HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Chính thức triển khai bệnh án điện tử tại bệnh viện hạng đặc biệt thuộc Bộ Y tế

Thứ Bẩy, ngày 02/11/2024 00:38

'Em bé Làng Nủ' xuất viện: 50 ngày hồi sinh thần kỳ ở Bạch Mai

Thứ Bẩy, ngày 02/11/2024 00:34

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 01/11/2024 13:27

Hội thảo điều trị đa mô thức bệnh ung thư và quản lý bệnh viện trong kỷ nguyên số

Thứ Sáu, ngày 01/11/2024 07:30

Tập trung hoàn thiện Dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở sử dụng vốn Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) đáp ứng mục tiêu và tiến độ

Thứ Năm, ngày 31/10/2024 07:32

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Thứ Năm, ngày 31/10/2024 04:26

Lễ kỉ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Ung thư Việt Nam

Thứ Tư, ngày 30/10/2024 14:56

Hội nghị Khoa học Quốc tế về Biến đổi khí hậu, Sức khỏe và Hệ thống y tế xanh Châu Á -Thái Bình Dương lần thứ 6

Thứ Tư, ngày 30/10/2024 14:12

Bộ Y tế phổ biến quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh

Thứ Tư, ngày 30/10/2024 13:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Trường Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand

Thứ Ba, ngày 29/10/2024 13:06

Sử dụng thuốc lá nằm trong nhóm các yếu tố nguy cơ hàng đầu bệnh không lây nhiễm

Thứ Ba, ngày 29/10/2024 10:22

Triển khai vắc xin Rota trong chương trình Tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc từ năm 2026

Thứ Ba, ngày 29/10/2024 07:32

Sôi nổi cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024” khu vực Bắc Bộ

Thứ Hai, ngày 28/10/2024 08:46

Mỗi năm Việt Nam có hơn 1,1 triệu trường hợp mắc tai nạn thương tích

Thứ Hai, ngày 28/10/2024 06:53

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tế bào gốc mở ra cơ hội mới cho nghiên cứu điều trị nhiều bệnh lý

Thứ Hai, ngày 28/10/2024 01:00

Việt Nam đã mở rộng các dịch vụ phòng chống bệnh không lây nhiễm ở cơ sở

Thứ Sáu, ngày 25/10/2024 09:14

Bộ Y tế xây dựng Thông tư giúp người bệnh được tiếp cận với thuốc có chất lượng, thuốc có hiệu quả điều trị

Thứ Sáu, ngày 25/10/2024 07:31

Bảo đảm quyền, lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Thứ Năm, ngày 24/10/2024 08:56

Khai mạc Hội nghị Khoa học quốc tế về Kiểm nghiệm thực phẩm 2024

Thứ Năm, ngày 24/10/2024 07:42

Nghiên cứu khoa học y học phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội

Thứ Năm, ngày 24/10/2024 07:27

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện hợp đồng xã hội phòng, chống HIV/AIDS và áp dụng tại Việt Nam

01/12/2023 | 15:38 PM

 | 

Hợp đồng xã hội (HĐXH) là một chiến lược quan trọng của các quốc gia để duy trì sự tham gia của các tổ chức xã hội cung cấp trực tiếp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh nguồn tài trợ quốc tế bị cắt giảm và chính phủ các nước phải đảm bảo nguồn lực trong nước cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

 

Theo đó, HĐXH là một trong các giải pháp để đảm bảo sự tham gia cung cấp dịch vụ của các tổ chức xã hội, bao gồm cả dịch vụ dự phòng HIV, chăm sóc, hỗ trợ và chuyển tiếp. Các dịch vụ này chủ yếu dành cho các nhóm hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV, đây là những nhóm đối tượng khó tiếp cận và ngành y tế cũng không có đủ nguồn lực để tiếp cận các nhóm đổi tượng này. Đặc biệt, việc ký kết HĐXH để các tổ chức/doanh nghiệp xã hội cung cấp dịch vụ có thể góp phần mở rộng nhanh phạm vi tiếp cận dịch vụ, bao gồm dịch vụ HIV, lao và sốt rét cũng như các dịch vụ dự phòng khác.

