HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Bộ trưởng Bộ Y tế động viên, khen ngợi và biểu dương các đơn vị tham gia đảm bảo an ninh y tế dịp 30/4
Thứ Tư, ngày 30/04/2025 14:03Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan động viên, khen ngợi, biểu dương các đơn vị, lực lượng tham gia làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh y tế dịp 30/4 này. Tại buổi họp rút kinh nghiệm...
Bộ Y tế bổ nhiệm lãnh đạo Bệnh viện Chỉnh hình & Phục hồi chức năng TPHCM
Thứ Ba, ngày 29/04/2025 09:07Sáng nay (29/4), tại BV Chỉnh hình & Phục hồi chức năng TPHCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo bệnh viện này. Tại buổi làm...
Bộ Y tế công bố quyết định về công tác cán bộ tại TPHCM
Thứ Ba, ngày 29/04/2025 01:36Chiều 28/4, tại Trung tâm Điều dưỡng, Phục hồi chức năng - Trợ giúp trẻ em và hỗ trợ người khuyết tật (38 Tú Xương, Quận 3, TPHCM), Bộ Y tế tổ chức Hội nghị công bố quyết định về tổ chức cán bộ. ...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An
Thứ Hai, ngày 28/04/2025 10:34Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An Sáng 28/4/2025, tại Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’
Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 08:13Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhận định: "Việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và lực lượng tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là nhiệm vụ...
Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương: Lấy sức khỏe người dân làm trung tâm của mọi chính sách
Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 04:06Ngày 26/4, tại Hải Dương đã diễn ra Chương trình "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn" năm 2025. Chương trình sẽ được diễn ra trong 2 ngày (26 - 27/4). Hơn 1000 người dân sẽ được khám, sàng lọc...
Ngành Y tế chủ động, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống tại Đại lễ 30/4 và Vesak
Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 03:59Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị các bệnh viện trên địa bàn TPHCM làm hết khả năng trong phạm vi chuyên môn, xây dựng đầy đủ phương án ứng phó với mọi tình huống có thể xảy...
Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, tặng quà quân, dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1
Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 03:05Đoàn công tác số 12 do Đại tá Cao Văn Sơn, Phó Chủ nhiệm Hậu cần - Kỹ thuật Hải Quân, Quân chủng Hải Quân làm Trưởng đoàn; Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm Phó Trưởng...
Bộ Y tế tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị hiện đại tại các trung tâm y khoa lớn trong lĩnh vực điện quang can thiệp
Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 01:00Hội nghị khoa học Điện quang can thiệp Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ XIX được tổ chức tại Đà Nẵng vào hôm nay 25/4, có sự tham dự của hơn 1.200 đại biểu đến từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ....
Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam
Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 09:39Sáng ngày 25/4/2025, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào
Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 05:38Nhận lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Lào từ ngày 24-25/04/2025.
Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo
Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:40Sáng ngày 24/4/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, đã trao Quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm chức vụ Phó Cục trưởng Cục Khoa học...
Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn
Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:33Ngày 24/4/2025, tại Hà Nội, Bộ Y tế long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế.
Họp triển khai xây dựng dự án Luật Phòng bệnh
Thứ Năm, ngày 24/04/2025 05:46Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chủ trì cuộc họp triển khai xây dựng dự án Luật Phòng bệnh. Chiều ngày 24/4/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên...
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế Việt Nam - Trung Quốc
Thứ Năm, ngày 24/04/2025 00:52Chiều ngày 23/4/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế, đã có buổi tiếp Đoàn công tác tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc do ông Tưởng Địch Phi, Phó Tỉnh trưởng,...
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 vắc xin sởi do Tập đoàn FPT tài trợ
Thứ Tư, ngày 23/04/2025 01:20Sáng ngày 22/4/2025, tại Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì lễ tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tài trợ.
Ngành Y tế luôn phối hợp tích cực cùng toàn xã hội thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật
Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:18Chiều ngày 18/4/2025, Quỹ Vì trẻ em khuyết tật Việt Nam phát động chương trình “Tiếp sức đến trường” năm 2025, hướng đến trao 1.200 suất học bổng cho học sinh khuyết tật tại 12 tỉnh, thành trên cả...
Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi người dân được khám sức khoẻ định kỳ, hướng đến mục tiêu miễn viện phí toàn dân'
Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:15Đó là nhấn mạnh của GS.TS. Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị thường niên CLB Giám đốc BV các tỉnh phía Bắc diễn ra ngày 19/4/2025 tại Hải Dương với...
Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị
Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:45Các đồng chí lãnh đạo tham dự Hội nghị Quán triệt Kết luận số 132-KL/TW ngày 18-3-2025 của Bộ Chính trị Sáng 17/4/2025, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Văn...
Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025
Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:40Chiều ngày 17/4/2025, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Vận...
Xuất bản thông tin
Chuyên gia chia sẻ cách xử lý khi trẻ có biểu hiện nôn và đau bụng
10/05/2022 | 09:13 AM



Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh không nên tự ý cho con làm xét nghiệm men gan để "tìm virus" khi thấy con có các dấu hiệu nôn, đau bụng, tiêu chảy… vì việc này có thể không phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ, đôi khi bỏ sót các bệnh nguy hiểm khác. Đau bụng cấp tính và nôn cũng là các dấu hiệu chỉ điểm của nhiều bệnh nguy hiểm cần phải được can thiệp khẩn cấp.
Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh không nên tự ý cho con làm xét nghiệm men gan để "tìm virus" khi thấy con có các dấu hiệu nôn, đau bụng, tiêu chảy… - Ảnh: VGP/Hiền Minh
Giám sát phát hiện ca viêm gan chưa rõ nguyên nhân tại BV
TS.BS. Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trưởng Khoa Gan mật (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, để chủ động giám sát và phát hiện ca bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân, các bác sĩ ở phòng khám đều phải chú ý những trường hợp có triệu chứng nghi ngờ. Khi đó, trẻ sẽ được chỉ định thực hiện các biện pháp để kiểm tra chắc chắn hơn.
Nếu trẻ có những biểu hiện như nôn, đau bụng, tiêu chảy mà men gan tăng cao, hoặc một số dấu hiệu khác không tốt, thì trẻ cần phải được hội chẩn chuyên khoa, đồng thời báo cáo Bộ Y tế, các cơ quan dịch tễ về ca bệnh. Việc báo cáo cần được tiến hành càng sớm càng tốt.
TS. Vũ Quốc Đạt, Bộ môn Truyền nhiễm (Đại học Y Hà Nội) cũng chia sẻ, do hiện nay chưa biết căn nguyên nào gây bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ trong thời gian vừa qua, nên chúng ta cần giám sát, đánh giá bệnh nhân theo phương pháp loại trừ. Những trẻ phải nhập viện do có các biểu hiện nghi viêm gan cấp, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm các xét nghiệm virus thông thường gây viêm gan trước (virus A, B, C, D, E) để loại trừ.
Trường hợp tuyến y tế cơ sở, sau khi làm phương pháp loại trừ, cần chuyển mẫu bệnh phẩm đến các phòng xét nghiệm tham chiếu, hoặc các bệnh viện tuyến Trung ương, hoặc hệ thống Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để xác định căn nguyên.
Khi chưa tìm được căn nguyên gây bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ hiện nay, các chuyên gia đều khuyến cáo, trong giai đoạn này, các ca bệnh có tổn thương gan cấp vào viện cần được đặc biệt lưu ý tới tiền sử dịch tễ, các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hoá và ngoài đường tiêu hoá…
Sau khi loại trừ tất cả các nguyên nhân thường gặp khác, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để tìm nguyên nhân gây bệnh, bao gồm cả sàng lọc Adeno virus. Việc ghi nhận, báo cáo, điều trị và giám sát các ca bệnh mới cần được tuân thủ đúng quy định về phòng, chống dịch, cũng như các cơ quan liên quan nhằm hạn chế thấp nhất số ca mắc bệnh và tử vong.
Trẻ được thăm khám tại Khoa Gan mật (Bệnh viện Nhi Trung ương). Ảnh: VGP/Hiền Minh
Vì sao trẻ bị đau bụng và nôn?
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, phụ huynh không nên tự ý cho con đi xét nghiệm men gan "tìm virus" khi thấy trẻ có các dấu hiệu nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy… Vì việc vội vàng tự ý cho trẻ xét nghiệm men gan có thể không phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe, đôi khi bỏ sót các bệnh nguy hiểm khác.
Cách tốt nhất khi thấy trẻ các dấu hiệu nghi ngờ, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám, sau đó các bác sĩ sẽ có chỉ định cần thiết đối với trẻ.
PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng Khoa Tiêu hoá (Bệnh viện Nhi Trung ương) chia sẻ, có nhiều nguyên nhân gây đau bụng và nôn ở trẻ em. Tuỳ theo từng nhóm nguyên nhân khác nhau mà tình trạng của trẻ có thể diễn biến cấp tính trong vài ngày hoặc kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng. Đau bụng và nôn cấp tính nhiều khi là các dấu hiệu chỉ điểm của bệnh nguy hiểm cần phải được can thiệp khẩn cấp.
Khi trẻ đau bụng và nôn nhiều hoặc kéo dài, cha mẹ cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở nhi khoa, hoặc chuyên khoa tiêu hoá nhi khoa để được các bác sĩ thăm khám, chỉ định xét nghiệm xác định nguyên nhân và điều trị hợp lý, tránh các biến chứng do tình trạng bệnh kéo dài.
Biểu hiện đau bụng ở trẻ em khác nhau theo nguyên nhân gây bệnh và lứa tuổi của trẻ. Trẻ chưa biết nói thường sẽ biểu hiện bằng triệu chứng quấy khóc liên tục với vẻ mặt nhăn nhó, đau đớn. Những trẻ lớn hơn có thể sẽ nói với cha mẹ về tình trạng đau bụng, xác định được vị trí đau và mô tả được tính chất của cơn đau dù không phải lúc nào cũng chính xác. Trẻ thường đau bụng vùng quanh rốn hoặc giữa bụng với cơn đau thoáng qua.
Cách tốt nhất khi thấy trẻ các dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc viêm gan, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám, sau đó các bác sĩ sẽ có chỉ định cần thiết đối với trẻ
Trẻ cần được đưa đến bệnh viện nếu đau ở vị trí dưới rốn và nghiêng về phía bên phải, đau bụng lan xuống vùng bẹn kèm theo đi tiểu khó, cơn đau kéo dài quá 24 giờ, hay mức độ đau trở nên trầm trọng hơn vì trong tình huống này đau bụng có thể do viêm ruột thừa hay những vấn đề nghiêm trọng khác.
Nôn là một trong những triệu chứng đi kèm thường gặp. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu nôn kéo dài trên 24 giờ, hoặc trẻ nôn liên tục, nôn ra tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống, dịch nôn có màu xanh hoặc vàng, có sự hiện diện của máu đỏ tươi hoặc máu đông.
Tiêu chảy thường xuất hiện đồng thời hoặc sau nôn, đau bụng. Tình trạng tiêu chảy có thể tồn tại ngay cả khi đau bụng đã hết. Trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế nếu trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều nước, nhiều lần trong ngày, phân nhày máu hoặc có biểu hiện mất nước.
Khi trẻ có các biểu hiện nặng, trẻ cần được đi khám tại các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ cần làm một số xét nghiệm như công thức máu, xét nghiệm phân, siêu âm, chụp Xquang bụng để xác định chính xác nguyên nhân. Tùy theo nguyên nhân cụ thể mà hướng xử trí sẽ khác nhau. Trẻ có thể sẽ được dùng thuốc, tiếp tục theo dõi hay nhanh chóng phẫu thuật.
Với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch, cha mẹ cũng cần lưu ý các biểu hiện đau bụng và nôn. Kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, 30-40% trẻ em nhiễm COVID-19 có biểu hiện triệu chứng tiêu hoá như nôn, đau bụng, tiêu chảy. Sau nhiễm COVID-19 từ 4-6 tuần khoảng 10% trẻ có biểu hiện đau bụng, nôn.
Khi có biểu hiện này, trẻ cần được đi khám vì trẻ có thể bị viêm ruột thừa, lồng ruột, viêm tụy cấp, tràn dịch ổ bụng. Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) là tình trạng các cơ quan trong cơ thể khác nhau (trên 2 cơ quan) có thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa. Khi trẻ xuất hiện những tình trạng như sốt cao liên tục, phát ban, rối loạn tiêu hóa, nếu nặng hơn có thể gặp các biến chứng tim mạch, sốc… thì cha mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế để biết có mắc hậu COVID-19 hay hội chứng viêm đa hệ thống hay không.
Cách xử trí đau bụng và nôn ở trẻ tại nhà
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hà, khi trẻ đau bụng, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là trấn an, vỗ về và cho trẻ nằm nghỉ. Cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Không sử dụng thuốc giảm đau vì có thể làm che lấp những dấu hiệu cần thiết để phát hiện bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.
Cha mẹ cần cho trẻ uống nước đủ để tránh cho trẻ bị mất nước khi nôn hay tiêu chảy nhiều. Không cho trẻ uống một lúc quá nhiều, mà nên cho uống từ từ từng ngụm nhỏ (khoảng 50-100 ml) Oresol sau mỗi lần trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy. Nếu trẻ đã được uống Oresol theo nguyên tắc ít một nhưng vẫn bị nôn, tình trạng đi ngoài còn nhiều, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.
PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hà cũng khuyến cáo, cha mẹ không tự sử dụng thuốc cầm nôn và cầm tiêu chảy cho trẻ. Nôn và tiêu chảy là một hoạt động bảo vệ cơ thể để tống các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Sử dụng thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng giảm nhu động ruột, giảm hấp thu và kéo dài thời gian lưu lại trong đường tiêu hoá của vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm làm trẻ đầy, chướng bụng, và kéo dài thời gian bị bệnh.
Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục. Nếu trẻ không nôn trớ từ 12-24 giờ thì có thể cho bé ăn uống lại bình thường, với những thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc hay sữa chua, nhưng vẫn phải cho uống nhiều nước.
Nếu trẻ có biểu hiện sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ hãy sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường, không tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
Nôn trớ và tiêu chảy có thể làm gia tăng lây nhiễm trong gia đình. Cha mẹ nên chú ý phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình và người xung quanh bằng cách rửa tay với nước và xà phòng sau khi thay quần áo cho trẻ, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, đồng thời cho trẻ bệnh nghỉ học giúp hạn chế lây lan.
Nguồn: baochinhphu.vn
Tin liên quan
- Bộ trưởng Bộ Y tế động viên, khen ngợi và biểu dương các đơn vị tham gia đảm bảo an ninh y tế dịp 30/4
- Bộ Y tế bổ nhiệm lãnh đạo Bệnh viện Chỉnh hình & Phục hồi chức năng TPHCM
- Những thách thức lớn trong chuyển đổi số y tế
- Tình Hình Bệnh Sởi và Các Hoạt Động Phòng Chống Dịch (Tính đến ngày 25/04/2025)
- Người đứng đầu các đơn vị phải có trách nhiệm khi chuyển đổi số y tế
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Y tế
- Bộ Y tế đặt mục tiêu chuyển đổi số là một trọng tâm công tác của ngành y tế, ưu tiên nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.