HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 04:33

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Dồn tổng lực để về đích loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

23/04/2024 | 15:08 PM

 | 

 

Đến hết năm 2023, nước ta có 46 tỉnh, thành được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét. Trong số 17 tỉnh, thành chưa loại trừ sốt rét. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

Nhân Ngày thế giới phòng chống bệnh sốt rét (25/4) năm nay, Báo Điện tử Chính phủ đã có buổi trao đổi với TS. Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương xung quanh nội dung về mục tiêu Việt Nam tiến tới loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

Dồn tổng lực để về đích loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030- Ảnh 1.

TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ươn - Ảnh: VGP/HM

- Thưa ông, tại Quyết định số 1920/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến 2030, nước ta đặt mục tiêu kết thúc bệnh sốt rét vào năm 2030. Xin ông chia sẻ về lộ trình và kết quả trong phòng chống sốt rét của Việt Nam đến hiện nay?

TS. Hoàng Đình Cảnh: Chiến lược Quốc gia về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 1920/QĐ-TTg, ngày 27/10/2011 và lộ trình loại trừ bệnh sốt rét tại Việt Nam cũng đã được Bộ Y tế phê duyệt.

Đến ngày 25/10/2017, Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung tiếp tục khẳng định, Việt Nam sẽ loại trừ loài sốt rét vào năm 2030.

Năm 2023, số bệnh nhân sốt rét ở nước ta còn ghi nhận là 448 ca, giảm 97,3%, số ca nắc sốt rét ác tính giảm 89,19%, số trường hợp tử vong do sốt rét giảm 85,71% so với năm 2011.

Nhân ngày thế giới phòng chống bệnh sốt rét năm 2024, chúng ta lấy chủ đề "Dồn tổng lực về đích để loại trừ sốt rét tại Việt Nam", nhằm tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ y tế để phòng chống bệnh sốt rét.

- Ông đánh giá như thế nào về tiến độ phòng chống bệnh sốt rét hiện nay ở nước ta, so với mục tiêu kết thúc bệnh sốt rét vào năm 2030? Theo dự đoán, chúng ta có thể hoàn thành đúng thời hạn được không, thưa ông?

TS. Hoàng Đình Cảnh: Đến hết năm 2023, nước ta đã có 46 tỉnh được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét. Trong số 17 tỉnh, thành chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

Dồn tổng lực để về đích loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030- Ảnh 2.

Việt Nam đã khống chế số ca mắc sốt rét xuống dưới 500 ca/năm - Ảnh: VGP/HM

- Thưa ông, các hoạt động phòng chống bệnh sốt rét ở nước ta có gặp khó khăn gì không? Những khó khăn đó có ảnh hưởng như thế nào?

TS Hoàng Đình Cảnh: Để loại trừ được bệnh sốt rét, tất cả các ca bệnh, ổ bệnh phải được điều tra, xét nghiệm chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và xử lý muỗi bằng phun tồn lưu, tẩm màn hóa chất và truyền thông cho người dân.

Tuy nhiên, hiện nay, việc chẩn đoán xét nghiệm ở tuyến cơ sở gặp khó khăn do không có điểm kính hiển vi hoặc có kính nhưng xét nghiệm viên lâu ngày không nhìn thấy ký sinh trùng sốt rét nên kỹ năng phát hiện cũng giảm dần.

Mặc dù, Việt Nam đã khống chế số ca mắc sốt rét xuống dưới 500 ca/năm; sốt rét tập trung chủ yếu tại một số huyện như huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, huyện Krongpa, tỉnh Gia Lai.

Song, chúng ta đang phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức.

Thứ nhất, Việt Nam là nước nhiệt đới, nhiều rừng núi nên véc tơ gây bệnh phát triển, khó kiểm soát, khó tiêu diệt véc tơ, nhất là trong rừng, rẫy. Hiện, chúng ta còn trên 6 triệu dân sống trong vùng sốt rét lưu hành.

Thứ hai, sốt rét ngoại lai đang có xu hướng tăng, nhất là sốt rét từ người đến từ châu Phi.

Thứ ba, hiện nay đang có hiện tượng muỗi kháng hoá chất .

Ngoài ra, việc quản lý dân di biến động cũng rất phức tạp mà ngành Y tế không thể đảm đương được, cần có sự tham gia của chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể.

Thứ tư, nhân lực trong phòng chống sốt rét bị cắt giảm, kinh phí cắt giảm, các tổ chức quốc tế cũng giảm dần kinh phí khi dịch giảm. Điều này sẽ dẫn đến khoảng trống thiếu hụt nguồn lực tài chính cho công tác giám sát véc tơ và giám sát ca bệnh.

Vì vậy, nguy cơ sốt rét quay trở lại khi có ca bệnh ngoại lai hoặc thể ẩn (asymtomatic) phát bệnh lây thành dịch, do không được phát hiện sớm và xử lý thụ động không kịp thời.

Thứ năm, hệ thống cán bộ cơ quan phòng chống sốt rét còn thiếu về số lượng và yếu, nhất là tuyến huyện, xã. Ngay tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật của các địa phương cũng chỉ có 1 khoa phòng chống các bệnh ký sinh trùng, với khoảng 5-7 người; tuyến huyện, xã không đủ người để giám sát chủ động véc tơ, điều tra ca bệnh, ổ bệnh và truyên truyền, vận động người dân.

Đội ngũ cán bộ tuyến cơ sở cũng thường xuyên thay đổi, do đó việc nắm bắt công việc cũng cần có thời gian tiếp cận, cập nhật kiến thức.

- Vậy, từ những khó khăn trên, ông có đề xuất, kiến nghị gì để Việt Nam có thể hoàn thành được mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong năm 2030?

TS. Hoàng Đình Cảnh:Để hoàn thành được mục tiêu Lloại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam vào năm 2030, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ.

Trước tiên, phải dồn tổng lực để về đích. Đó là xây dựng chiến lược loại trừ sốt rét để huy động sự tham gia của toàn xã hội và đầu tư ngân sách của địa phương thay thế nguồn viện trợ; duy trì tính bền vững.

Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông, vận động chính sách; duy trì và sắp xếp lại hệ thống cán bộ làm công tác chuyên môn - hệ thống xét nghiệm, giám sát ca bệnh - lồng ghép hệ thống điều trị trong y tế - chủ động giám sát và phòng chống véc tơ; tập huấn và đào tạo nguồn nhân lực; duy trì hệ thống giám sát, báo cáo; ứng dụng công nghệ thông tin.

Song song đó, tiếp tục các nghiên cứu khoa học, điều tra đánh giá về dịch tễ, véc tơ, kháng thuốc, cung cấp bằng chứng khoa học để đưa ra các hướng dẫn chuyên môn phù hợp; chủ động đánh giá và phòng sốt rét quay trở lại tại các địa phương đã loại trừ.

- Như ông có chia sẻ hạn chế về nhân lực trong công tác phòng chống bệnh sốt rét, vậy ông có đề xuất nào dành riêng cho công tác đào tạo nhân lực này không, thưa ông?

TS Hoàng Đình Cảnh: Hiện nay, không có cơ sở đào tạo về chuyên khoa sốt rét. Các cán bộ làm công tác sốt rét tùy thuộc vào vị trí, việc làm của đơn vị tuyển người và phân công phụ trách thực hiện các hoạt động liên quan bệnh sốt rét.

Về cơ bản có thể chia làm 3 nhóm công việc: điều tra, giám sát, quản lý ca bệnh, thống kê báo cáo; chẩn đoán xét nghiệm, điều trị và phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét.

Các cán bộ này cần được tập huấn về công tác phòng chống sốt rét để nâng cao kiến thức, kỹ năng khi thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn chế, cán bộ làm công tác sốt rét, đặc biệt là tuyến cơ sở vẫn chưa được tập huấn thường xuyên.

Để đảm bảo thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét và phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau khi đã loại trừ, cán bộ làm công tác sốt rét cần có kiến thức và thực hành tốt. Để đạt được điều này, họ cần được tập huấn và tập huấn lại hàng năm theo các nhóm công việc nêu trên.

Vì vậy, các đơn vị khi có nhu cầu có thể cử cán bộ tới Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, để được đào tạo đúng chuyên môn, phục vụ tốt công tác phòng chống bệnh sốt rét tại địa phương.

- Nhân ngày thế giới phòng chống sốt rét, ông có thông điệp gì muốn nhắn nhủ đến đội ngũ nhân lực ngành cũng như đến người dân?

TS. Hoàng Đình Cảnh: Đối với cán bộ y tế làm công tác sốt rét, chúng ta hãy cùng nhau nỗ lực vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến cho sứ mệnh cao cả là loại trừ bệnh sốt rét tại Việt Nam.

Đối với người dân, chúng ta cùng chủ động phòng bệnh sốt rét, ngủ màn/màn tẩm hóa chất diệt muỗi thường xuyên, nhất là khi ngủ ở nương rẫy, trong rừng. Khi bị sốt, sốt rét hãy đến các cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời./.

Nguồn: Chinhphu.vn


Thăm dò ý kiến