Kinh nghiệm quốc tế về thực hiện hợp đồng xã hội

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong quá trình chuyển đổi cơ chế tài chính từ nguồn tài trợ nước ngoài sang huy động nguồn lực trong nước cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS, cơ chế HĐXH với các tổ chức xã hội để cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS được coi là một trong những lựa chọn phù hợp và là cách tiếp cận chi phí-hiệu quả, củng cố sự hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức xã hội, hướng tới mục tiêu huy động sự tham gia hiệu quả và có ý nghĩa của các nhóm đối tượng chủ chốt nhằm đảm bảo chất lượng chương trình phòng chống HIV/AIDS.

Chính vì vậy, mô hình này đang được nhiều tổ chức quốc tế trên toàn cầu hỗ trợ, như Quỹ Toàn cầu, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các cơ quan của Liên Hợp Quốc như UNAIDS, UNDP. Một trong những nỗ lực chính của các tổ chức quốc tế là tạo điều kiện thúc đẩy chia sẻ thông tin và học tập giữa các quốc gia thực hiện HĐXH.

Kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện hợp đồng xã hội phòng, chống HIV/AIDS và áp dụng tại Việt Nam- Ảnh 1.

Tập huấn nâng cao năng lực về cung cấp dịch vụ phòng chống HIV/AIDS cho các CBO tham gia thí điểm Hợp đồng Xã hội ở Điện Biên.

Theo Báo cáo cập nhật toàn cầu của UNAIDS năm 2023, hình thức ký kết HĐXH đang được thực hiện ở 18 trong số 59 quốc gia được nghiên cứu. Ngoài ra, HĐXH cũng đang bắt đầu được giới thiệu và triển khai ở 16 quốc gia khác. Ở châu Á, các quốc gia đã thực hiện HĐXH gồm Bangladesh, Afghanistan, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia,Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Campuchia. Các quốc gia triển khai HĐXH bằng nhiều hình thức khác nhau:

Ấn Độ sử dụng bản đồ nhu cầu cùng với dữ liệu về phạm vi dịch vụ và ước tính quy mô dân số để xác định nhu cầu, địa điểm, nhằm xác định và ưu tiên các nhóm dân số chưa được phục vụ đầy đủ trong cộng đồng, đồng thời đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ y tế của các đơn vị cung cấp dịch vụ.

Tại Thái Lan, hơn 500 tổ chức xã hội đã đăng ký tham gia ký kết HĐXH. Có ba mô hình cung cấp dịch vụ HIV, đó là: Hợp đồng tại bệnh viện với các nhà cung cấp dịch vụ công; Tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ tiếp cận/tuyển dụng, bệnh viện công cung cấp các dịch vụ khác; và các dịch vụ y tế trọng điểm do người dân làm chủ, trong đó tổ chức xã hội tiếp cận/tuyển dụng, các dịch vụ còn lại do tổ chức xã hội và bệnh viện cùng cung cấp. Hai hình thức thỏa thuận tài chính được sử dụng cho HĐXH là thanh toán bình quân đầu người và thanh toán theo dự án dựa trên các hoạt động của dự án.

Malaysia đã vận hành một cơ chế hiệu quả trong đó các tổ chức xã hội ký kết HĐXH sử dụng nguồn tài chính trong nước để cung cấp dịch vụ HIV cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương. Malaysia nghiên cứu phạm vi dịch vụ mà các tổ chức xã hội và chính phủ đang cung cấp ở mỗi địa điểm để xác định các dịch vụ sẽ được cung cấp thông qua ký kết HĐXH.

Ở Trung Quốc, các TCXH cung cấp dịch vụ cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng bao gồm người nhiễm HIV, các nhóm nguy cơ lây nhiễm HIV và cả cộng đồng nói chung. Phạm vi dịch vụ do các TCXH cung cấp rất rộng, từ xét nghiệm HIV đến hỗ trợ đồng đẳng. Có hai loại hình TCXH chính cung cấp dịch vụ cho người có H là những tổ chức đăng ký hoạt động độc lập với chính quyền địa phương với tư cách là tổ chức phi lợi nhuận, và những tổ chức liên kết với các phòng khám và văn phòng y tế công cộng địa phương chứ không đăng ký hoạt động độc lập. Cả hai loại hình này đều được nhận nguồn tài chính từ các cơ quan y tế của chính phủ. Ở Trung Quốc, các TCXH cung cấp dịch vụ HIV đã có nhiều năm kinh nghiệm tiếp nhận ngân sách nhà nước và HĐXH có thể được coi là được thể chế hóa. Kinh nghiệm lâu năm này đã giúp các TCXH đạt được hiệu quả, năng lực và kỹ năng cao trong việc cung cấp các dịch vụ cộng đồng. Lợi ích của việc ký kết HĐXH lâu dài với các TCXH được thể hiện rõ ràng trong đại dịch COVID-19, bởi các TCXH không chỉ là công cụ giúp duy trì các dịch vụ phòng chống HIV mà còn xây dựng khả năng chống chịu cho cộng đồng.

Ở Indonesia, các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các nhóm nguy cơ lây nhiễm, kết nối họ tới các dịch vụ xét nghiệm và điều trị, đồng thời hỗ trợ duy trì và tuân thủ điều trị để đạt ngưỡng ức chế tải lượng virus. Ở Indonesia, một quy định mới đã được Cơ quan Mua sắm Công Quốc gia ban hành, cho phép các tổ chức xã hội tiếp cận nguồn tài chính trong nước thông qua ký kết hợp đồng xã hội khi các tổ chức này trở thành đối tác chính thức của chính phủ trong việc thực hiện các chương trình ở tất cả các tuyến.

Ở Ukraine, các TCXH được tài trợ thông qua ngân sách địa phương, hay còn gọi là khu vực. Mô hình Ukraina cho phép các TCXH nhận được tài trợ ở cấp khu vực để cung cấp nhiều loại dịch vụ, bao gồm các biện pháp can thiệp cốt lõi phòng ngừa HIV, củng cố cộng đồng và công tác hỗ trợ xã hội. Mục tiêu là k‎ý hợp đồng với các tổ chức XH hoặc cơ quan có thể cung cấp dịch vụ chất lượng cao nhất theo cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Kết quả là sự cạnh tranh để giành được nguồn tài trợ của chính phủ đã giúp thúc đẩy sự phát triển của các nhà cung cấp từ cả chính phủ và xã hội dân sự, sáng tạo hơn và dịch vụ chất lượng hơn.

photo-1701254980162

Khách hàng nhận dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng do các tổ chức xã hội cung cấp.

Một số quốc gia còn tận dụng kinh nghiệm và năng lực của các tổ chức xã hội trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ, ở Jamaica, Chính phủ đã mở rộng hợp đồng xã hội với các tổ chức xã hội và các nhà cung cấp dịch vụ y tế khác ngoài dịch vụ HIV, chẳng hạn như mở rộng tiếp cận dịch vụ quản lý vắc xin COVID-19. Ở Estonia, một trong những dịch vụ khác do tổ chức xã hội cung cấp là chuyển gửi người sử dụng ma túy từ các cơ sở thực thi pháp luật sang các dịch vụ y tế và xã hội. Ở Nam Phi, các tổ chức về giới do thanh niên lãnh đạo được tài trợ để thực hiện giáo dục tại trường học nhằm đối phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Một số quốc gia đang tiến xa hơn việc thí điểm, đưa HĐXH vào hệ thống y tế quốc gia để ứng phó với HIV. Ví dụ, ở Mexico, Chính phủ đã cung cấp kinh phí cho các dịch vụ HIV mục tiêu do các TCXH cung cấp liên tục trong hơn 11 năm, bao gồm cả khi có Quỹ Toàn cầu hỗ trợ và sau khi chương trình này kết thúc vào năm 2014. Montenegro đã tài trợ một cách có hệ thống cho các dịch vụ dự phòng do tổ chức xã hội dân sự (CSO) lãnh đạo kể từ năm 2016. Cơ chế vận hành HĐXH tại Trung Quốc được Chính phủ Trung Quốc giới thiệu vào năm 2015 gọi là Tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ xã hội, các TCXH có thể nộp đơn xin tài trợ cho chương trình HIV, bao gồm cả làm việc với các nhóm đối tượng đích.

Các dịch vụ HIV thực hiện qua hình thức hợp đồng xã hội

Hiện nay các gói dịch vụ HIV thực hiện thông qua hình thức HĐXH tại các quốc gia là khác nhau, phụ thuộc vào tình hình dịch HIV của mỗi quốc gia cũng như các ưu tiên trong can thiệp phòng, chống HIV/AIDS, độ bao phủ của chương trình.

Một số dịch vụ HIV phổ biến được cung cấp thông qua HĐXH hiện nay gồm:

- Tiếp cận người nhiễm HIV và nhóm nguy cơ cao để chia sẻ thông tin và tư vấn trực tiếp.

- Giới thiệu để kết nối các nhóm nguy cơ cao với các TCXH và các nhân viên được đào tạo để thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV tại nhà hoặc tại cộng đồng.

- Phân phát và hướng dẫn sử dụng bao cao su, chất bôi trơn và bơm kim tiêm để dự phòng HIV.

- Giáo dục đồng đẳng, giới thiệu người nghiện chích ma túy tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế như Methadone và Buprenorphine.

- Giới thiệu người nhiễm HIV tham gia điều trị thuốc kháng vi rút và cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ, bao gồm hỗ trợ tuân thủ điều trị.

- Hỗ trợ người nhiễm HIV đăng ký tham gia bảo hiểm y tế.

- Tư vấn và giới thiệu điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP).

- Hỗ trợ người nhiễm HIV tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế và xã hội khác…

Thực tế ở các quốc gia đã triển khai mô hình hợp đồng xã hội cho thấy, việc bù đắp khoảng trống tài chính thiếu hụt khi nhà tài trợ quốc tế cắt giảm bằng nguồn tài chính trong nước thông qua hợp đồng với các tổ chức xã hội đã thu được những thành công nhất định. Để đạt được những thành công đó, các quốc gia đều phải đảm bảo:

Xác định rõ vai trò cho các TCXH (với mục tiêu và ngân sách cụ thể) trong kế hoạch quốc gia và được dự trù kinh phí cho kế hoạch hành động;

Có một khung pháp lý đảm bảo tạo điều kiện cho TCXH hoạt động;

Có gói dịch vụ cụ thể, cơ chế hợp đồng, công nhận TCXH, và định mức thực hiện;

Có các cơ chế để TCXH có thể giám sát được việc sử dụng các khoản kinh phí cho đáp ứng với dịch HIV/AIDS.

Thí điểm triển khai hợp đồng xã hội tại Việt Nam

Tại Việt Nam ngày 29/11/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5466/QĐ-BYT phê duyệt "Đề án thí điểm mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS do các tổ chức xã hội cung cấp giai đoạn 2022-2024".

Để giúp các đơn vị có thể triển khai Đề án thí điểm mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS do các tổ chức xã hội cung cấp, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các cơ quan và đối tác xây dựng Hướng dẫn triển khai thí điểm mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS do các tổ chức xã hội cung cấp giai đoạn 2022-2024 với mục tiêu: Thí điểm mua sắm một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS do các tổ chức xã hội cung cấp thông qua hình thức đặt hàng hoặc đấu thầu; cung cấp bằng chứng, đề xuất các cơ chế, chính sách và lộ trình thực hiện mua sắm một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS do các tổ chức xã hội cung cấp từ nguồn ngân sách nhà nước…

Hiện nay, đề án thí điểm HĐXH đã và đang được triển khai tại 9 tỉnh/thành phố: Nghệ An, Đồng Nai, Tây Ninh, Điện Biên, Tiền Giang, Hải Phòng, Bình Dương, Cần Thơ và Kiên Giang. Tính đến tháng 9/2023 đã ký hợp đồng thành công với tổng cộng 13 tổ chức cộng đồng và doanh nghiệp xã hội để cung cấp dịch vụ HIV cho gần 4.000 khách hàng.

Chương trình thí điểm mô hình hợp đồng xã hội đã cho thấy những bước tiến quan trọng để từng bước tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự tham gia của các tổ chức xã hội vào công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam và hướng đến kiểm soát dịch vào năm 2030.

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến