HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Đảm bảo người dân có được những liều vắc xin an toàn, hiệu quả

Thứ Sáu, ngày 10/05/2024 09:44

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Viện trưởng Viện Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường

Thứ Sáu, ngày 10/05/2024 09:39

Bộ Y tế trao tặng Kỷ niệm chương “Vì Sức khỏe nhân dân” cho Giám đốc dự án USAID/PATH STEPS, Giám đốc chương trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu, Tổ chức PATH Toàn cầu

Thứ Sáu, ngày 10/05/2024 06:47

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, động viên nữ bác sĩ nội trú bị tai nạn hy hữu

Thứ Năm, ngày 09/05/2024 07:41

Ngành Y tế phát động Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024

Thứ Năm, ngày 09/05/2024 04:09

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Công ty TNHH Boehringer Inglheim Việt Nam

Thứ Tư, ngày 08/05/2024 01:37

Bàn giao xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên

Thứ Tư, ngày 08/05/2024 01:33

Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế

Thứ Tư, ngày 08/05/2024 01:30

Bộ Y tế họp triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính năm 2024

Thứ Tư, ngày 08/05/2024 01:00

Đoàn công tác Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam thăm quân và dân tại quần đảo Trường Sa và Nhà dàn DK1 năm 2024

Thứ Hai, ngày 06/05/2024 14:27

Lễ kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch

Thứ Hai, ngày 06/05/2024 07:21

Bộ Y tế thăm và tặng quà quân, dân trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1

Thứ Hai, ngày 06/05/2024 03:31

Thiêng liêng hành trình ra Trường Sa ngày Giải phóng

Chủ Nhật, ngày 05/05/2024 14:11

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát động cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

Thứ Sáu, ngày 03/05/2024 07:17

Khắc phục khó khăn, quyết tâm chấm dứt bệnh Lao vào năm 2030

Thứ Năm, ngày 02/05/2024 13:35

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Tập đoàn Siemens Healthineers

Thứ Năm, ngày 02/05/2024 07:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với UBND tỉnh Lai Châu về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn

Thứ Sáu, ngày 26/04/2024 02:33

Bộ Y tế giám sát việc thực hiện các chương trình can thiệp về sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình tại tỉnh Lai Châu

Thứ Sáu, ngày 26/04/2024 01:23

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính

Thứ Năm, ngày 25/04/2024 09:07

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao kỷ niệm chương “ Vì sức khỏe nhân dân” cho Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 25/04/2024 09:00

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Giám đốc Sở Y tế Bình Dương: Nỗ lực điều trị, giảm thiểu các ca diễn biến nặng và nguy kịch

26/09/2021 | 05:46 AM

 | 

Ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương đã có cuộc trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 ở địa phương này.

Xét nghiệm rộng, phát hiện sớm ca nhiễm để chăm sóc

PV: Hiện tại Bình Dương có số bệnh nhân thế nào, công tác xét nghiệm để sớm phát hiện ca nhiễm ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Hồng Chương: Tính đến tối 24/9, các cơ sở điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang điều trị 39.013 bệnh nhân. Toàn tỉnh Bình Dương cũng có 4.241 F0 và 5.312 F1 đang cách ly tại nhà. 

Để nhanh chóng phát hiện ca bệnh từ đó có hướng chăm sóc, điều trị, Bình Dương triển khai lấy mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2, 3 (từ ngày 02/8/2021) bằng test nhanh và PCR cho trên 8 triệu lượt người. Kết quả của 2 đợt này phát hiện 150.330 trường hợp dương tính (tỷ lệ 1,88%). Lấy mẫu PCR cho 135.839 công nhân tại 169 công ty trong các khu công nghiệp, có 396 trường hợp dương tính.

GĐ Sở Y tế Bình Dương nói về bệnh nhân COVID-19 nhanh khỏi, ít tử vong - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Hồng Chương

PV. Theo đánh giá thì F0 ở Bình Dương tăng mạnh nhưng tỉ lệ tử vong thấp, ông có thể lý giải về điều này?

Ông Nguyễn Hồng Chương: Tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 ở Bình Dương tử vong luôn dưới 1%, thấp hơn tỷ lệ trung bình của thế giới cũng như các địa phương khác. 

Căn cứ vào diễn biến dịch ở Bình Dương, theo chúng tôi, có ba nguyên nhân chính như sau. Thứ nhất là Bình Dương kiên trì xét nghiệm diện rộng để sớm phát hiện F0 trong cộng đồng. Ngăn chặn tối đa sự lây lan, ai nhiễm là được phát hiện ngay không để muộn. Ngoài diện rộng thì còn có xét nghiệm theo trọng điểm, khoanh vùng khống chế dịch nhanh. 

Thứ hai là việc phối hợp các tầng điều trị, các khu thu dung rất nhịp nhàng. Khi có kết quả xét nghiệm F0 thì sàng lọc ngay tình hình bệnh để đưa vào các khu điều trị hợp lý. 

Các trung tâm y tế/bệnh viện tuyến huyện điều trị rất tốt ở tầng 2. Phác đồ điều trị xuyên suốt theo Bộ Y tế nên đã hạn chế chuyển nặng. 

Nguyên nhân thứ ba là phần lớn các F0 đều rơi vào các khu nhà trọ của công nhân. Lứa tuổi của họ còn rất trẻ, sức khỏe tốt, không có bệnh nền nên khả năng bình phục nhanh chóng, chuyển nặng rất ít kéo theo tỷ vong không nhiều.

GĐ Sở Y tế Bình Dương nói về bệnh nhân COVID-19 nhanh khỏi, ít tử vong - Ảnh 3.

Bệnh nhân nặng ở Bình Dương bình phục ngày càng nhiều

PV. Việc triển khai mô hình tháp điều trị 3 tầng ở Bình Dương như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Hồng Chương: Đặc trưng của Bình Dương là có rất nhiều nhà xưởng do các nhà đầu tư hỗ trợ cùng trang thiết bị, giường bệnh rất tốt. Khi bệnh nhân đang điều trị tại nhà rồi vào các khu thu dung ban đầu (tầng 1) hay bệnh viện dã chiến (tầng 2) đều có đầy đủ thuốc uống. Khi chuyển biến xấu thì tầng cao hơn đã sẵn sàng đón nhận. 

Bình Dương có 800 giường dành để điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch tại hai trung tâm hồi sức COVID-19 đặt tại Bệnh viện tỉnh Bình Dương và Bệnh viện quốc tế Becamex. 

Máy móc tại đây cơ bản đã được các đơn vị trang bị sẵn. Sau đó được Bộ Y tế bổ sung thêm nên khá đầy đủ. Hệ thống nhân lực được chi viện từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vào và nguồn nhân lực tại chỗ cũng như từ các tỉnh bạn.

Đặc biệt, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội được Bộ Y tế cử vào giúp chúng tôi về điều trị, là Giám đốc Y khoa tại Bệnh viện Quốc tế Becamex Bình Dương đã thiết lập hệ thống điều trị theo mô hình 3 tầng đúng quy định của Bộ Y tế.

GĐ Sở Y tế Bình Dương nói về bệnh nhân COVID-19 nhanh khỏi, ít tử vong - Ảnh 5.

Xét nghiệm diện rộng để sớm phát hiện ca nhiễm để chăm sóc, điều trị

PV. Trạm y tế lưu động đã được triển khai ở một số địa phương của Bình Dương, ông đánh giá thế nào về mô hình này?

Ông Nguyễn Hồng Chương: Đây là mô hình mới. Rất tốt. Là cầu nối giữa y tế cơ sở và người dân. 

Đặc biệt, sau khi Bình Dương trở lại trạng thái bình thường mới, nếu vẫn còn người nhiễm COVID-19, trạm y tế lưu động sẽ phát huy được hiệu quả. 

PV. Bình Dương là một tỉnh công nghiệp với nhiều khu công nghiệp, ông cho biết địa phương có kế hoạch chăm sóc y tế cho công nhân như thế nào?

Ông Nguyễn Hồng Chương: Bình Dương đang làm thêm trạm y tế tại các cụm/khu công nghiệp do các nhà đầu tư kết hợp với hệ thống y tế tư nhân tiến hành xây dựng vận hành. Vậy nên công nhân sẽ được chăm sóc và tiếp cận y tế ban đầu tốt.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: SKĐS


Thăm dò ý kiến