HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống và điều trị bệnh sốt xuất huyết tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ Hai, ngày 27/06/2022 08:29Ngày 27/6, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra thực tế công tác phòng, chống và điều trị sốt xuất huyết tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chung kết Hội thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm”
Thứ Hai, ngày 27/06/2022 02:52Ban tổ chức trao Giải đặc biệt cho thí sinh Phạm Thị Chung (Bệnh viện Bạch Mai). Tối 26/6, tại Hà Nội, 29 thí sinh tiêu biểu nhất đã tham dự Chung kết Hội thi “Phụ nữ ngành...
Hội nghị trực tuyến kiểm điểm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 với 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam
Thứ Bẩy, ngày 25/06/2022 04:38Trước tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19 ở một số địa phương của khu vực phía Nam còn chậm, ngày 24/6/2022, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến kiểm điểm tiến độ tiêm vaccine phòng...
Tập trung kiểm tra các tỉnh tiêm chủng chậm nhằm nâng cao hiệu quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Thứ Sáu, ngày 24/06/2022 02:58Yêu cầu trên được PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đưa ra tại cuộc họp về tiến độ tiếp nhận, phân bổ và sử dụng vaccine phòng COVID-19 diễn ra ngày 23/6/2022 theo...
Thủ tướng: Quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân với trách nhiệm cao nhất
Thứ Năm, ngày 23/06/2022 13:49Chiều ngày 23/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế và bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu quản lý chặt người sử dụng trái phép ma tuý bị loạn thần
Thứ Năm, ngày 23/06/2022 09:19Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm yêu cầu các cơ quan chức năng quản lý chặt người sử dụng trái phép ma túy tổng...
Hội nghị tập huấn hướng dẫn tăng cường công tác điều trị sốt xuất huyết Dengue
Thứ Tư, ngày 22/06/2022 09:30Bộ Y tế nhận định nguy cơ số xuất huyết vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, dự báo trong thời gian tới số mắc và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng do đang bắt đầu vào cao điểm mùa...
Bộ Y tế bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
Thứ Tư, ngày 22/06/2022 08:20Sáng ngày 22/06/2022 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Công bố Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Tham dự buổi công bố có đồng chí Đỗ Xuân...
Thủ tướng dự lễ trao giải thưởng cao quý nhất của giới báo chí cả nước
Thứ Ba, ngày 21/06/2022 13:47ối 21/6, lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI, năm 2021 - Giải thưởng cao quý nhất của giới báo chí cả nước đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô. Thủ tướng Chính...
Bộ Y tế và Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều hoạt động phối hợp hiệu quả
Thứ Ba, ngày 21/06/2022 10:22Đó là đề nghị của GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế tại buổi làm việc với Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam về nội dung tổng kết 11 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch giai...
Nguy cơ hết hạn phải hủy bỏ nếu không đẩy mạnh tiếp nhận vaccine phòng COVID-19 và tiêm chủng
Thứ Ba, ngày 21/06/2022 01:46Theo Bộ Y tế tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 còn chậm, nhất là tiêm mũi 3, mũi cho người trên 18 tuổi và tiêm cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi. Có tình trạng tồn đọng nhiều vaccine tại Trung...
Tháo gỡ khó khăn, không để thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế
Thứ Hai, ngày 20/06/2022 16:22Theo Thứ trưởng Bộ Y tễ Đỗ Xuân Tuyên, sau khi nhận được phản ánh của các địa phương, cơ sở y tế về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai mua sắm, đấu thầu, Bộ Y tế sẽ phối hợp,...
Hiệp hội Dược Việt Nam tiếp tục làm cầu nối kết nối các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng cho nhân dân
Thứ Ba, ngày 14/06/2022 07:52Đó là đề nghị của đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng điều hành Bộ Y tế tại Đại hội Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 diễn ra ngày 14/6/2022 tại Hà Nội. Tham...
Bộ Y tế triển khai nhiều biện pháp phòng chống sốt xuất huyết ở phía Nam
Thứ Ba, ngày 14/06/2022 03:49Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 trong hai năm qua, ngành y tế các tỉnh thành phía Nam gặp nhiều khó khăn. Bộ Y tế sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ tốt nhất...
Tổng thuật sáng 13/6: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
Thứ Hai, ngày 13/06/2022 07:52Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, 08h00 sáng ngày 13/6, tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo...
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dự lễ triển khai lắp đặt hệ thống ô-xy lỏng của Bệnh viện Bạch Mai
Thứ Hai, ngày 13/06/2022 01:16Hệ thống ô-xy lỏng tại Bệnh viện Bạch Mai là hệ thống lớn nhất trong số 13 hệ thống tương tự do USAID tài trợ và được lắp đặt tại các cơ sở y tế trên cả nước nhằm hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân...
Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Thứ Sáu, ngày 10/06/2022 08:51Ngày 10/6/2022 tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã có buổi tiếp ông Hataeda Mikio, Vụ trưởng Đông Nam Á Thái Bình Dương, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản ...
