HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm bác sĩ, nhân viên y tế trực Tết, chúc mừng “công dân nhí” chào đời đêm Giao thừa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thứ Tư, ngày 28/01/2025 18:32

Thủ tướng thăm chúc tết và kiểm tra công tác ứng trực khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Phổi Trung ương: Lan tỏa giá trị cốt lõi của ngành Y tế

Thứ Hai, ngày 27/01/2025 15:47

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hỏi động viên các bác sĩ, nhân viên y tế và tặng quà bệnh nhân tại Bệnh viện K

Chủ Nhật, ngày 26/01/2025 00:14

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chúc Tết, động viên người bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Thứ Sáu, ngày 24/01/2025 12:23

Tiếp cận y tế toàn diện – chăm sóc sức khỏe cho người có công dịp Tết nguyên Đán Ất Tỵ 2025

Thứ Sáu, ngày 24/01/2025 03:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc Tết Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Thứ Sáu, ngày 24/01/2025 00:38

Thứ trưởng Lê Đức Luận chúc Tết, trao quà tặng bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Bạch Mai

Thứ Năm, ngày 23/01/2025 08:19

Bệnh viện Hữu Nghị sẵn sàng đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thứ Năm, ngày 23/01/2025 00:11

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận thăm, chúc tết và kiểm tra công tác đảm bảo y tế tết Ất Tỵ 2025

Thứ Tư, ngày 22/01/2025 06:45

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiễn bệnh nhân ung thư về quê đón Tết trên “Chuyến xe yêu thương miễn phí” tại Bệnh viện K Tân Triều

Thứ Tư, ngày 22/01/2025 01:10

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thăm chúc Tết Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Thứ Tư, ngày 22/01/2025 01:07

Bộ Y tế chúc Tết Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia và nhà khoa học ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 21/01/2025 15:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Thứ Hai, ngày 20/01/2025 07:16

Thứ trưởng Bộ Y tế: Đưa dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần hơn với người dân

Thứ Hai, ngày 20/01/2025 04:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, tặng quà chúc Tết một số đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Thứ Hai, ngày 20/01/2025 03:26

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thăm, chúc tết các bệnh viện phía Nam

Chủ Nhật, ngày 19/01/2025 07:05

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, kiểm tra, chúc Tết Bệnh viện Xanh Pôn

Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 14:22

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi khoa, phòng phải có một đội phòng cháy chữa cháy'

Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 01:49

Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức gặp mặt, chúc Tết Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia

Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 01:33

Hội nghị tổng kết công tác pháp y tâm thần, điều trị bắt buộc chữa bệnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thứ Năm, ngày 16/01/2025 09:15

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Chuyên gia chống độc hướng dẫn cách nhận biết, xử trí khi ngộ độc

30/10/2023 | 09:38 AM

 | 

Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc với quy mô khác nhau, thậm chí có những vụ xảy ra ngay khi đang/ vừa ăn/ uống xong. Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

 

- Xin ông cho biết có những hình thức ngộ độc nào? Người bị ngộ độc có những biểu hiện như thế nào? Trong vòng bao lâu kể từ khi sử dụng thực phẩm, thưa ông?

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên: Hiện có 3 nhóm nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm, gồm:

Thứ nhất, thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật và các độc tố của vi sinh vật. Trong nhóm này phổ biến nhất vẫn là vi sinh vật gây bệnh qua đường tiêu hóa như Ecoli, Salmonella, lị… Đây cũng là nhóm nguyên nhân gây ngộ độc nhiều nhất ở nước ta, do việc chế biến, sử dụng thực phẩm mất vệ sinh;

Thứ hai, thực phẩm bị nhiễm các hóa chất do nuôi trồng, bảo quản, chế biến (ví như hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, phụ gia thực phẩm…) hoặc do yếu tố chủ đích – chủ động cho hóa chất vào thực phẩm để đầu độc nhau như cho asen- thạch tín, xyanua, thuốc diệt chuột.

Chuyên gia chống độc hướng dẫn cách nhận biết, xử trí khi ngộ độc - Ảnh 1.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnhh: Hồng Ngọc

Thứ ba, bản thân thực phẩm có độc (chất độc tự nhiên), ví dụ cá nóc, nấm…

Những biểu hiện điển hình của ngộ độc thực phẩm, có thể: xuất hiện ngộ độc ngay khi đang ăn hoặc vừa ăn xong hoặc trong vòng vài giờ, vài ngày tùy theo yếu tố gây độc trong thực phẩm; có từ 2 người trở lên cùng có biểu hiện tương tự như nhau sau khi cùng ăn uống 1 loại thực phẩm nghi ngờ (người không cùng ăn uống sẽ không bị); thường có kết hợp các triệu chứng về đường tiêu hóa như đau bụng, nôn, đi ngoài.

- Làm thế nào để phân biệt được biểu hiện của ngộ độc thực phẩm với việc ngộ độc do nguyên nhân khác, thưa ông?

TS. BS Nguyễn Trung Nguyên: Ngộ độc thực phẩm chính là ngộ độc các chất, vi trùng, độc tố gây ra. Khi nói về ngộ độc thực phẩm thì thực phẩm đóng vai trò như vector – đường truyền gây ngộ độc trong cơ thể, còn các vi trùng, hóa chất có trong thực phẩm gây ra ngộ độc cấp tính, mãn tính… Ngộ độc thực phẩm là tất cả những biểu hiện xuất hiện sau khi sử dụng thức ăn như tôi đã kể trên.

Đối với các ngộ độc do vi khuẩn, vi trùng nói chung, các triệu chứng chủ yếu ở đường tiêu hoá, có thể thêm yếu tố mất nước, sốt, có biểu hiện nhiễm trùng, tuy nhiên tập trung khu trú chính vẫn ở đường tiêu hoá. Ngoài ra có một số gợi ý khác như vừa ăn xong hoặc trong vòng 6 giờ nôn luôn là do ngộ độc các độc tố có sẵn bên trong thực phẩm, nhẹ nhất là độc tố tụ cầu, vi trùng, vi khuẩn.

Nhưng nếu bệnh nhân có thêm các triệu chứng về tim mạch, thần kinh, tê bì, yếu cơ, mờ mắt, rối loạn nhịp tim và một số cơ quan khác mà các triệu chứng này không phải do nhiễm trùng, không do mất nước gây ra, không phải là bệnh đường tiêu hóa đơn thuần thì nghĩ đến ngộ độc do nhóm ngộ độc do yếu tố hóa chất hoặc độc tố tự nhiên trong thực phẩm.

Có thể nói trong đời ai cũng ít nhiều đều bị ngộ độc thực phẩm, đa phần là các trường hợp nhỏ lẻ, có thể vài người bị, thi thoảng xảy ra những vụ ngộ độc với số mắc nhiều.

Hầu hết ngộ độc thực phẩm nhẹ đều có thể nhanh chóng ổn định hoặc được giải quyết ngay tại tuyến y tế cơ sở, nhưng cũng có những trường hợp ngộ độc thực phẩm phải có sự vào cuộc của chuyên gia đầu ngành, phải chuyển lên tuyến cuối điều trị và phối hợp xác định nguyên nhân ngộ độc hoặc các bệnh khác.

Có nhiều tình trạng cấp cứu từ bệnh khác nhưng biểu hiện tương tự khiến dễ nhầm với ngộ độc thực phẩm như: nhồi máu cơ tim, viêm ruột thừa, viêm tụy cấp, chửa ngoài tử cung vỡ, nhồi máu mạc treo, thậm chí tai biến mạch não,... Đặc điểm của các bệnh này là các biểu hiện đau bụng, nôn,...dai dẳng, liên tục, nặng, và có các biểu hiện ở các cơ quan khác mà không phải ở đường tiêu hóa như yếu, liệt, tê bì, chóng mặt, đái ít…

Tuy nhiên những trường hợp này thường diễn biến chậm hơn. Do đó phải luôn luôn cảnh giác với ngộ độc thực phẩm. Nếu có tình trạng nặng hoặc rầm rộ hoặc dai dẳng, liên tục không đỡ, cần đến cơ sở y tế để thăm khám ngay.

Chuyên gia chống độc hướng dẫn cách nhận biết, xử trí khi ngộ độc - Ảnh 2.

Ngành chức năng lấy mẫu xét nghiệm tại quán ăn các bệnh nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Báo Bắc Kạn

- Vậy ông có thể cho biết khi gặp trường hợp bị ngộ độc, người thân/ người chứng kiến cần xử trí như thế nào?

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên: Điều đầu tiên khi thấy các trường hợp ngộ độc thực phẩm cần phải xác định ngay xem có nguy cơ cao rủi ro hay không biểu hiện qua triệu chứng rầm rộ, dai dẳng (đau liên tục không hết, không đỡ); mức độ đau, nôn, mệt mỏi, đi ngoài, biểu hiện thần kinh, đau ngực, lơ mơ, chếnh choáng…; Hoặc ngộ độc thực phẩm xảy ra trên những người bệnh bị suy giảm miễn dịch, trẻ em, người có thể trạng yếu, người có bệnh nền…

Khi bệnh nhân đau bụng, nôn, tiêu chảy… cách xử lý tại nhà dễ nhất là bù nước bằng oresol, uống nước canh cho muối, nước gạo cho thêm muối, uống theo nhu cầu. Đồng thời theo dõi nhiệt độ xem có sốt không. Trong trường hợp uống bù nước không đủ, uống xong lại nôn liên tục, cần đến ngay cơ sở y tế.

Đối với ngộ độc có nhiều người mắc, hoặc ngộ độc đơn lẻ nhưng nặng, có thể do yếu tố hóa chất, độc tố tự nhiên, cần báo cơ quan y tế dự phòng hoặc cơ quan an toàn thực phẩm địa phương để có phương án xử lý kịp thời.

Cùng đó, gia đình, người chứng kiến cần giữ lại các mẫu thực phẩm nghi ngờ nhiễm độc để các bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân ngộ độc, có cách xử trí kip thời. Giữ lại chất nôn, chất thải để phục vụ nhu cầu kiểm nghiệm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc.

-Xin trân trọng cảm ơn TS.BS Nguyễn Trung Nguyên!

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến