HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm và chúc mừng ngành Y tế Phú Thọ nhân dịp 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 20/02/2025 23:51

Ban Điều phối quốc gia Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV, Lao và Sốt Rét (CCM) Việt Nam họp phiên toàn thể quý I/2025

Thứ Năm, ngày 20/02/2025 10:19

Tăng cường hợp tác thử nghiệm lâm sàng Việt Nam- Nhật Bản

Thứ Năm, ngày 20/02/2025 10:17

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực xây dựng và phát triển

Thứ Năm, ngày 20/02/2025 03:55

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức: Phấn đấu rút ngắn tiến độ ít nhất 1 tháng

Thứ Tư, ngày 19/02/2025 14:01

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02

Thứ Ba, ngày 18/02/2025 04:11

Đẩy mạnh việc hợp tác, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh, thuốc chuyên khoa đặc trị

Thứ Hai, ngày 17/02/2025 11:45

Bộ trưởng Bộ Y tế: Tuyên Quang phát huy lợi thế cơ sở vật chất, đẩy mạnh chuyển đổi số để chăm sóc sức khoẻ nhân dân tốt hơn

Thứ Hai, ngày 17/02/2025 01:35

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và làm việc tại Tuyên Quang

Chủ Nhật, ngày 16/02/2025 01:14

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tri ân các nhà giáo, nhà khoa học lão thành của ngành Y tế

Chủ Nhật, ngày 16/02/2025 00:40

Thứ trưởng Bộ Y tế thăm, chúc mừng các bệnh viện phía Nam nhân Ngày thầy thuốc Việt Nam

Chủ Nhật, ngày 16/02/2025 00:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tập đoàn NIPRO Nhật Bản

Thứ Bẩy, ngày 15/02/2025 12:17

Tôn vinh, tri ân những đóng góp của thầy thuốc qua các giai điệu đẹp về ngành y

Thứ Bẩy, ngày 15/02/2025 05:16

Tăng cường hợp tác y tế Việt Nam và Phần Lan

Thứ Sáu, ngày 14/02/2025 01:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Tổng hội Y học Việt Nam

Thứ Năm, ngày 13/02/2025 01:00

Đảng ủy Bộ Y tế tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Thứ Năm, ngày 13/02/2025 00:58

Bộ Y tế dâng hương Y tổ, tưởng niệm ngày viên tịch của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thứ Năm, ngày 13/02/2025 00:53

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Thứ Tư, ngày 12/02/2025 06:29

Hội nghị góp ý kiến dự thảo Kế hoạch hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thứ Tư, ngày 12/02/2025 01:11

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm lại Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế

Thứ Ba, ngày 11/02/2025 03:48

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Khôi phục thính lực cho cô gái trẻ bị điếc đột ngột

04/11/2024 | 13:54 PM

 | 

Bệnh viện Đa khoa Medlatec vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ, 28 tuổi, ở Hà Nội đến khám Tai mũi họng với kết quả chẩn đoán bị điếc đột ngột tai phải. Nhờ được phát hiện kịp thời và tìm chính xác nguyên nhân, sau 1 tuần điều trị nội trú và 1 tuần điều trị ngoại trú, bệnh nhân hết hẳn chóng mặt, thính lực trở về bình thường, ăn ngủ được.

Hình ảnh chụp MRI đáy sọ xương đá: Tiền đình, ốc tai hai bên có hình thái và cấu trúc đồng nhất, không thấy bất thường - dị dạng

Đến thăm khám, bệnh nhân chia sẻ, buổi tối ngày hôm trước đi khám, cô đột ngột thấy ù tai hai bên, cảm giác như tiếng ve kêu trong tai, hoa mắt, chóng mặt. Bản thân vốn khỏe mạnh bình thường, lo lắng khi thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu lạ, nên cô gái trẻ lập tức đến Medlatec thăm khám.

Với tiền sử bệnh nhân bị ù tai, chóng mặt, tiếp nhận ca bệnh, ThS.BS Nguyễn Thị Hồng Tuyết, chuyên khoa Tai mũi họn,g chỉ định bệnh nhân thực hiện nội soi tai mũi họng, làm các xét nghiệm sinh hóa và chụp MRI sọ não.

Kết quả nội soi tai mũi họng chẩn đoán rối loạn tiền đình ốc tai. Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não - động mạch não hiện không thấy dấu hiệu bất thường. Cô được phát hiện bị viêm xoang sàng, xoang hàm hai bên. Polyp xoang hàm trái. Kiểm tra thính lực, nhĩ lượng kết luận điếc tiếp nhận tai phải mức độ nhẹ. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị điếc đột ngột tai phải. Theo dõi viêm xoang sàng, xoang hàm hai bên.

Nhờ được phát hiện kịp thời và tìm chính xác nguyên nhân, sau 1 tuần điều trị nội trú và 1 tuần điều trị ngoại trú, bệnh nhân hết hẳn chóng mặt, thính lực trở về bình thường, ăn ngủ được.

Theo các bác sĩ, điếc đột ngột là một cấp cứu tai mũi họng. Bệnh có thể diễn biến trong vòng vài giờ đến vài ngày. Mức độ điếc và tính chất rất khác nhau, điếc có thể xảy ra một bên tai hoặc cả hai tai, mức độ từ nghe kém nhẹ đến điếc nặng hoàn toàn trên ít nhất ba tần số liên tiếp. Tiến triển đôi khi có thể trở lại bình thường hoặc gần bình thường, nhưng hầu hết là điếc không hồi phục nếu không được điều trị kịp thời.

Bác sĩ cũng cho biết, bên cạnh các yếu tố tăng nguy cơ điếc đột ngột như người mắc bệnh lý đái tháo đường, bệnh tim mạch, nghiện rượu, tình trạng mệt mỏi, stress, mang thai… Người bị điếc đột ngột có thể do một trong các nguyên nhân sau gây nên gồm do siêu vi trùng: Virus gây quai bị, zona, sởi, cúm; Tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính; do tiếng ồn; u dây VIII; rò ngoại dịch…

Các nguyên nhân mạch máu: Co thắt mạch máu, huyết khối, xuất huyết tai trong, quá kết dính, lắng cặn… hoặc do tình trạng điếc tự miễn.

Điếc đột ngột có thể tự hồi phục một phần, hoặc hoàn toàn thính lực một cách tự nhiên trong vòng 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, điếc đột ngột sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi thính lực.

Theo bác sĩ, người dân nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây cần tới cơ sở y tế để được thăm khám, tìm chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, gồm:

  • Nghe kém: Nghe kém có thể xẩy ra đột ngột, tức thì, hoặc diễn biến trong vòng một giờ, một ngày hoặc vài ngày.

  • Ù tai: 70-90% bệnh nhân điếc đột ngột có kèm theo ù tai, như ve kêu, như tiếng xay lúa hoặc như còi tàu, nhiều khi ù tai là triệu chứng đầu tiên làm bệnh nhân khó chịu và phát hiện ra điếc.

  • Chóng mặt: 20-40% có biểu hiện chóng mặt, 10% có biểu hiện chóng mặt thoáng qua, chếnh choáng.

Khi xuất hiện dấu hiệu nghe kém, ù tai, chóng mặt mà có nghi ngờ điếc đột ngột, khi đi khám, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định làm một số kỹ thuật thăm dò và xét nghiệm sau:

  • Nội soi Tai Mũi Họng: phát hiện các viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp trên.

  • Thính lực đồ: Đo thính lực đồ đơn âm phát hiện điếc với nhiều mức độ khác nhau, các dạng điếc khác nhau.

  • Xét nghiệm máu: Tìm các bất thường về đường máu, mỡ máu, chức năng gan thận, rối loạn đông máu có thể là nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh điếc đột ngột.

  • Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT scan, MRI tìm các bệnh lý của xương chũm, các khối u dây VIII, dây VII, u góc cầu tiểu não, ốc tai.

Phòng tránh điếc đột ngột nên làm gì, theo chuyên gia, người dân cần bảo vệ và tuyệt đối không để chấn thương ở vùng đầu, tai; sử dụng dụng cụ riêng để lấy ráy tai; tránh đến nơi có tiếng ồn lớn, hoặc nghe nhạc to kéo dài. Khi ra đường, người dân cũng nên đeo khẩu trang để tránh nguy cơ lây bệnh siêu vi; thực hiện chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hạn chế bia, rượu, thuốc lá...

Bên cạnh đó, người dân cũng cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, khi mắc bệnh lý mạn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, hay các bệnh nhiễm siêu vi, người dân nên cảnh giác trước dấu hiệu ù tai, chóng mặt, nghe kém, tuân thủ thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ (nếu có).

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến