HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 năm 2025

Thứ Năm, ngày 08/05/2025 08:22

Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân

Thứ Năm, ngày 08/05/2025 04:08

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm việc tại Viện Pasteur TPHCM

Thứ Năm, ngày 08/05/2025 03:37

Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm

Thứ Tư, ngày 07/05/2025 09:25

Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 trong ngành Y tế

Thứ Tư, ngày 07/05/2025 09:19

Họp báo Chính phủ tháng 4: Nóng các vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, an ninh trật tự

Thứ Ba, ngày 06/05/2025 09:41

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Bộ Y tế đã chỉ đạo điều trị, chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi liên quan đến sự việc tại BVĐK Nam Định

Thứ Hai, ngày 05/05/2025 05:38

Bộ trưởng Bộ Y tế động viên, khen ngợi và biểu dương các đơn vị tham gia đảm bảo an ninh y tế dịp 30/4

Thứ Tư, ngày 30/04/2025 14:03

Bộ Y tế bổ nhiệm lãnh đạo Bệnh viện Chỉnh hình & Phục hồi chức năng TPHCM

Thứ Ba, ngày 29/04/2025 09:07

Bộ Y tế công bố quyết định về công tác cán bộ tại TPHCM

Thứ Ba, ngày 29/04/2025 01:36

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An

Thứ Hai, ngày 28/04/2025 10:34

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 08:13

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương: Lấy sức khỏe người dân làm trung tâm của mọi chính sách

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 04:06

Ngành Y tế chủ động, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống tại Đại lễ 30/4 và Vesak

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 03:59

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, tặng quà quân, dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 03:05

Bộ Y tế tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị hiện đại tại các trung tâm y khoa lớn trong lĩnh vực điện quang can thiệp

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 01:00

Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 09:39

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 05:38

Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:40

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:33

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Cúm mùa làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch

14/02/2025 | 14:08 PM

 | 

 

Nếu mắc cúm mùa, người có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp sẽ đối diện với nhiều nguy cơ biến chứng nặng như viêm phổi, suy tim cấp mất bù ở bệnh nhân suy tim, tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tim mạch; viêm cơ tim...

Bác sĩ khám, tư vấn cho người bệnh.

Bác sĩ khám, tư vấn cho người bệnh.

Những biến chứng có thể xảy ra với người có bệnh nền tim mạch khi mắc cúm

Miền bắc đang chuyển thời tiết sang giá buốt và theo dự đoán sẽ tiếp tục chuyển biến sang hình thái nồm ẩm. Trong bối cảnh số người mắc cúm mùa ngày càng gia tăng thì yếu tố thời tiết càng là điều kiện thuận lợi để số người mắc bệnh tăng cao, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp...

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cúm mùa có thể làm nặng lên các triệu chứng ở bệnh nhân suy tim và làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân có bệnh nền tim mạch.

Cúm mùa có thể gây sốt, mất nước và tăng nhu cầu oxy khi nhiễm cúm khiến tim phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn đến suy tim cấp mất bù ở bệnh nhân suy tim, tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tim mạch. Thêm nữa bệnh nhân tăng huyết áp hoặc suy tim thường đang được bác sĩ kê đơn các thuốc giãn mạch và lợi tiểu, khi bị cúm bệnh nhân có thể bị mất nước và giãn mạch do sốt do đó cần tham vấn ý kiến bác sĩ tim mạch ngay để điều chỉnh các loại thuốc này.

Cúm mùa cũng có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và đặc biệt là bệnh nhân có bệnh nền tim mạch. Trong một số trường hợp, cúm mùa có thể dẫn đến viêm cơ tim cấp, gây nên rối loạn nhịp tim cấp, suy tim cấp tiến triển rất nhanh, bệnh sẽ nguy hiểm hơn trên nền bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính.

Hơn nữa cúm mùa thường gây phản ứng viêm hệ thống, làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu, điều này sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở bệnh nhân có bệnh tim mạch do xơ vữa.

Ba vấn đề lưu ý với người bệnh tim mạch

Có ba vấn đề chính người bệnh cần quan tâm: Chế độ uống thuốc, chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống.

Về chế độ thuốc, bác sĩ Hoài lưu ý cần duy trì thuốc tim mạch: Uống đúng liều, không tự ý ngưng (kể cả thuốc huyết áp, chống đông, statin). Quan trọng nhất là bệnh nhân cần hiểu mình đang được dùng những loại thuốc gì, tác dụng chính ra sao để theo dõi phù hợp.

Một số loại thuốc hay dùng khi điều trị triệu chứng của cúm như thuốc giảm đau hạ sốt, đặc biệt thuốc nhóm NSAID (ibuprofen..) hay corticoid có thể làm nặng lên triệu chứng suy tim, tăng huyết áp nên cần tham vấn ý kiến bác sĩ tim mạch và bác sĩ truyền nhiễm trước khi dùng.

Cúm có thể gây sốt cao, gây phản ứng giãn mạch mạnh và mất nước do đó nếu bệnh nhân tim mạch đang dùng các thuốc giãn mạch hay lợi tiểu cần chú ý theo dõi sát, cần thông báo cho bác sĩ tim mạch đang quản lý điều trị để có điều chỉnh kịp thời.

Về sinh hoạt, việc tiêm vaccine cúm có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân tim mạch. Vaccine giúp giảm nguy cơ mắc cúm và giảm mức độ tiến triển nặng khi mắc cúm, điều này rất quan trọng với bệnh nhân tim mạch, đặc biệt là bệnh nhân suy tim sung huyết. Bên cạnh đó, cần lưu ý đeo khẩu trang, rửa tay, tránh nơi đông người; ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, tránh gắng sức nặng.

Về ăn uống, người bệnh tim mạch cần tăng cường miễn dịch bằng việc bổ sung vitamin C (cam, ổi), kẽm (hạt, thịt), tỏi; giữ cân bằng dịch bằng uống đủ nước (1.5-2 lít/ngày); kiểm soát huyết áp như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, tăng rau xanh và cá.

Nếu bị mắc cúm, người có bệnh tim mạch cần tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ truyền nhiễm, tham vấn ý kiến bác sĩ tim mạch đang quản lý điều trị về phác đồ tim mạch đang dùng xem có cần điều chỉnh thuốc tim mạch hay không. Cần lưu ý tái khám tim mạch ngay nếu có các triệu chứng sau: Nhịp tim nhanh kéo dài, khó thở, đau ngực, phù chân...

"Bệnh nhân tim mạch rất nên tiêm phòng vaccine cúm hằng năm, điều này đã được các hội tim mạch uy tín như hội tim mạch Mỹ, hội tim mạch Châu Âu , hội tim mạch Việt Nam khuyến cáo rất rõ: Vaccine cúm giảm 15-45% nguy cơ biến cố tim mạch. Chúng tôi khuyến cáo tiêm cho tất cả bệnh nhân tim mạch, kể cả người suy tim hoặc sau can thiệp mạch vành, bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim", bác sĩ Hoài nói.

Lưu ý, những người mắc bệnh tim mạch cần khám bác sĩ tim mạch trước khi tiêm để bảo đảm tình trạng tim mạch, huyết áp đang được điều trị ổn định. Đặc biệt không tiêm vaccine nếu huyết áp quá cao hoặc quá thấp hoặc bệnh nhân đang có tình trạng cấp cứu về tim mạch, tình trạng suy tim mất bù. Nên tiêm vaccine dạng bất hoạt để bảo đảm an toàn, tránh vaccine sống giảm độc lực.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến