HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm và làm việc tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn

Thứ Hai, ngày 24/03/2025 01:29

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, làm việc tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Hai, ngày 24/03/2025 01:16

Khám bệnh, tặng quà, phát thuốc miễn phí cho người dân huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Chủ Nhật, ngày 23/03/2025 08:59

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, làm việc tại Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa

Chủ Nhật, ngày 23/03/2025 08:35

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Chủ tịch Hiệp hội chăm sóc răng miệng Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 10:36

Lãnh đạo Bộ Y tế và Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với thanh niên ngành Y tế năm 2025

Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 10:15

Hội thảo Xây dựng đề án cấp cứu ngoại viện

Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 06:16

Bộ Y tế đối thoại với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 02:38

Nâng cao chất lượng và chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân lực công tác xã hội trong công tác y tế

Thứ Năm, ngày 20/03/2025 14:15

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về trí tuệ nhân tạo và một số khuyến nghị cho lĩnh vực y tế”

Thứ Năm, ngày 20/03/2025 14:10

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng

Thứ Năm, ngày 20/03/2025 10:14

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Giám đốc phụ trách kinh tế Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Thứ Năm, ngày 20/03/2025 00:56

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Giám đốc và Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Thứ Tư, ngày 19/03/2025 13:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đoàn đại biểu Thành phố Quảng Châu, Trung Quốc

Thứ Tư, ngày 19/03/2025 13:10

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Cục Quản lý Trung y dược Quốc gia Trung Quốc

Thứ Tư, ngày 19/03/2025 08:55

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 1.000 người dân huyện vùng cao Nậm Nhùn

Thứ Tư, ngày 19/03/2025 01:13

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Dinh dưỡng

Thứ Ba, ngày 18/03/2025 08:49

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin phòng bệnh Sởi do Công ty Cổ phần vắc xin Việt Nam tài trợ

Thứ Hai, ngày 17/03/2025 09:20

Không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận của Đảng

Thứ Hai, ngày 17/03/2025 07:22

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn: Lai Châu tiếp tục quan tâm nâng chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh chuyển đổi số y tế

Thứ Hai, ngày 17/03/2025 01:34

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Gia tăng vi khuẩn kháng thuốc sau đại dịch Covid-19

04/11/2023 | 15:12 PM

 | 

Sau đại dịch Covid-19, độ nhạy của nhiều vi khuẩn với kháng sinh có xu hướng giảm, thậm chí đề kháng ở mức cao, trong đó có nhóm kháng sinh mới, vốn được ưu tiên điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp.

 

Thông tin này được các chuyên gia chia sẻ tại Hội nghị khoa học Hội Hô hấp Việt Nam - Hội Phổi Pháp Việt vào sáng 4/11 tại TP Hạ Long, Quảng Ninh. Hội nghị tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Pháp và 30 năm hợp tác y tế Pháp - Việt. Hơn 1.000 chuyên gia, bác sĩ từ Việt Nam, Pháp, Úc có mặt để cùng bàn các giải pháp quản lý kháng kháng sinh và các tổn thương phổi sau Covid-19.

Gia tăng vi khuẩn kháng thuốc sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Các chuyên gia tại phiên khai mạc Hội nghị.

TTND.GS.TS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh Hà Nội nhận định Việt Nam là một trong các quốc gia những năm gần đây gia tăng kháng kháng sinh.

Nguyên nhân do sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe như kê đơn không hợp lý, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện chưa tốt, sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và trong cộng đồng… Đặc biệt, việc người dân tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, tự ý tăng giảm hoặc bỏ liều cũng làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh.

Trong đại dịch Covid-19, nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm, lao không được chẩn đoán và điều trị do các phòng khám ngoại trú đóng cửa. "Người dân lo sợ, hạn chế đi khám, do đó có thể mầm bệnh không được ngăn chặn triệt để, nguy cơ lây lan và kháng thuốc", GS Châu cho biết.

Gia tăng vi khuẩn kháng thuốc sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

GS Ngô Quý Châu phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị.

TTƯT.PGS.TS Chu Thị Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Trưởng khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết những kháng sinh đầu tay ưu tiên được lựa chọn cho điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng có 3 loại chính là nhóm penicilin, nhóm cephalosporin, và nhóm macrolid. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của nhiều công trình đã công bố tại Việt Nam và thế giới cho thấy hiện nay độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với các kháng sinh này có xu hướng giảm dần, thậm chí mức độ đề kháng đang ở mức cao, đáng báo động.

Trong một phân tích năm 2021, CDC báo cáo tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (HAI) ở Mỹ tăng cao hơn đáng kể vào năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Trong số này, nhiều loại có khả năng kháng kháng sinh hoặc thuốc chống nấm. Một số nghiên cứu khác về để kháng kháng sinh sau đại dịch Covid-19 như nghiên cứu ở Hàn Quốc, Mỹ cũng cho thấy sự gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc sau đại dịch.

Báo cáo tại hội nghị, GS.TS. Hans Liu, Bệnh viện Bryn Mawr, Mỹ cho biết hiện nay thế giới đang thiếu các phát minh về nhóm kháng sinh mới. Hơn 10 năm trở lại đây không có phát minh về kháng sinh mới, trong khi số lượng vi khuẩn kháng kháng sinh gia tăng mạnh, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. "Dùng kháng sinh tốt nhất cho chỉ định, ngừng dùng kháng sinh khi không còn cần thiết với liệu trình ngắn hơn để giảm đề kháng kháng sinh", GS Hans nói.

"Sử dụng kháng sinh hợp lý, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng tại các cơ sở ngoài bệnh viện, chẳng hạn như nhà điều dưỡng và các cơ sở chăm sóc dài hạn, phòng bệnh chủ động bằng tiêm chủng vắc xin giúp giảm gánh nặng kháng kháng sinh", GS Châu nhận định.

Trong khuôn khổ hội nghị, các chuyên gia còn bàn luận sâu về thực trạng tổn thương trên phổi ở người mắc Covid-19 kéo dài. Theo PGS Hạnh, thời gian của Covid-19 kéo dài không chỉ là vài tháng như nhiều người bệnh vẫn nghĩ. "Không ít trường hợp 1-2 năm vẫn còn tổn thương phổi do Covid-19 để lại", PGS Hạnh nói.

Di chứng trên phổi ở bệnh nhân Covid-19 kéo dài biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ khó thở cho đến tổn thương phổi nặng, phải phụ thuộc vào máy thở. Một số triệu chứng kéo dài dai dẳng thường gặp nhất là khó thở, giảm khả năng vận động và giảm oxy máu, ho kéo dài, đau ngực. Ở người bệnh Covid-19 nặng, sau khi khỏi còn có thể gặp di chứng xơ phổi.

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS.BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết nhờ có sự phối hợp tích cực giữa Bộ Y tế và các hiệp hội chuyên ngành, đặc biệt là chuyên ngành hô hấp, cuộc chiến chống Covid-19 đã đạt nhiều thành quả. Việt Nam đã chính thức công bố với thế giới chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Tuy nhiên thách thức vẫn còn nhiều. Những năm qua, các nhà khoa học chuyên ngành hô hấp Việt Nam đã tăng cường, hợp tác khoa học quốc tế để cập nhật kiến thức khoa học về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh lý hô hấp.

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam nêu thực trạng hiện nay bệnh lý hô hấp ngày càng phức tạp. Ngoài các bệnh kinh điển còn xuất hiện những bệnh mới nổi chưa từng có trước đây, gây khó khăn cho chẩn đoán, điều trị và theo dõi người bệnh. Diễn biến phức tạp khó lường của các bệnh hô hấp nhiễm trùng, tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn cũng làm cho công tác chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn. Hội Hô hấp Việt Nam đã đóng góp không nhỏ trong việc tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa cho bác sĩ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Hội nghị năm nay có 137 bài báo cáo của gần 90 chuyên gia, bác sĩ, trong đó hơn một nửa đến từ Pháp, Mỹ, Nhật, Úc. Nhiều chủ đề thiết thực được thảo luận như cập nhật chẩn đoán, điều trị hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, ngừng thở khi ngủ, bệnh lý phổi kẽ…, vấn đề hô hấp nhi và phẫu thuật lồng ngực. Nhiều kỹ thuật chẩn đoán, điều trị mới được chia sẻ như nội soi phế quản siêu âm, thở máy không xâm nhập điều trị ngưng thở khi ngủ, phẫu thuật phổi ít xâm lấn, sinh thiết phổi chẩn đoán sớm ung thư phổi, can thiệp nội mạch trong một số bệnh lý hệ hô hấp như thông động tĩnh mạch, chiến lược dự phòng và điều trị viêm phổi bệnh viện…

"Đây là cơ hội cho các bác sĩ trong và ngoài nước cập nhật những tiến bộ mới nhất của thế giới trong chuyên ngành hô hấp, nhận diện những thách thức mới trong khám chữa bệnh giai đoạn sau Covid-19", PGS Hạnh cho biết.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến