HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Bộ Y tế quán triệt Nghị quyết 18-NQ/TW: Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 04:50Ngày 11/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục...
Đoàn Bộ Y tế làm việc với Bộ Y tế và Phúc lợi Phần Lan: Tìm hiểu về cải cách y tế của Phần Lan
Thứ Tư, ngày 11/12/2024 08:37Ngày 09/12/2024, tại thủ đô Helsinki, đoàn đại biểu của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu đã tới thăm và làm việc với Bộ Y tế và Phúc lợi Phần Lan. Bà Marjo Lindgren,...
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hoàn thành tốt sứ mệnh, góp phần xây dựng một nền y học hiện đại, chất lượng cao
Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49Lễ khởi công Dự án: Xây dựng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương- Giai đoạn hai Sáng ngày 11/12/2024, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tổ chức lễ khởi công Dự án: Xây dựng...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn Quỹ Từ thiện Bloomberg
Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49Sáng ngày 11/12/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã có buổi tiếp Đoàn Quỹ Từ thiện Bloomberg bàn về một số nội dung liên quan đến công tác phòng, chống tác hại...
Đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách về công tác dân số.
Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:35Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2024 Ngày 10/12/2024, tại Đông Anh (thành phố Hà Nội) Bộ Y tế phối hợp UBND TP...
Liên Bộ phối hợp hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người
Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:18Sáng ngày 10/12/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài Nguyên và Môi trường (ba Bộ) đã phối hợp tổ chức diễn đàn cấp cao thường niên về một sức khỏe...
Dâng hương, báo cáo kết quả kế thừa di sản của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 13:43Ngày 07/12/2024, tại huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên, Bộ Y tế (Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam) tổ chức lễ dâng hương và báo cáo kết quả kế thừa di sản của Đại Danh y Hải Thượng...
Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp Giám đốc Viện Đột quỵ và Ứng dụng khoa học Thần kinh Quốc gia New Zealand
Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 05:25Chiều ngày 06/12/2024, tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã tiếp GS.TS Valery Feigin, Giám đốc Viện Đột quỵ và Ứng dụng khoa học Thần...
Bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, phòng chống tác hại của thuốc lá
Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:54Hội nghị báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024, định hướng kế hoạch năm 2025 Sáng ngày 06/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ...
Nỗ lực hợp tác quốc tế nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở
Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:38Ngày 06/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Ngân hàng Thế giới (WB) và các đối tác cùng phối hợp tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ...
Công khai, minh bạch trong xây dựng, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế
Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:26Sáng ngày 05/12/2024, Bộ Y tế tổ chức hội thảo phổ biến Thông tư sổ 37/2024/TT- BYT ngày 16/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế và xin ý kiến danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng...
Cuộc họp nhóm đối tác y tế: Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030
Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:20Sáng ngày 05/12/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp nhóm đối tác y tế với chủ đề “Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030”. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế...
Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 09:12Ngày 04/12/2024 tại Hà Nội, tọa đàm về ung thư cổ tử cung đã được tổ chức với chủ đề “Ung thư Cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ”. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng...
Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế
Thứ Ba, ngày 03/12/2024 10:49Chiều ngày 03/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc
Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:47Sáng ngày 03/12/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Q uốc gia đã có buổi tiếp đoàn công tác Viện Khoa học và Công nghệ Hàn...
Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:36Chiều ngày 02/12/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi tiếp Tập đoàn Dược phẩm Celltrion Hàn Quốc (Celltrion) nhằm trao đổi, thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp...
Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 09:25Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV Ngày 02/12/2024, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Ninh đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ...
Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 02:03Trong hơn 13 năm đi vào hoạt động, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng đã không ngừng phát triển, hoạt động hiệu quả, được đánh giá cao và nhiều cơ quan, tổ chức, các nhà...
Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng
Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 05:32Sáng ngày 01/12/2024, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình...
Y tế tư nhân dần khẳng định vị thế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân
Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 02:11Qua 10 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội bệnh viện tư nhân Việt Nam đã khẳng định là tổ chức đại diện cho tiếng nói của các cơ sở y tế tư nhân; là cầu nối giữa các cơ sở y tế tư...
Xuất bản thông tin
Hộ gia đình tại Việt Nam dùng muối i-ốt chỉ 27%, thấp hơn 3 lần khuyến cáo của WHO
05/11/2024 | 09:50 AM
Thiếu vi chất dinh dưỡng là "nạn đói tiềm ẩn" do khẩu phần của người dân Việt Nam hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu các vi chất dinh dưỡng thiết yếu, trong đó có i-ốt.
Trong thời gian vừa qua, để phản đối quy định bắt buộc sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm, một số cá nhân, doanh nghiệp đã lên tiếng cho rằng sử dụng muối i-ốt trên diện rộng sẽ dẫn đến những người thừa i-ốt (đặc biệt là dân sống tại vùng biển) bị các bệnh về tuyến giáp và các bệnh lý khác, dẫn đến nhiều người dân từ chối sử dụng muối i-ốt, điều này gây lo ngại rất lớn về các bệnh rối loạn do thiếu i-ốt gây ra.
Để thông tin cụ thể hơn đến bạn đọc, báo Sức khỏe và Đời sống đăng các thông tin liên quan từ thông tin của Tổ chức Y tế thế giới, nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương đến ý kiến của chuyên gia nội tiết, dinh dưỡng về vấn đề này.
Ngay cả người dân vùng biển cũng thiếu hụt i-ốt
Theo Bộ Y tế, thực trạng thiếu hụt i-ốt đang xảy ra đối với toàn bộ người dân ở 6 vùng sinh thái trên toàn quốc tại Việt Nam, bao gồm cả các tỉnh ven biển Duyên hải miền Trung.
Năm 1994, Việt Nam điều tra dịch tễ học tình trạng thiếu i-ốt trên quy mô toàn quốc và kết quả cho thấy 94% dân số nằm trong vùng thiếu i-ốt (tình trạng thiếu i-ốt ở Việt Nam mang tính toàn quốc, không kể miền núi, thành thị hay vùng đồng bằng, ven biển), tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-12 tuổi 22,4% (khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là <5%, trung vị i-ốt niệu là 32 mcg/l (khoảng an toàn theo khuyến cáo của WHO (100-199 mcg/l).
Chính vì tình hình thiếu i-ốt nghiêm trọng, ngày 8/9/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 481/TTg về việc tổ chức và vận động toàn dân ăn muối i-ốt. Sau 05 năm sau, ngày 10/4/1999, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 19/1999/NĐ-CP về việc sản xuất và cung ứng muối i-ốt cho người ăn thay thế Quyết định số 481/TTg.
Nghị định này quy định bắt buộc muối dùng cho người ăn, bao gồm cả muối thực phẩm phải là muối i-ốt. Vì vậy, sau 06 năm triển khai thi hành Nghị định này, Việt Nam đã thanh toán được tình trạng thiếu i-ốt và đạt được các tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2005: tỷ lệ bao phủ với muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh ≥ 90%, mức trung vị i-ốt niệu ≥ 100 mcg/l và tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi < 5%.
Tuy nhiên khi Nghị định số 163/2005/NĐ-CP thay thế Nghị định số 19/1999/NĐ-CP được ban hành để chuyển sang cơ chế quản lý mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống các rối loạn thiếu i-ốt trở thành hoạt động thường quy của Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan, việc sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm không còn là bắt buộc nữa.
Chính vì vậy, theo kết quả đánh giá 09 năm thi hành Nghị định số 163/2005/NĐ-CP, cả nước chưa đến 50% tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ bao phủ muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (mức khuyến cáo của WHO là tỷ lệ bao phủ muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh phải đạt >90%), mức trung vị i-ốt niệu là 84 mcg/l, thấp hơn khoảng an toàn theo khuyến cáo của WHO (100-199 mcg/l).
Tỷ lệ này cao gấp gần 2 lần so với khuyến nghị của WHO (<5%) và cao gần gấp 3 lần so với số liệu năm 2005 của Việt Nam (là 3,6%) khi tuyên bố thanh toán tình trạng bướu cổ và các rối loạn do thiếu i-ốt.
Năm 2014-2015, tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi đã tăng lên 8,3% (điều tra trên quy mô toàn quốc trên hàng nghìn trẻ). Khẳng định Việt Nam thiếu i-ốt không chỉ ở miền núi mà còn thiếu ở cả các khu vực duyên hải miền trung (ven biển).
Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt
Trước tình trạng thiếu hụt i-ốt nghiêm trọng trong cộng đồng, ngày 28/01/2016, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Nhờ có quy định tại Nghị định số 09/2016/NĐ-CP, năm 2018, Bệnh viện Nội tiết Trung ương điều tra 6 vùng sinh thái trên toàn quốc cho thấy mức trung vị i-ốt niệu toàn quốc đã tăng (2014: 84 mcg/l) lên 97 mcg/l (điều tra trên 2.160 hộ gia đình), mặc dù vẫn dưới mức khuyến cáo của WHO (100-199 mcg/l).
TS.BS Phan Hướng Dương - Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Tính theo các vùng sinh thái thì chỉ có khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ đạt mức trung vị i-ốt niệu trên 100 mcg/l.
Các khu vực khác, kể cả Duyên hải miền Trung (vùng ven biển) vẫn còn tình trạng thiếu i-ốt. Kết quả cụ thể mức trung vị i-ốt niệu như: Tây Nguyên: 118,5 mcg/l; Đồng bằng sông Hồng: 89 mcg/l; Khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền trung: 95 mcg/l; Khu vực Đông Nam bộ: 107 mcg/l; Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: 93 mcg/l;
Hiện nay, theo Báo cáo 2021 của Mạng Lưới Toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.
Một bệnh nhân bị u tuyến giáp được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Ảnh: An Yên
Theo Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 tại Việt Nam, trung vị i-ốt niệu của đối tượng trẻ em toàn quốc (trên 6 tuổi) là 113,3 mcg/l, trẻ em miền núi là 90,0 mcg/l, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là 98,9 mcg/l, (trong khi mức khuyến cáo của WHO cho các đối tượng này là 100-199mgc/l); phụ nữ có thai là 85,3 mcg/l (mức khuyến cáo của WHO cho các đối tượng này là 150-249mgc/l).
Hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là phải trên 90%. Như vậy chỉ số trung vị i-ốt niệu và chỉ số hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đều đạt ở mức nguy cơ cận dưới và không đạt so với khuyến cáo của WHO.
Thiếu vi chất dinh dưỡng là "nạn đói tiềm ẩn" do khẩu phần của người dân Việt Nam hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu các vi chất dinh dưỡng thiết yếu.
Chính sách pháp luật của Nhà nước về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
Tại Điểm b Khoản 2 Điều 7 Luật an toàn thực phẩm quy định "Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có nghĩa vụ tuân thủ quy định của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng mà thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng".
Trên cơ sở nội dung giao tại Luật, sau khi nghiên cứu, đánh giá và căn cứ vào thực tiễn về tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở cộng đồng tại Việt Nam, Bộ Y tế đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28/01/2016 của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Nghị định số 09/2016/NĐ-CP quy định "muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt".
Luật và Nghị định 09/2016/NĐ-CP là 02 văn bản quy phạm pháp luật cao nhất quy định về bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, có hiệu lực bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện trong phạm vi cả nước. Đến nay, chưa có văn bản nào bãi bỏ, sửa đổi hay thay thế văn bản này.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Bộ Y tế quán triệt Nghị quyết 18-NQ/TW: Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả
- Khám sức khỏe trước khi kết hôn: Bảo đảm hạnh phúc, nâng cao chất lượng dân số
- Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm kiểm tra tại Quảng Nam
- Hội nghị thường niên Câu lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực Miền Trung năm 2024: chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
- Đoàn Bộ Y tế làm việc với Bộ Y tế và Phúc lợi Phần Lan: Tìm hiểu về cải cách y tế của Phần Lan
- Bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam sắm 3 máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất
- Đẩy mạnh công tác khám phát hiện lao cho cư dân tại các xã biên giới