HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với UBND tỉnh Lai Châu về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn

Thứ Sáu, ngày 26/04/2024 02:33

Bộ Y tế giám sát việc thực hiện các chương trình can thiệp về sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình tại tỉnh Lai Châu

Thứ Sáu, ngày 26/04/2024 01:23

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính

Thứ Năm, ngày 25/04/2024 09:07

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao kỷ niệm chương “ Vì sức khỏe nhân dân” cho Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 25/04/2024 09:00

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số

Thứ Tư, ngày 24/04/2024 09:09

Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp Tổng Giám đốc công ty IMarketKorea

Thứ Tư, ngày 24/04/2024 08:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:45

Đảng ủy Bộ Y tế sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 và triển khai quy trình kiện toàn, bổ sung chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:40

Bộ Y tế kiện toàn lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Y học

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 12:48

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo “Đề án tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số y tế đến năm 2030”

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 09:40

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với Chủ tịch Viện Ký ức COVID-19, Cộng hòa Pháp

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:33

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự chương trình khám, chữa bệnh miễn phí và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Điện Biên

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:25

Giảm số lượng, tăng nguồn lực khi sắp xếp các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Thứ Sáu, ngày 19/04/2024 09:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Hậu COVID-19: Ám ảnh vì cơn ho kéo dài sau khỏi bệnh nhiều ngày

13/01/2022 | 19:49 PM

 | 

Mắc COVID-19 không triệu chứng nhưng sau khỏi 3 tháng, chị Hoài Linh vẫn khổ sở vì ho kéo dài, thậm chí cơn ho sặc sụa kèm theo khó thở, cả đêm không thể ngủ phải ngồi thở...

Chị Mỹ Hạnh, 30 tuổi ở TP HCM, cho biết chị đã hết bệnh cả tháng nay nhưng vẫn hay ho tằng hắng, ho khan 1-2 cái như "ho giả vờ" vào ban đêm. Chị Hạnh cho hay, chị có cơ địa dị ứng, viêm mũi dị ứng sẵn, nên sau khi khỏi bệnh, chị vẫn bị ho kéo dài.

Còn chị Hoài Linh (ở Hà Nội) thì khổ sở sau khi khỏi COVID-19 gần 2 tháng nay. Khi phát hiện dương tính SARS-CoV-2, chị điều trị, theo dõi tại nhà vì không có biểu hiện triệu chứng, người "khoẻ re". Tuy nhiên, sau 15 ngày âm tính hoàn toàn, chị bắt đầu ho và kéo dài gần 2 tháng không dứt. 

"Cơn ho sặc sụa theo cơn kèm khó thở, có cơn kéo dài cả đêm không thể ngủ phải ngồi thở" - chị nói. Đặc biệt, mỗi lần gội đầu xong chị xác định đêm ấy thức trắng vì ho. Cơn ho ám ảnh đến nỗi, cứ nghĩ đến gội đầu là chị lại sợ hãi. 

ho_keo_dai_covid.png

Ảnh minh hoạ

Theo BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM, cho biết, ho sau mắc COVID-19 giống ho sau bị cảm hoặc nhiễm các virus hô hấp.

Về nguyên nhân gây ho sau khi khỏi COVID-19, theo BS Khanh có 4 nhóm. Thứ 1: Sau khi khỏi bệnh, cơ thể còn đào thải chất tiết (xác virus); Thứ 2: Người có cơ địa dị ứng/hoặc bị suyễn; Thứ 3: Người có bệnh lý trào ngược sẵn có, uống thuốc nhiều thì tình trạng này tăng thêm; Thứ 4 là có tình huống kích thích trung khu thần kinh ở dọc đường hô hấp, vùng khí quản, hầu họng.... gây ho.

Vậy những bệnh nền nào khiến người sau khi mắc COVID-19 dễ bị ho kéo dài? BS Khanh cho hay đó là những người có cơ địa dị ứng (bị kích thích ho khi bị), bị suyễn, trào ngược, sống trong môi trường nhiều khói bụi dễ bị ho. 

Theo BS Khanh, không có sự khác biệt trong di chứng ho kéo dài sau mắc COVID-19 có khác với việc nhiễm các virus khác. Có nhiều "dạng" ho khác nhau, có thể bị ho túc tắc, ngứa họng, cũng có thể bị ho sặc sụa. Nhiều người bị ho sau khi nói chuyện nhiều, cười nhiều; hít không khí lạnh, thở bằng miệng nhiều... Có người sau khi ăn no cũng ho, hít phải mùi lạ, thay đổi tư thế, thậm chí, cơn ho khiến họ thức giấc ban đêm.

Để ứng phó với ho sau khỏi COVID-19, theo BS Khanh, người dân phải đi khám để đánh giá việc bản thân có bệnh phổi khác hay không (như viêm phổi, lao phổi), hoặc các bệnh như ho do dị ứng, trào ngược, suyễn... hay đích thị là ho hậu COVID-19.

Nếu không phải vì bệnh lý khác, thì việc tự vận động, tập luyện, tẩm bổ sẽ khiến ho sau COVID-19 hết dần trong tương lai. Có những người cũng bị mệt mỏi, mất sức liên quan hô hấp, thì lúc này tập thở, tẩm bổ là cách duy nhất để quen dần. 

Thực tế hiện nay một số người bị ho do di chứng sau COVID-19 đi khám được hướng dẫn "detox" (thanh lọc) phổi. Theo BS Khanh, việc thanh lọc (rửa) phổi chỉ nên áp dụng với những người trong môi trường hít phải quá nhiều bụi (than, kim loại). Còn về y học, không có bệnh lý nào phải thanh lọc phổi. Nhiễm COVID-19 là do virus, vì thế không phải thanh lọc phổi.

Một số mắc COVID-19 thể nặng có dấu vết sẹo hay dãy xơ trên phổi. Những vấn đề này theo vị chuyên gia này không phải detox phổi mà phải tập thở để tăng khả năng trao đổi khí ở những vùng còn lại không bị xơ. "Một số nghiên cứu cho thấy sau 6 tháng những vết xơ này sẽ tự lành" - BS Khanh thông tin và cho hay sự thật là những vết xơ này sẽ làm bệnh nhân khó chịu, ngột thở, không có sức khi vận động mạnh hoặc đeo khẩu trang liên tục. Vì thế tập thở là phương pháp hiệu quả nhất.  

Về một số biện pháp giảm cơn ho, BS Khanh khuyến cáo có thể làm giảm cơn ho bằng cách:

- Tập thở: thở bụng có chú ý, hít vào bụng phình, thở ra bụng xẹp mỗi đợt 3-4 nhịp

- Nuốt và ngậm miệng

- Hít vào thở ra bằng mũi cho đến khi hết ho

- Uống từng ngụm nước ấm. Ngậm kẹo

- Tránh để khô họng, uống đủ nước.

- Uống thuốc ho.

Nguồn: SKĐS


Thăm dò ý kiến