HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân” lần thứ II

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 15:27

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức thăm, chúc tết, kiểm tra công tác trực phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 15:14

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện Tuệ Tĩnh sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 15:07

Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về virus gây viêm phổi trên người (hMPV) tại Trung Quốc

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 01:36

Nỗ lực để đưa cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai vào sử dụng trong năm 2025

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 01:32

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm lại Phó Tổng Biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 01:17

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 01:07

Tổng thuật: Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 00:51

Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao những kết quả đạt được của Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia trong năm 2024

Thứ Tư, ngày 08/01/2025 05:34

Bệnh viện Lão khoa Trung ương sẵn sàng đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thứ Tư, ngày 08/01/2025 02:05

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận thăm và kiểm tra công tác trực tết tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Thứ Tư, ngày 08/01/2025 01:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc mừng cầu thủ Xuân Son phẫu thuật thành công

Thứ Tư, ngày 08/01/2025 01:26

Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động hiến, lấy, ghép mô tạng phát triển mạnh mẽ và bền vững

Thứ Tư, ngày 08/01/2025 01:19

Hội nghị cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Y tế năm 2024

Thứ Tư, ngày 08/01/2025 01:06

Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo tổng kết quả công tác năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Thứ Tư, ngày 08/01/2025 01:02

Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Ba, ngày 07/01/2025 05:13

Hội nghị phổ biến Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 01/01/2025 của Chính phủ

Thứ Ba, ngày 07/01/2025 05:08

TP. Hồ Chí Minh: Khởi công nhà máy sản xuất sinh phẩm từ huyết tương đầu tiên ở Việt Nam

Thứ Hai, ngày 06/01/2025 06:59

Thành lập Chi hội Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Thứ Hai, ngày 06/01/2025 00:00

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhiệm kỳ 2020 – 2025

Thứ Bẩy, ngày 04/01/2025 08:00

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Hồi sức đặc biệt duy trì sự sống cho bé 5 tháng tuổi mắc sởi

09/01/2025 | 07:51 AM

 | 

 

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) - một biến chứng nặng của bệnh sởi đã gây tổn thương nặng đến phổi, khiến đội ngũ bác sĩ phải áp dụng nhiều biện pháp hồi sức đặc biệt để duy trì sự sống cho bé.

Ngày 8/1, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, các bác sĩ Khoa Nhi của bệnh viện đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi.

Trường hợp điển hình là bé L.T.C (8 tháng tuổi, ở Hà Giang) nhập viện trong tình trạng sốt cao 39 độ C, kèm theo ho nhiều, nôn và tiêu chảy. Trước đó, gia đình nghĩ bé bị viêm họng thông thường nên đưa con đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Bé đã được điều trị nhưng tình trạng bệnh không đỡ, sau 3 ngày trẻ xuất hiện sốt cao liên tục, bắt đầu mọc ban đỏ từ mặt lan xuống thân mình và tay chân.

Do bệnh không cải thiện, gia đình cho trẻ đến Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị. Tại đây, bé được chẩn đoán mắc bệnh sởi với các triệu chứng lâm sàng điển hình như sốt cao, chảy gỉ mắt, ho, tiêu chảy và phát ban.

Ngay khi nhập viện, bệnh nhân được điều trị tích cực, hiện ban sởi của bé bắt đầu bay, nhiệt độ cơ thể được kiểm soát, tình trạng dần ổn định. Dù vậy, bé vẫn cần được theo dõi để phòng ngừa biến chứng như viêm phổi hoặc suy dinh dưỡng.

Hồi sức đặc biệt duy trì sự sống cho bé 5 tháng tuổi mắc sởi- Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho trẻ mắc sởi.

Bé N.T.Q (5 tháng tuổi, ở Bắc Giang) là một trong những ca bệnh nặng nhất tại khoa. Ban đầu, bé bị sốt cao 39,5 độ C, ho khan, ngạt mũi, mắt nhiều gỉ và tiêu chảy 3-4 lần mỗi ngày. Sau hai ngày sốt, bé bắt đầu phát ban đỏ từ mặt, cổ và lan ra thân mình, một dấu hiệu điển hình của bệnh sởi. Ban sởi hiện đã lan đến hai đùi, bé được chẩn đoán mắc sởi biến chứng viêm phổi.

Trước khi chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tình trạng suy hô hấp của trẻ trở nên nghiêm trọng, buộc phải đặt nội khí quản và bóp bóng hỗ trợ. Khi nhập viện, bé Q. có ban sởi toàn thân, phù nề mi mắt, xuất huyết tại các vị trí tiêm truyền. Các bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), một biến chứng nặng của sởi.

Hồi sức đặc biệt duy trì sự sống cho bé 5 tháng tuổi mắc sởi- Ảnh 2.

Hồi sức đặc biệt duy trì sự sống cho bé 5 tháng tuổi mắc sởi- Ảnh 3.

Hồi sức đặc biệt duy trì sự sống cho bé 5 tháng tuổi mắc sởi- Ảnh 4.

ARDS đã gây tổn thương nặng đến phổi, khiến đội ngũ bác sĩ phải áp dụng nhiều biện pháp hồi sức đặc biệt để duy trì sự sống cho bé.

Sau 5 ngày điều trị, bé đã có tiến triển, ban sởi bắt đầu bay, sốt giảm nhưng tổn thương phổi vẫn còn nghiêm trọng. Bé tiếp tục được thở máy và theo dõi chặt chẽ để đảm bảo phục hồi hoàn toàn.

"Trường hợp của bé N.T.Q là minh chứng rõ ràng cho sự nguy hiểm của bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biến chứng ARDS có thể dẫn đến tử vong nếu không có can thiệp y tế tích cực", ThS.BS Lê Thị Thu Hiền – Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ.

Nhiều trẻ dưới 1 tuổi mắc sởi phải nhập viện điều trị.

Theo BS. Hiền, bệnh sởi thường diễn tiến qua ba giai đoạn rõ rệt. Trong giai đoạn khởi phát, trẻ có các triệu chứng tương tự cảm cúm như sốt, ho, ngạt mũi, mắt đỏ, viêm long và tiêu chảy. Đây là giai đoạn dễ lây lan nhưng khó nhận biết do chưa xuất hiện ban sởi.

Tiếp theo, giai đoạn phát ban được đặc trưng bởi các nốt ban đỏ xuất hiện từ sau chân tóc, lan xuống mặt, cổ, thân mình và các chi. Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi trong giai đoạn này.

Cuối cùng là giai đoạn ban bay, khi các ban mờ dần, để lại các vết loang lổ trên da trước khi trẻ hồi phục hoàn toàn…

Để ngăn chặn nguy cơ từ bệnh sởi, ThS.BS Lê Thị Thu Hiền khuyến cáo phụ huynh cần tiêm phòng đầy đủ hai mũi vaccine sởi cho trẻ theo lịch tiêm chủng quốc gia. Phụ nữ trước khi mang thai cũng nên tiêm phòng để bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời.

Bên cạnh đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao, ho, tiêu chảy hoặc phát ban, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, đồng thời, cách ly bệnh nhân sởi, vệ sinh môi trường sống. Rửa tay thường xuyên là các biện pháp hiệu quả giúp giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến