HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM: Điểm sáng của ngành Răng Hàm Mặt Việt Nam
Chủ Nhật, ngày 25/05/2025 01:20Qua 45 năm hình thành và phát triển, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật tiên tiến, điều trị thành công nhiều ca bệnh phức tạp…Bệnh viện được đánh giá là đơn vị...
Bộ Y tế Việt Nam làm việc với Cơ quan Y Sinh học Quốc gia Pháp: Học hỏi mô hình quản lý và điều phối hiến - ghép tạng hiện đại
Chủ Nhật, ngày 25/05/2025 01:15Làm việc với Cơ quan Y Sinh học của Pháp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn - Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế Việt Nam bày tỏ cảm ơn cơ quan này đã cung cấp chia sẻ nhiều thông tin...
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
Thứ Bẩy, ngày 24/05/2025 04:29Chiều 23/5, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cùng đoàn công tác của Trung ương đã kiểm tra tiến độ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại Hà...
Thực hiện các giải pháp đồng bộ, triển khai quyết liệt tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 07:58Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc về kiểm điểm tiến độ thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực y tế Sáng 23/5/2025, tại trụ sở...
Bộ Y tế công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 07:57Sáng 22/5/2025, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận chủ trì hội nghị và trao quyết định bổ nhiệm cho...
Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cuba
Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 03:27Trong khuôn khổ chuyến công tác Cuba từ ngày 17 đến 22/5, Đoàn công tác Bộ Y tế Việt Nam, do Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu, đã hội kiến Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương...
'Không thể quản lý bệnh viện chỉ bằng kinh nghiệm'
Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 03:24Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tại Hội thảo quốc tế "Vai trò chuẩn chất lượng quốc tế trong nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc và an toàn người bệnh" diễn ra...
Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế
Thứ Năm, ngày 22/05/2025 01:40Sáng nay, 21/5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long có cuộc làm việc với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan về dự thảo các nghị định quy định phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước và...
Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường
Thứ Năm, ngày 22/05/2025 01:20Chiều ngày 21/5/2025, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi...
Bộ Y tế họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh
Thứ Năm, ngày 22/05/2025 01:09Chiều 21/5/2025 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức họp trực tuyến với các đơn vị về công tác phòng, chống dịch bệnh. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì cuộc họp.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp tục tham gia nhiều cuộc họp quan trọng tại Kỳ họp lần thứ 78 Đại hội đồng Y tế thế giới
Thứ Năm, ngày 21/05/2025 20:18Trong ngày thứ 3 của Kỳ họp lần thứ 78 Đại hội đồng Y tế thế giới diễn ra tại Geneva, Thụy Sỹ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp tục tham dự Phiên toàn thể và tham gia các sự kiện bên lề quan...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn có bài phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 78 Đại hội đồng Y tế thế giới
Thứ Tư, ngày 21/05/2025 12:02Khai mạc Phiên toàn thể của Kỳ họp lần thứ 78 Đại hội đồng Y tế thế giới ngày 20/05/2025, Bộ trưởng Y tế Philippines Ted Herbosa, chủ trì phiên họp, đã công bố Nghị quyết thông qua Thỏa thuận của...
Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại một số lãnh đạo đơn vị
Thứ Tư, ngày 21/05/2025 02:16Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao quyết định bổ nhiệm lại ông Tạ Mạnh Hùng, Tiến sĩ, Dược sĩ, giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế Chiều ngày 20/5/2025...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự Kỳ họp lần thứ 78 Đại hội đồng Y tế Thế giới Geneva, Thụy Sĩ, từ ngày 19/5/2025 đến ngày 22/5/2024
Thứ Ba, ngày 20/05/2025 08:59Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã dẫn đầu đoàn đại biểu của Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam tham dự kỳ họp lần thứ 78 Đại Hội đồng Y tế...
UBND tỉnh - Bộ Y tế họp bàn xây dựng khu đào tạo, bệnh viện và các viện nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội tại Bắc Ninh
Thứ Ba, ngày 20/05/2025 01:35Chiều 19/5, đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị triển khai Dự án xây dựng cơ sở Trường...
Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam
Thứ Hai, ngày 19/05/2025 10:55Ngày 19/5/2025, Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập học viện (2005–2025) và 55 năm truyền thống của Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam...
Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Thứ Bẩy, ngày 17/05/2025 05:15Sáng 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo. ...
Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, Cộng hòa Belarus
Thứ Tư, ngày 13/05/2025 22:28Từ ngày 05 - 12/5/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham gia đoàn chính thức tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus, dự Lễ kỷ niệm 80 năm ngày...
Thứ trưởng Bộ Y tế dự lễ khai trương Triển lãm “Những hình ảnh dấu ấn thời gian – Tinh hoa Y, Dược cổ truyền Việt Nam”
Thứ Ba, ngày 13/05/2025 13:37Chiều ngày 13/5/2025, tại Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã dự và phát biểu tại Lễ khai trương Triển lãm “Những hình ảnh dấu ấn thời gian – Tinh hoa Y,...
Thứ trưởng Bộ Y tế: Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam mang đậm giá trị nhân văn, ý nghĩa thiết thực với cộng đồng
Thứ Hai, ngày 11/05/2025 22:06Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, sức khỏe của nhân dân là tài sản vô giá và là nền tảng cho sự phồn vinh quốc gia. Kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, đơn vị...
Xuất bản thông tin
Cùng cả nước chặn đứng COVID-19 từ những việc nhỏ nhất
08/03/2020 | 14:48 PM



(Chinhphu.vn) – Chính phủ đã xác định mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội” trong bối cảnh đầy thách thức hiện nay và điều này rất cần sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp cũng như mỗi người dân.
|
Cộng đồng quốc tế đã ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực phòng, chống COVID-19 của Việt Nam. |
Mỗi người dân đều có thể cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 bằng những hành động thiết thực và cụ thể nhất, trước hết là tự nguyện, tự giác tuân thủ đúng các yêu cầu của cơ quan chức năng, đặc biệt là việc khai báo y tế và cách ly khi cần thiết.
Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Chính phủ đã chú trọng thực hiện nghiêm công tác phát hiện sớm, cách ly và giải quyết triệt để ổ dịch. Bước sang giai đoạn chống dịch mới với dự báo phức tạp, khó khăn, việc tuân thủ nghiêm công tác cách ly vẫn được đặt lên hàng đầu. Đây được coi là nhiệm vụ tiên phong, đóng vai trò then chốt trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” hiện nay.
Sau 21 ngày, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc – nơi được xác định có nguy cơ trở thành tâm dịch của cả nước, được dỡ bỏ lệnh phong tỏa trong niềm vui sướng của nhân dân địa phương và cả nước. Chiến thắng tại Sơn Lôi một lần nữa khẳng định hiệu quả của “bài học kinh nghiệm cách ly” ngay từ “thời kỳ vàng”. Những hành động toàn diện, kịp thời của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thể hiện quyết tâm kiểm soát, không để dịch lây lan, nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất “bảo vệ sức khoẻ, tính mạng cho Nhân dân, hạn chế thấp nhất tử vong do dịch gây ra”.
Quyền được bảo vệ sức khỏe của người dân luôn được đặt ưu tiên hàng đầu, đúng như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe của nhân dân”. Mỗi người dân đều có quyền được bảo vệ sức khỏe. Khi có dấu hiệu sốt cao, đau đầu…, người dân cần hợp tác khai báo với cơ quan chức năng để thực hiện cách ly; đồng thời ủng hộ và thực hiện nghiêm nhiệm vụ cách ly để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội. Việc thực hiện cách ly, tạm thời ngưng các hoạt động, sinh hoạt thường ngày nhằm kiểm soát sức khỏe bản thân theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, hạn chế lây lan trong cộng đồng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng nhấn mạnh: “Hiểu rõ việc cách ly để nêu cao trách nhiệm với bản thân và xã hội. Vượt qua những bất tiện, những khó khăn trong thời gian cách ly chính là sự đóng góp quan trọng, là nghĩa cử cao đẹp của người cần được cách ly trong công tác chống dịch. Cộng đồng ủng hộ người được cách ly chính là tham gia chống dịch tốt. Lúc khó khăn, những nghĩa cử cao đẹp, những điều tốt càng đáng quý và cần được nhân rộng. Nhiều điều tốt thành thói quen tốt, nhiều thói quen tốt, xã hội văn hóa lên, đẩy lùi cái xấu”.
Trách nhiệm với cộng đồng
Bên cạnh quyền lợi của bản thân, việc thực hiện nghiêm công tác cách ly còn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Bởi với mức độ lây lan theo cấp số nhân, một người không nhận thức và thực hiện tốt việc cách ly, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng.
Một bài học “xương máu” tại Hàn Quốc: Sau lời từ chối hợp tác với cơ quan chức năng để tiến hành cách ly của “bệnh nhân số 31”, gần 60% số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này có liên quan tới bệnh nhân thuộc giáo phái Tân Thiên Địa; đồng thời lây lan cho hàng nghìn ca bệnh khác, “châm ngòi nổ” cho dịch bệnh bùng phát tại Hàn Quốc.
Tại Việt Nam, đêm 06/3/2020 đã trở thành thời điểm căng thẳng của người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung, với thông tin về cô gái 26 tuổi, trú tại phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đi từ vùng có dịch ở nước ngoài nhập cảnh về Việt Nam nhưng không tự giác khai báo, cách ly, được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.
Khó có thể thống kê những thiệt hại về kinh tế và công sức của hàng ngàn, hàng vạn người do ảnh hưởng của trường hợp nói trên. Đó là chưa nói đến sự an nguy của cộng đồng và sự xáo trộn xã hội nếu có thêm nhiều người mắc COVID-19 từ hành vi vô tình “gieo rắc virus” của bệnh nhân này.
Việt Nam bước vào giai đoạn chống dịch mới, đúng như dự báo trước đó của các chuyên gia: “Các lực lượng chức năng và người dân cả nước không chủ quan, không lơ là, luôn sẵn sàng tâm thế có thêm ca bệnh mới. Các chuyên gia cũng khuyến nghị, việc điều trị, phòng chống dịch COVID-19 cần bình tĩnh bởi hiện nay, hệ thống cơ sở y tế từ tuyến huyện, tuyến tỉnh đến trung ương đã được “kích hoạt” với tinh thần “phát hiện, cách ly, khoanh vùng và tập trung điều trị tại chỗ”.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân không chấp hành đúng quy định pháp luật, hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng. Một số người có hành động chủ quan, vô ý thức, nguy cơ làm lây lan dịch bệnh, gây bức xúc trong xã hội.
Về mặt pháp luật, những hành động này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015, tùy theo mức độ có hình thức xử lý phù hợp, phạt tiền từ 20 triệu đến 200 triệu đồng, hoặc bị phạt tù đến 12 năm, ngoài hình phạt tù còn có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng...
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm cũng đã quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm, gồm: cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm; không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này; không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thiết thực “đánh giặc dịch”
Phòng, chống dịch là nhiệm vụ của cơ quan chức năng, các cấp chính quyền nhưng cũng là nhiệm vụ của toàn dân, của mỗi cá nhân. Mỗi người có thể “đánh giặc dịch” bằng cách cơ bản mà thiết thực nhất là tự bảo vệ mình, người thân và những người sống xung quanh – giữ gìn vệ sinh để không lây bệnh từ người khác và khi mình nghi bị mắc bệnh thì tránh hết sức để không lây cho người khác bằng cách thực hiện nghiêm túc việc tự cách ly và cách ly, theo dõi y tế, chấp hành đúng các yêu cầu của các cơ quan chức năng về phòng, chống dịch.
Đồng hành cùng Chính phủ chống “giặc dịch” cũng có thể bằng cách hết sức đơn giản – không đưa lên mạng những thông tin chưa được kiểm chứng, kiên quyết từ chối bấm nút “thích” hay chia sẻ những thông tin gây hoang mang dư luận.
Đồng thời, bản thân mỗi người cần nhận thức đúng, đầy đủ về dịch bệnh, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, không mất bình tĩnh, tin tưởng vào các giải pháp từ phía chính quyền. Như Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “cách ly là biện pháp tốt nhất để phòng dịch”, phương châm chống dịch của Chính phủ là “khẩn trương, kiên quyết nhưng bình tĩnh, đúng mức, không chủ quan”. Đây là lời kêu gọi toàn dân, toàn quân chung sức đồng lòng thực hiện triệt để công tác phòng, chống dịch.
Các bài học trên thế giới cho thấy, sự hoảng loạn của số đông có thể làm cho mối nguy cơ của dịch bệnh tăng theo cấp số nhân. Chẳng hạn, việc mua vét, tích trữ khẩu trang, dịch sát trùng ở ngoài vùng dịch, những nơi ít bị dịch bệnh đe dọa, khiến cho những người có nhu cầu thực sự lại không thể tiếp cận với phương pháp phòng dịch tối thiểu và cơ bản. Chính quyền phải lo xử lý những hệ lụy của sự xáo trộn xã hội, nạn khan hiếm lương thực – thực phẩm giả tạo, mà không thể tập trung mọi nguồn lực cho việc phòng, chống dịch.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như cộng đồng quốc tế đã ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực phòng, chống COVID-19 của Việt Nam khi dịch mới khởi phát, khi Việt Nam phát hiện và chữa khỏi 16 trường hợp mắc bệnh. Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã triển khai các biện pháp cần thiết để khoanh vùng, dập dịch, bảo đảm nhu cầu hàng hóa của người dân, đồng thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, từ đó bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Câu chuyện về bệnh nhân số 17 của Việt Nam là tiếng chuông cảnh tỉnh với những ai còn chủ quan, xem nhẹ dịch bệnh. Điều quan trọng là chúng ta cần rút ra bài học chung về trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân trong cộng đồng, nhất là thời điểm hiện nay khi công tác phòng, chống dịch COVID-19 đang phải đối mặt với những diễn biến mới nhiều khó khăn, phức tạp. Làm được như vậy, chắc chắn chúng ta có đủ khả năng chiến thắng “giặc dịch”./.
Tin liên quan
- Sơ kết công tác phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng
- Kết quả triển khai khảo sát các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV
- 83% mẫu giải trình tự gen của bệnh nhân COVID-19 ở TPHCM là NB.1.8.1
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM: Điểm sáng của ngành Răng Hàm Mặt Việt Nam
- Bộ Y tế Việt Nam làm việc với Cơ quan Y Sinh học Quốc gia Pháp: Học hỏi mô hình quản lý và điều phối hiến - ghép tạng hiện đại
- Nhóm dị tật rất thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua ở trẻ
- Xác định mức phụ cấp nghề đối với viên chức y tế