HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận làm việc với Hiệp hội sản xuất Dược Hàn Quốc

Thứ Năm, ngày 28/11/2024 07:31

Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Thứ Ba, ngày 26/11/2024 01:32

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

Thứ Hai, ngày 25/11/2024 07:28

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình chính sách

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 08:03

Bộ Y tế tổ chức: Chung kết cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 03:41

Bộ Y tế mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc năm 2024

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 01:34

Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc 2024

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 01:32

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tổ chức Facing the World

Thứ Sáu, ngày 21/11/2024 22:36

Chung kết Cuộc thi “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”

Thứ Năm, ngày 21/11/2024 08:28

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Tổ chức Operation Smile

Thứ Năm, ngày 21/11/2024 08:23

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm các bệnh nhân ghép tạng đặc biệt của Việt Nam

Thứ Tư, ngày 20/11/2024 07:36

Bộ Y tế hỗ trợ Hà Giang về công tác y tế, khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ Tư, ngày 20/11/2024 01:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức chúc mừng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Thứ Ba, ngày 19/11/2024 04:12

Quy chế phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Công an trở thành kim chỉ nam cho nhiều hoạt động liên ngành

Thứ Ba, ngày 19/11/2024 02:46

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy

Thứ Ba, ngày 19/11/2024 02:40

Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp đoàn công tác tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

Thứ Hai, ngày 18/11/2024 12:45

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đối với ngành giáo dục và đào tạo

Thứ Hai, ngày 18/11/2024 07:22

Bộ trưởng Đào Hồng Lan chúc mừng Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo cùng các thầy cô giáo ngành y

Thứ Hai, ngày 18/11/2024 00:00

Đảm bảo mọi trẻ sinh non được chăm sóc sức khỏe tốt nhất

Thứ Bẩy, ngày 16/11/2024 11:44

45 năm thành lập Trường Đại học Y Dược Hải Phòng: Đào tạo sinh viên vừa đủ cả tài và đức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội

Thứ Bẩy, ngày 16/11/2024 06:00

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Hiệu quả của điều trị dự phòng sau phơi nhiễm dại

27/11/2024 | 17:15 PM

 | 

 

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm dại là một trong những thành công lớn của y học hiện đại. Khi được thực hiện đúng cách và kịp thời, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm dại gần như ngăn chặn được bệnh dại phát triển.

Theo nghiên cứu của bác sĩ Hoàng Thị Liên, Viện Pasteur TP.HCM, và các cộng sự, từ năm 2013 đến 2022, khu vực phía nam ghi nhận 2.736.188 người điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại, chiếm 60,3% tổng số của cả nước.

Kết quả nghiên cứu cho thấy người đã điều trị dự phòng dại đầy đủ theo phác đồ gồm tiêm vaccine và huyết thanh, không có người nào không qua khỏi.

Trong đó, huyết thanh kháng dại là một loại kháng thể đặc hiệu, khi tiêm vào cơ thể sẽ ngay lập tức trung hòa virus dại đang lưu hành trong máu và tại vết thương. Vắc xin dại giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus dại, tạo ra một lớp bảo vệ lâu dài.

Theo nghiên cứu kể trên, người bị phơi nhiễm với chó chiếm 82,3%, trong đó nam giới chiếm 51,4%, người trên 15 tuổi chiếm 72,4%. Phần lớn người bệnh tiếp nhận điều trị dự phòng dưới 10 ngày sau khi bị cắn.

Vết cắn phổ biến là ở tay và chân, chiếm đến 90%, đa số là vết thương ở độ II. Khi cắn, con vật ở trạng thái bình thường chiếm 89,9%, con vật lên cơn dại chiếm 1,5%.

Trong 10 năm này, 143 ca không qua khỏi do bệnh dại vì không điều trị dự phòng sau phơi nhiễm và điều trị dự phòng không đầy đủ.

Chính vì vậy, bác sĩ Liên đề xuất ngành y tế và thú y cần có biện pháp truyền thông, giáo dục sức khỏe để 100% người bị phơi nhiễm với động vật dại, nghi dại phải điều trị dự phòng đầy đủ. Đồng thời, các hộ gia đình phải tuân thủ tiêm vaccine dại cho vật nuôi hàng năm.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị, tỷ lệ không qua khỏi lên đến 100%. Bệnh này có thể dự phòng bằng vaccine và huyết thanh kháng dại.

Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở hầu hết địa phương. Trước năm 1995, trung bình mỗi năm có 500 người không qua khỏi. Từ năm 2013 đến nay, số ca không qua khỏi do bệnh dại dao động 70-100 người.

Lượng người đi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ở khu vực phía nam là cao nhất cả nước. Nhưng trong vài năm gần đây, số người không qua khỏi do dại ở khu vực phía nam lại có xu hướng tăng dù số lượng tiêm phòng dại rất cao.

Bác sĩ Liên chia sẻ điều đáng lo lắng là 100% ca không qua khỏi đã không tiêm vaccine hoặc huyết thanh kháng dại. Điều này cho thấy một bộ phận người dân chưa nhận thức đúng về tính nguy hiểm của bệnh dại.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến