Thứ Hai, ngày 09/09/2024 02:15

Thủ tướng đi thị sát, động viên người dân và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại Quảng Ninh

Thứ Hai, ngày 09/09/2024 01:49

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3

Chủ Nhật, ngày 08/09/2024 05:04

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão

Chủ Nhật, ngày 08/09/2024 00:58

Bộ Y tế chủ động triển khai ứng phó cơn bão số 3 (bão YAGI) năm 2024

Thứ Sáu, ngày 06/09/2024 10:23

Triển khai thực hiện sổ sức khỏe điện tử, giấy hẹn tái khám và giấy chuyển tuyến tích hợp trên VneID

Thứ Năm, ngày 05/09/2024 14:27

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Làm chủ kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng sóng radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D

24/07/2023 | 11:23 AM

 | 

Lần đầu tiên bệnh viện tuyến tỉnh ở Thanh Hoá đã triển khai thành công kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng sóng cao tần sử dụng hệ thống lập bản đồ 3 chiều giải phẫu điện học buồng tim cho 2 bệnh nhân bị rung nhĩ mãn tính.

 

Đây là 2 bệnh nhân đầu tiên được điều trị triệt để rung nhĩ nhờ việc ứng dụng và triển khai kỹ thuật cao, chuyên sâu điều trị rối loạn nhịp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Bệnh nhân thứ nhất là L. T. M. (61 tuổi, trú tại xã Xuân Thịnh, huyện Triệu Sơn) có tiền sử suy tim, huyết áp cao, dùng thuốc nhưng không cải thiện. Bệnh nhân nhập viện tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa với các biểu hiện lâm sàng như: tức ngực, khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim không đều 130-140 nhịp/phút.

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị rung nhĩ dai dẳng (thời gian mắc trên 1 năm).

Bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên làm chủ kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng sóng radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D - Ảnh 1.

Hình ảnh 3D các buồng tim rõ nét xác định chính xác các vị trí cần can thiệp.

Bệnh nhân thứ 2 là T. X. T. (47 tuổi, trú tại TP. Thanh Hóa) có tiền sử rung nhĩ mãn tính đang điều trị thuốc chống đông, thỉnh thoảng có cơn hồi hộp, đánh trống ngực, mỗi cơn kéo dài 15 – 30 phút rồi tự hết. Gần đây, bệnh nhân liên tục xuất hiện cơn hồi hộp, khó thở với tần suất dày hơn và không tự hết nên đã đến khám, nhập viện.

Qua thăm khám và làm các cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị rung nhĩ kịch phát, tăng huyết áp động mạch phổi thứ phát, xơ vữa động mạch vành, tăng áp lực động mạch phổi.

Sau khi hội chẩn và đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bệnh của bệnh nhân, dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, ngày 14/7, ê kíp các bác sĩ Đơn vị Can thiệp mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện triệt đốt rung nhĩ cho cả 2 bệnh nhân bằng năng lượng sóng tần số radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D giải phẫu, điện học buồng tim.

Để thực hiện can thiệp, các bác sĩ mở đường vào mạch máu nhỏ ở đùi bệnh nhân, đưa dụng cụ chuyên biệt lên buồng tim. Dưới sự trợ giúp của hệ thống lập bản đồ giải phẫu điện học 3D, các bác sĩ nhanh chóng dựng bản đồ điện học cũng như giải phẫu cấu trúc buồng tim, xác định được chính xác các vị trí cần can thiệp. Sau đó sử dụng năng lượng sóng có tần số radio đốt xung quanh và cô lập các tĩnh mạch phổi (nguồn gốc sinh ra cơn rung nhĩ) một cách nhanh chóng và chính xác.

Bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên làm chủ kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng sóng radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D - Ảnh 2.

Các bác sĩ đang thực hiện kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng sóng radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D cho bệnh nhân.

Sau hơn 5 giờ thực hiện can thiệp, cả 2 bệnh nhân đã chuyển về nhịp xoang hoàn toàn, tần số khoảng 90 nhịp/phút, không còn các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, tại vị trí mở đường vào động mạch đùi không đau, không chảy máu.

Cả 2 bệnh nhân tiếp tục được theo dõi thêm 1 tuần sau can thiệp tại khoa Nội Tim mạch. Quá trình theo dõi cho thấy cả 2 bệnh nhân không tái phát cơn rung nhĩ, cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều so với trước. Ngày 21/7, cả 2 bệnh nhân ổn định nên đã được xuất viện và sẽ được các bác sĩ tiếp tục theo dõi, tư vấn trong thời gian tiếp theo.

Bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên làm chủ kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng sóng radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D - Ảnh 3.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trước khi ra viện

Ths.BS. Lê Thế Anh – Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Rung nhĩ là rối loạn nhịp thường gặp, tăng dần tỉ lệ mắc ở người cao tuổi. Một số trường hợp rung nhĩ giai đoạn sớm không có triệu chứng rõ ràng, chỉ tình cờ được phát hiện khi thăm khám sức khỏe, khi người bệnh có dấu hiệu hồi hộp, trống ngực, tức ngực, khó thở, suy tim, đột quỵ… có thể bệnh đã tiến triển".

Phương pháp điều trị rung nhĩ bằng sóng tần số radio với hệ thống lập bản đồ điện học 3D dẫn đường giúp xác định chính xác vị trí cần can thiệp, điều trị rung nhĩ triệt để, duy trì nhịp tim ổn định lâu dài, tỷ lệ tái phát thấp. Đặc biệt, phương pháp này giảm tối thiểu thời gian sử dụng tia X, tránh ảnh hưởng cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Đây là thủ thuật ít xâm lấn, thời gian nằm viện ngắn, tỷ lệ thành công cao, đặc biệt với người trẻ tuổi bị rung nhĩ, tỷ lệ thành công lên tới 95%.

"Tuy nhiên, để triển khai được kỹ thuật này các bệnh viện phải đảm bảo hệ thống trang thiết bị rất hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, cần có các thủ thuật can thiệp khá phức tạp như chọc vách liên nhĩ, dựng bản đồ điện học 3D buồng tim…, do vậy kỹ thuật này mới chỉ được triển khai ở một số Trung tâm Tim mạch trên thế giới và số ít các Bệnh viện tuyến Trung ương.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên triển khai kỹ thuật lập bản đồ điện học 3D điều trị rung nhĩ, đây được xem là dấu mốc lịch sử trong tiến trình ứng dụng và phát triển các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo trong điều trị các bệnh lý tim mạch phức tạp". Ths.BS. Lê Thế Anh cho biết thêm.

"Rung nhĩ là bệnh lý khá nguy hiểm và ít phương pháp điều trị triệt để, các nghiên cứu cho thấy rung nhĩ là nguyên nhân tăng nguy cơ đột quỵ não 5-7% mỗi năm. Bệnh nhân suy tim kèm theo rung nhĩ tăng nguy cơ tử vong lên đến 34-35%. Vì vậy, người dân cần thường xuyên kiểm tra khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần để tầm soát phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là các rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, giúp bảo vệ trái tim của chúng ta khỏe mạnh". Th.BS Lê Thế Anh khuyến cáo.

Theo: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến