HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai
Thứ Năm, ngày 26/12/2024 07:15Sáng ngày 26/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày Quốc tế...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng
Thứ Tư, ngày 25/12/2024 01:01Chiều ngày 24/12/2024, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Thành lập Viện (31/12/1984 – 31/12/2024). GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội...
Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao
Thứ Ba, ngày 24/12/2024 11:31Toàn cảnh hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025 Ngày 24/12/2024, Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025. Hội nghị diễn ra theo hình thức...
Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025
Thứ Ba, ngày 24/12/2024 02:05Ngày 24/12/2024, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2024. Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:18Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Chiều ngày 23/12/2024, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết...
Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam
Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:12Các đại biểu tham dự lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam Ngày 23/12/2024, tại Hà Nội, Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam đã tổ chức lễ kỉ niệm 16 năm...
Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng
Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:03Ngày 23/12/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị Y tế ( Bộ Y tế) tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2025 trong lĩnh vực quản lý công trình và thiết bị y tế. Thứ...
Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái
Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 15:28Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa...
Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh
Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 13:43Sáng 21/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra lễ mít tinh "Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh" do Bộ Y tế, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo Hội Thầy thuốc trẻ...
Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 02:08Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam Ngày 20/12/2024, Bộ Y tế...
Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước
Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 01:00Ngày 20/12/2024 tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Lê Đức Luận, Thứ trưởng Bộ Y tế dự...
Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025
Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 13:04Chiều ngày 20/12/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025. Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận chủ...
Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới
Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 11:58Ngày 20/12/2024, tại Hải Phòng, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em/sức khoẻ sinh sản năm 2024, định hướng nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có Thứ...
Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”
Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 03:44Hội thảo là dịp để khẳng định thêm về tầm vóc quốc tế của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; làm sáng tỏ những giá trị mới, góp phần giúp Hà Tĩnh, Hưng Yên tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di sản...
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông
Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 02:22Ngày 19/12/2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã đến dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724- 2024) tại Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu...
Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:58Ngày 19/12/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có buổi gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập...
Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:33Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng các đại biểu tham dự lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương Sáng ngày...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê
Thứ Năm, ngày 19/12/2024 07:02Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan yêu cầu các y bác sĩ Bệnh viện E phối hợp với các chuyên gia cấp cứu, chống độc, bỏng... tập trung nguồn lực, nhân lực để điều trị các bệnh nhân - là nạn...
Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội
Thứ Năm, ngày 19/12/2024 04:33Sáng 19/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã đến kiểm tra hiện trường, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả vụ cháy xảy ra vào khuya 18/12, tại quán cà phê (số nhà 260 đường Phạm Văn Đồng,...
Xuất bản thông tin
Gia tăng đột quỵ ở người trẻ
20/06/2024 | 16:32 PM
Tỷ lệ người trẻ từ 45 tuổi trở xuống đột quỵ có xu hướng tăng hơn trong vài năm gần đây, chiếm khoảng 15% trên tổng số ca mà Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám cho người bệnh.
Vì sao gia tăng tỷ lệ người trẻ đột quỵ?
Theo thống kê, trung bình một ngày Trung tâm Đột quỵ tiếp nhận 50-60 ca đột quỵ nặng và phức tạp từ bệnh viện vệ tinh chuyển đến do tuyến cơ sở vượt quá khả năng điều trị, tiên lượng khó khăn.
Đáng lưu ý, đột quỵ ở người trẻ (từ 45 tuổi trở xuống) có xu hướng tăng hơn trong vài năm gần đây, chiếm khoảng 15% trên tổng số ca mà Trung tâm tiếp nhận.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nặng và trẻ hóa có xu hướng tăng hơn trong thời gian gần đây. Có tới 70% bệnh nhân sau đột quỵ bị ảnh hưởng sức lao động.
Nữ bệnh nhân 32 tuổi (quê Hưng Yên) nhập viện với triệu chứng liệt nửa người trái hoàn toàn và nói ngọng giờ thứ nhất. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc động mạch cảnh trong phải giờ thứ 1. Chỉ trong 35 phút kể từ khi nhập viện (tức ngay giờ thứ 2 của bệnh), bệnh nhân được dùng thuốc tiêu huyết khối. Kíp can thiệp của Trung tâm Điện quang cũng đã tái thông mức độ TICI 2c bằng phương pháp đặt stent nội sọ và Solumbra.
Trung tâm vừa tiếp nhận ca bệnh trẻ 43 tuổi ở Lạc Thủy, Hòa Bình có bệnh nền nhưng không biết do trước đó không đi khám sức khỏe. Kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu não cấp do tắc động mạch thân nền. Đây là động mạch não lớn nuôi dưỡng vùng trung tâm quan trọng của não bộ. Bệnh nhân may mắn được phát hiện và đến viện vào cửa sổ giờ vàng.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng may mắn đến viện vào giờ vàng cấp cứu. Mới đây, có trường hợp trẻ tuổi, có tiền sử cao huyết áp nhiều năm, nhưng không điều trị, không uống thuốc vì cảm thấy người hoàn toàn bình thường. Tới khi bệnh nhân đột quỵ vào cấp cứu thì quá muộn, bệnh nhân phải thở máy, liệt nửa người khó hồi phục.
"Đáng chú ý, Trung tâm đã tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ còn rất trẻ, chỉ 15-16 tuổi, thậm chí có trường hợp 6 tuổi đã mắc đột quỵ. Bệnh nhân này được vào cấp cứu trong tình trạng chảy máu não do dị dạng mạch thông động tĩnh mạch não. Sau khi được cấp cứu ổn định, cháu được chuyển sang hồi sức Nhi, tiên lượng khó khăn", bác sĩ Dũng cho hay.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai.
Theo chuyên gia này, những yếu tố nguy cơ làm gia tăng đột quỵ ở người trẻ gồm: Lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử; thừa cân béo phì, lười vận động; chưa có ý thức rõ ràng bảo vệ sức khỏe; cuộc sống xã hội tương đối nhiều áp lực, stress, căng thẳng trong cuộc sống, công việc…
"Người trẻ thường chủ quan hoặc rất ít theo dõi chỉ số huyết áp, nghĩ rằng còn trẻ sức chịu đựng tốt. Bên cạnh đó, nhiều người lười vận động, thừa cân, béo phì, không chịu tập luyện, hoặc ăn thức ăn nhanh, thức khuya, chịu áp lực trong công việc, đều là yếu tố nguy cơ nhưng lại ít chú ý.
Đặc biệt, nhiều người nghĩ mình còn trẻ, khỏe nên không khám sức khỏe, chỉ tới khi đột quỵ vào viện mới phát hiện mình mắc các bệnh nền huyết áp, tim mạch… Những bệnh nền này không được phát hiện sớm, thăm khám và điều trị đúng, đến lúc nào đó bùng phát, kết hợp với các yếu tố khác sẽ dẫn tới đột quỵ", bác sĩ Dũng cảnh báo.
Phát hiện sớm dấu hiệu đột quỵ
Đột quỵ có 2 thể là nhồi máu não và chảy máu não. Nhồi máu não là mạch máu bị tắc nghẽn do cục máu đông, ngăn chặn dòng máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi tế bào não tương ứng, các tế bào não đó bị chết đi, dẫn đến các chức năng điều khiển vận động, nhận thức, học tập, ngôn ngữ… sẽ bị mất đi.
Chảy máu não là trường hợp mạch máu não vỡ ra có thể do dị dạng mạch máu não (hay gặp ở người trẻ) và do tăng huyết áp nhưng điều trị không thường xuyên hoặc điều trị không tốt.
"Ở người trẻ, nguyên nhân chảy máu não hay gặp là dị dạng động tĩnh mạch não và phình động mạch não. Trong thực tế lâm sàng, đa phần đột quỵ là thể nhồi máu não, chiếm gần 80%, và chảy máu não khoảng 20%", bác sĩ Dũng cho hay.
Người trẻ bị đột quỵ nếu không được cấp cứu trong “giờ vàng” (4,5 giờ đầu sau khi có triệu chứng đột quỵ), phát hiện và điều trị muộn thì cơ hội phục hồi rất khó khăn. Không ít người đã trở thành tàn phế, ảnh hưởng đến chính mình vì mất khả năng tự chăm sóc bản thân, nặng hơn nữa thì mất sức lao động, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Với đột quỵ quan trọng nhất là nhận biết được những dấu hiệu sớm
Dấu hiệu đầu tiên là chữ F (khuôn mặt) nhìn vào bộ mặt của người bệnh, nếu góc miệng (khóe miệng) của bệnh nhân khi nói, cười bị lệch, méo miệng hoặc chảy nước khi uống nước thì nghĩ ngay đến đột quỵ.
Thứ hai là chữ A (tay chân bên phải hoặc trái) bị yếu liệt hoặc tê bì.
Thứ ba là chữ S (ngôn ngữ, lời nói), nói khó hơn so với bình thường, phát ngôn khó, hoặc không phát ngôn được.
Đây là 3 dấu hiệu điển hình và rất thường gặp, khi có các dấu hiệu này cần phải nghĩ ngay đến đột quỵ.
Nếu có 3 dấu hiệu trên, người nhà người bệnh đừng chần chừ. Một số biện pháp dân gian như bôi vôi vào lòng bàn tay, bàn chân, chích dái tai, chích máu đầu ngón tay, chân, hoặc nằm bất động theo dõi tại nhà… đều là những hành động không đúng, có thể gây hại cho bệnh nhân, cản trở, gây bất lợi cho quá trình điều trị của bác sĩ. Hãy gọi xe cứu thương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị được đột quỵ trong thời gian sớm nhất để khả năng hồi phục sẽ cao nhất có thể.
Để phòng đột quỵ, người dân phải biết cách nhận diện triệu chứng đột quỵ, chịu khó lắng nghe cơ thể và ghi nhớ dấu hiệu đột quỵ và khi đã nghi ngờ mình đột quỵ phải khẩn trương vào viện ngay.
"Người trẻ nên cân bằng cuộc sống, tăng cường vận động, duy trì cân nặng lý tưởng, tránh xa chất kích thích, thuốc lá điện tử, phải khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh lý mình mắc phải để có kế hoạch điều trị kiểm soát tối ưu. Khi đã có bệnh nền phải khám định kỳ để bác sĩ có thể chỉnh liều thuốc nhằm đạt mục tiêu điều trị, đặc biệt khi bệnh nhân đã từng mắc đột quỵ rồi", bác sĩ Dũng nói.
Nguồn: Nhandan.vn
Tin liên quan
- Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai
- Tuổi trẻ ngành Y tế Việt Nam đổi mới, sáng tạo trong thời kỷ nguyên số
- Thông tư số 45/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư sổ 11/2018/TF-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc
- Người phụ nữ 3 lần sinh mổ, có rối loạn kinh nguyệt vẫn không biết mình mang thai
- Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người khuyết tật nghe nói
- Phú Yên: Ra Nghị quyết giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập
- Tận dụng cơ cấu dân số vàng cho kỷ nguyên mới