HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai
Thứ Năm, ngày 12/09/2024 05:35Sáng 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Yên Bái, thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục...
Tăng cường hợp tác về y tế nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Thứ Năm, ngày 12/09/2024 01:56Từ ngày 0 8/9 /2024 đến ngày 10/9/2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam cùng một số Lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương thăm chính thức...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn đại biểu liên ngành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Thứ Tư, ngày 11/09/2024 08:15Ngày 11/9/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam đã tiếp Đoàn đại biểu liên ngành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào do Thứ trưởng Bộ Y tế TS.Snong Thongsna làm...
Thường trực Ủy ban Xã hội thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024
Thứ Tư, ngày 11/09/2024 07:32Sáng 11/9, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững...
Lễ ký kết hợp tác giữa Công đoàn Y tế Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
Thứ Ba, ngày 10/09/2024 14:08Lễ ký kết Thoả thuận hợp tác Chương trình phúc lợi cho đoàn viên công đoàn, người lao động ngành Y tế và đoàn viên công đoàn Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB...
Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn y tế Hàn Quốc tăng cường hợp tác hữu nghị
Thứ Ba, ngày 10/09/2024 13:56Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tham dự buổi làm việc giữa Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn Y tế Hàn Quốc Ngày 10/9/2024, tại trụ sở Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam...
Bộ Y tế phát động cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” lần 3
Thứ Ba, ngày 10/09/2024 06:40Sáng ngày 10/9/2024, tại Hà Nội, Báo Sức khỏe & Đời sống (Bộ Y tế) với sự đồng hành của Tập đoàn dinh dưỡng toàn cầu Herbalife Nutrition tổ chức phát động cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” lần 3....
Chuẩn bị phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024
Thứ Ba, ngày 10/09/2024 02:29Chiều ngày 09/9/2024 tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị làm việc giữa Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương với Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chuẩn bị phiên họp giả định Quốc hội trẻ...
Triển khai dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Arteminisin
Thứ Hai, ngày 09/09/2024 09:49Ngày 09/9/2024 tại TP Đà Nẵng, Bộ Y tế (Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương) tổ chức hội nghị triển khai dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Arteminisin....
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga
Thứ Hai, ngày 09/09/2024 02:15Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, chiều tối 8/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ đội ngũ cán bộ, nhân...
Thủ tướng đi thị sát, động viên người dân và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại Quảng Ninh
Thứ Hai, ngày 09/09/2024 01:49Chiều 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh - nơi bão đổ bộ với sức...
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Chủ Nhật, ngày 08/09/2024 05:04Sáng ngày 8/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão
Chủ Nhật, ngày 08/09/2024 00:5822h ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác...
Bộ Y tế chủ động triển khai ứng phó cơn bão số 3 (bão YAGI) năm 2024
Thứ Sáu, ngày 06/09/2024 10:23Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế chủ trì cuộc họp triển khai công tác y tế ứng phó cơn bão số 3 (bão YAGI)...
Triển khai thực hiện sổ sức khỏe điện tử, giấy hẹn tái khám và giấy chuyển tuyến tích hợp trên VneID
Thứ Năm, ngày 05/09/2024 14:27Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức chủ trì cuộc họp triển khai Sổ sức khỏe điện tử, Giấy chuyển tuyến, Giấy hẹn khám lại tích hợp trên ứng dụng VneID Chiều ngày...
Kỷ niệm 60 năm thành lập thanh tra y tế: Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thanh tra trong ngành Y tế
Thứ Năm, ngày 05/09/2024 09:23Ngày 05/9/2024, Thanh tra Bộ Y tế và hệ thống Thanh tra Y tế cả nước tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập 1964- 2024.
Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
Thứ Tư, ngày 04/09/2024 09:53Ngày 04/9/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ công bố Quyết định bổ nhiệm và bổ nhiệm lại Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Tâm thần Trung ương I. Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Y tế...
Tiếp tục triển khai các hoạt động quản lý, phòng, chống lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và kháng kháng sinh
Thứ Tư, ngày 04/09/2024 07:51Ngày 04/9/2024, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện khởi động dự án “Đối tác Sydney Châu Á Thái Bình Dương về đổi mới y tế và hệ sinh thái bền vững” (SAPPHIRE) do Viện Đại học Sydney Việt Nam phối hợp...
Họp Ban soạn thảo xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Thứ Tư, ngày 04/09/2024 05:13Họp Ban soạn thảo xây dựng Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Sáng ngày 04/9/2024, tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trỉ...
Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến
Thứ Bẩy, ngày 31/08/2024 06:44Sáng 31/8, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ...
Xuất bản thông tin
Chuyên gia chỉ rõ sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng test nhanh COVID-19 và thuốc điều trị
26/02/2022 | 14:31 PM
Theo các chuyên gia, người dân không nên quá lo lắng dẫn tới việc ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm, cũng như mua thuốc điều trị tràn lan không theo chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay số ca mắc COVID-19 liên tục tăng cao, quá lo lắng, một số người dân ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm hoặc không tin kết quả test nhanh lại làm xét nghiệm RT-PCR.
Liên quan đến vấn đề xét nghiệm COVID-19, PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh - Giám đốc Trung tâm Y Học gia đình & Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: "Khi xét nghiệm test nhanh dương tính hay âm tính cũng không nhất thiết phải làm RT-PCR".
1. Những sai lầm xung quanh test COVID-19
1.1 Lạm dụng test nhanh gây lãng phí
Có người quá lo lắng, sốt ruột, mua cùng lúc nhiều kit xét nghiệm nhanh về để ngày nào cũng tự test.
Các chuyên gia khẳng định việc này không cần thiết và gây lãng phí bởi, sau khi tiếp xúc với F0 phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị, ít nhất phải 3-4 ngày sau hãy test.
Nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Nếu bạn không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0.
Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm.
Còn các trường hợp khác chỉ cần nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy…
1.2 Vạch đậm chứng tỏ bệnh nặng
Trên kết quả test, vạch mờ hay đậm không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít virus như nhiều người suy diễn. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, bạn cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định.
Những trường hợp sau sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi:
- Thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính virus SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
- Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine theo quy định và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine theo quy định.
- Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.
Theo quy định cũ, bệnh nhân COVID-19 tại nhà được dỡ bỏ cách ly khi đủ 10 ngày điều trị và xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
1.3 Kết quả test nhanh âm tính là khỏi bệnh
Nhiều bạn đọc thắc mắc vậy test nhanh âm tính là khỏi bệnh đúng không? Các chuyên gia cho rằng điều này không chính xác.
Test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Do đó vẫn phải tiếp tục theo dõi. Ví dụ ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi SpO2 đủ 10 ngày.
2. F0 điều trị tại nhà: Có thuốc đúng và uống đúng thời điểm
Theo các chuyên gia, với F0 điều trị tại nhà "có thuốc đúng và uống đúng thời điểm" mới là tốt chứ không phải thuốc gì cũng uống, cứ uống thuốc là tốt, là yên tâm.
Đối với thuốc chữa triệu chứng như paracetamol để hạ sốt, oresol bù điện giải cũng cần đọc hướng dẫn để dùng đúng liều lượng phù hợp với cân nặng, số tuổi của người bệnh. Oresol bù điện giải dùng cho bệnh nhân sốt cần pha đúng liều lượng.
Các thuốc có thể dùng ở cộng đồng, cần theo đúng khuyến cáo hoặc có ý kiến của nhân viên y tế. Ví dụ:
- Thuốc Corticoid được dùng khi bắt đầu có dấu hiệu tụt SpO2. Lý do cần đúng thời điểm:
- Nếu dùng sớm quá lúc virus đang nhân chia nguy cơ gây bùng phát nặng hơn;
- Dùng muộn quá (do chủ quan không theo dõi SpO2) thì lỡ thời cơ ngăn chặn tổn thương phổi tiến triển.
Sau khi dùng 01 liều, người bệnh cần vào viện để được các bác sĩ theo dõi và điều trị tiếp.
- Đối với thuốc molnupiravir có nguồn gốc tin cậy:
- Thời điểm đúng là trước ngày thứ 5 của triệu chứng. Lưu ý là sau khi dùng thuốc nếu test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 rồi vẫn phải theo dõi đủ 10 ngày.
- Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai, một số ý kiến khuyên nếu người bệnh là nam nữ trẻ tuổi cũng không nên dùng molnupiravir.
Các chuyên gia cho biết, nhiều thuốc đã được chứng minh không có tác dụng với COVID-19 và thậm chí có hại, trong đó phải kể đến là thuốc aspirin, hydroxychloroquine, ivermectin, azithromycin, "thuốc xanh đỏ" được cho là hàng xách tay từ Nga,...
3. Lời khuyên của thầy thuốc
Các bác sĩ khuyến cáo, trong bối cảnh dịch diễn biến như hiện nay, việc trang bị kiến thức cho cá nhân để tự quản lý và điều trị COVID-19 tại nhà là điều cần thiết.
Bênh cạnh việc uống thuốc đầy đủ và tập một số bài tập để cơ thể khỏe mạnh hơn thì việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh là rất quan trọng. F0 điều trị tại nhà có thể tự điều trị nâng đỡ bằng cách nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh thông thoáng, vệ sinh mũi họng, giữ ấm, uống đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung vitamin, hạ sốt bằng paracetamol, tập thở, tư thế nằm sấp, theo dõi sát lâm sàng để xem bệnh có trở nặng hay không để được tư vấn bởi nhân viên y tế và cấp cứu kịp thời.
Liên quan đến việc điều trị cho F0 tại nhà, các phương tiện cần có khi cách ly gồm: Nhiệt kế, máy đo độ bão hòa oxy đầu ngón tay (SpO2), máy đo huyết áp.
Đặc biệt, F0 khi cách ly, điều trị tại nhà phải thực hiện tốt các các bước như:
- Khai báo y tế, thực hiện nghiêm 5K;
- Chấp hành nghiêm các quy định về thời gian cách ly y tế tại nhà;
- Không dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân;
- Tự khử khuẩn nơi ở;
- Để riêng rác vào thùng có nắp đậy, loại bỏ rác thải riêng.
F0 cần chủ động theo dõi sức khoẻ, triệu chứng sinh tồn (mạch, huyết áp (nếu có máy đo), nhịp thở, nhiệt độ, SpO2); các triệu chứng (mệt mỏi, ớn lạnh, ho, mất mùi, đỏ mắt, tiêu chảy)…
Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu…
1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
2. Nhịp thở
+ Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút.
+ Trẻ từ một đến dưới 5 tuổi: nhịp thở: ≥ 40 lần/phút.
+ Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút.
Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc.
3. SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo), khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.
4. Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
5. Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo)
6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
7. Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
8. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
9. Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...
10. Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...
11. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.
Nguồn: SKĐS
Tin liên quan
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai
- Công tác cứu hộ y tế vẫn đang được khẩn trương thực hiện tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà
- Bệnh viện K miễn phí lưu trú và suất ăn, người bệnh khó khăn, ảnh hưởng mưa bão yên tâm điều trị
- TPHCM xuất hiện nhiều ổ dịch sởi trong trường học
- Các đơn vị y tế sẵn sàng ứng trực, khám chữa bệnh cho người dân tại các vùng ngập, lụt
- New Zealand phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ
- Hội chẩn cấp cứu từ xa nạn nhân bị vùi lấp do lũ quét