Tăng cường hợp tác giữa Bộ Y tế và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) trong ứng dụng công nghệ thông tin lĩnh vực y tế
Thứ Năm, ngày 09/06/2022 07:00Ngày 08/6/2022, GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp về hợp tác giữa Bộ Y tế và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) trong ứng dụng công nghệ thông tin...
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Đại sứ mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Cuba tại Việt Nam
Thứ Năm, ngày 09/06/2022 01:42Chiều ngày 08/6/2022, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng phụ trách điều hành Bộ Y tế đã có buổi tiếp Ngài Orlando Nicolás Hernández Guillén, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp quyền Phó Giám đốc thường trực CDC Hoa Kỳ
Thứ Tư, ngày 08/06/2022 10:38Sáng 8/6/2022, GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã có buổi tiếp Bà Debra Houry, quyền Phó Giám đốc thường trực CDC Hoa Kỳ. Tham dự buổi tiếp có đại diện các Vụ, Cục, Văn...
Xuất bản thông tin
Chữa trị các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức, khó ngủ hậu COVID-19 thế nào?
21/01/2022 | 12:26 PM



Sau khi hết virus SARS-CoV-2 trong người (test COVID-19 âm tính), nhiều bệnh nhân vẫn còn các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức, khó ngủ, khó thở... Đây được gọi là triệu chứng hậu COVID-19. Điều trị thế nào cho hiệu quả?
Bài viết dưới đây của PGS.BS. Wynn Huynh Tran từ Los Angeles, Hoa Kỳ chỉ ra cách chữa trị các triệu chứng, dinh dưỡng, trị liệu thể dục và tinh thần hậu COVID-19.
1. Vì sao các triệu chứng hậu COVID-19 lại kéo dài?
Phục hồi COVID-19 vẫn để lại các triệu chứng kéo dài cho bệnh nhân như: Khó thở, ho, tim đập nhanh, đau nhức khớp, mệt mỏi, yếu sức, mất mùi, khó ngủ, mau quên...
Triệu chứng hậu COVID-19 nặng hay nhẹ cũng tùy vào mắc COVID-19 nặng hay nhẹ (vào bệnh viện hay khoa ICU), thời gian nhiễm bệnh dài hay ngắn.
COVID-19 ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, nên có thể dẫn đến nhiều triệu chứng:
- Virus SARS-CoV-2 tấn công vào nhiều loại tế bào trong cơ thể, nhất là các tế bào màng trong của mạch máu (Endothelial cell) và các cơ quan hô hấp, kích hoạt hệ miễn dịch, gây ra các tổn thương do hệ miễn dịch gây ra. Do mạch máu có ở tất cả mọi nơi trong cơ thể, nên bệnh COVID-19 có thể gây tổn thương ở tất cả các cơ quan.
- Khi tổn thương mạch máu và viêm sưng tế bào phổi thì bệnh nhân bị viêm phổi. Khi tổn thương mạch máu khớp gối thì bệnh nhân bị đau khớp. Khi tổn thương các mạch máu li ti vùng não, bệnh nhân có thể mất trí nhớ hay chậm suy nghĩ. Thậm chí, bệnh nhân cũng có thể bị rối loạn cương dương (ED) khi mạch máu vùng sinh dục bị tổn thương.
- Khi các tổn thương liên quan đến mạch máu xuất hiện thì quá trình hồi phục mất nhiều thời gian, thậm chí không thể lành khi chưa mắc COVID-19. Ví dụ như viêm phổi lâu dài có thể dẫn đến xơ hóa phổi trong khi viêm xương khớp đau nhức lâu dài do COVID-19 dẫn đến viêm thoái hóa nhanh hơn. Bệnh nhân sau khi phục hồi COVID-19 vẫn còn có thể bị xơ phổi mạn tính.
Các trị liệu COVID-19 nặng khi nhập viện cũng có thể dẫn đến bệnh hậu COVID-19:
- Khi bệnh nhân nhập viện, có thể phải dùng máy thở, thuốc kháng virus, thuốc ức chế hệ miễn dịch, hay dùng thuốc trụ sinh do nhiễm trùng chéo…Tất cả điều này đều có thể dẫn đến các tổn thương khác. Bệnh nhân nằm viện một vài ngày đã có thể làm cơ bắp yếu đi. Nằm giường bệnh vài tuần có thể làm teo cơ. Đặc biệt là bệnh nhân thở máy càng làm hệ cơ xương yếu đi, khả năng đi lại yếu hẳn sau khi phục hồi COVID-19. Các thuốc kháng virus hay thuốc ức chế có thể gây tác dụng phụ lên gan hoặc thận. Thuốc steroid có thể làm nặng thêm các bệnh nền như đái tháo đường hay tăng huyết áp.
- Hội chứng sau khi nằm khoa ICU gồm các triệu chứng mạn tính. Khoảng 1/3 bệnh nhân vào ICU sẽ thở máy và các di chứng sau khi cai thở máy như khó thở, ho, đổi giọng, có thể kéo dài nhiều tháng sau khi bệnh nhân ra khỏi ICU. Các triệu chứng khác như chậm suy nghĩ, khó tập trung, không nhớ... có thể kèm thêm sau khi xuất viện.
2. Điều trị triệu trứng hậu COVID-19 như thế nào?
Điều trị triệu chứng hậu COVID-19 càng sớm càng tốt. Tiếp tục chữa trị kiên nhẫn và lâu dài triệu chứng sau khi hết COVID-19. Mục tiêu là để giảm các tổn thương, ngăn ngừa các tổn thương lâu dài.
Trị liệu phục hồi chức năng là biện pháp quan trọng với các bệnh nhân đã nhập viện hay phải dùng máy thở. Các trị liệu bao gồm vật lý trị liệu tại chỗ trong bệnh viện như tập cử động tay chân. Tập phục hồi chức năng phổi qua bài tập thở, thổi Spirometry, hay tập thở bụng.
- Trị khó thở: Bắt đầu bằng các bài tập đơn giản như hít sâu thở ra chậm. Có thể tập thở bất cứ lúc nào: Khi ngồi, nằm, khi tập đi bộ, kết hợp dùng máy thổi Spirometry… Các bài tập thiền (meditation) cũng giúp bệnh nhân thở chậm và thở sâu, giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn.
- Trị ho mãn tính: Nhiều bệnh nhân tổn thương phổi do COVID-19 bị ho lâu hay ho có đờm sau khi phục hồi bệnh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc ho như benzonatate, thuốc xịt proair, thuốc chống đờm mucinex, hay các thuốc khác để làm tăng đường thở. Tuy nhiên, cần kết hợp tập thở và thuốc ho để trị dứt ho mạn tính.
- Trị tim đập nhanh: Nhiều bệnh nhân bị tim đập nhanh, loạn nhịp, mất nhịp sau khi phục hồi COVID-19. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, kiểm tra siêu âm tim, xem kết quả điện tâm đồ. Sau đó có thể có thể kê đơn thuốc giảm nhịp tim. Bệnh nhân cần kết hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng, từ từ để cải thiện nhịp tim.
- Trị mệt mỏi và yếu sức: Tập thể dục từ từ để tăng sức bền và sức mạnh của cơ bắp chân tay, đặc biệt dành cho các bệnh nhân trở về từ bệnh viện hay khoa ICU. Các bài tập tạ nhẹ kết hợp với tập thở có thể giúp cải thiện sự mệt mỏi. Nếu mệt mỏi dai dẳng, bệnh nhân nên gặp bác sĩ chuyên khoa tim hay phổi để tìm nguyên nhân mệt mỏi kéo dài.
- Trị đau nhức khớp: Dùng thuốc không kê đơn như ibuprofen (nếu không bị đau dạ dày, bệnh lý ở thận) hoặc acetaminophen để giảm đau. Sau đó tập vật lý trị liệu để điều trị phục hồi cho khớp bị đau. Với bệnh nhân lớn tuổi, các bài tập phục hồi đau khớp do COVID-19 có thể lâu hơn, do đó cần kiên trì luyện tập.
- Trị mất mùi/mất vị: Dùng các bài tập nhớ mùi hay nhớ vị để cải thiện dần triệu chứng này.
- Trị mất trí nhớ, giảm tập trung, mau quên: Đọc sách, chơi các trò chơi kích thích trí nhớ như đánh cờ, học thêm các môn khác như nấu ăn, làm bánh. Giữ cho não bộ hoạt động trở lại bằng các kích thích phản xạ lành mạnh.
- Trị bệnh nhân COVID-19: Phần lớn tóc rụng sau khi mắc COVID-19 là do chúng ta bị lo lắng và stress. Vì vậy, đa số bệnh nhân sẽ mọc lại tóc trong vài tuần hay vài tháng sau khi hết bệnh. Có thể dùng các thuốc kết hợp như rogaine để xịt kích thích tóc mọc.
- Trị da nổi mẩn sau COVID-19: Thường là các bệnh viêm da cơ địa, nổi mề đay hay dị ứng. Tình trạng này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thoa ngoài da và bệnh sẽ khỏi.
Một số bệnh nhân COVID-19 có mắc các bệnh tim, bệnh phổi, bệnh đau khớp… có thể gặp những triệu chứng tương tự các triệu chứng hậu COVID-19. Để biết chắc chắn các triệu chứng này là do bệnh lý mạn tính của mình gây ra hay triệu chứng hậu COVID-19, bệnh nhân cần đi gặp bác sĩ để được khám tìm ra nguyên nhân gây mệt mỏi.
Bệnh nhân mắc đái tháo đường, tăng huyết áp cần kiểm tra đường huyết, chỉ số huyết áp… để kiểm soát tốt các bệnh lý này.
3. Trị liệu tâm lý sau khi hồi phục COVID-19
Nhiều bệnh nhân có cảm giác lo lắng, trầm cảm, hay cô đơn sau khi phục hồi COVID-19. Nỗi sợ hãi vì bệnh, đau thương, mất mát vì người thân trong đại dịch và lo lắng về tương lai bất định phía trước làm nhiều bệnh nhân càng thêm stress, dẫn đến mất ngủ, sụt cân, hay hoảng sợ.
Lúc này, bệnh nhân có thể cần dùng thuốc điều trị. Nhưng các thuốc chữa trị tâm lý và tâm thần sau khi COVID-19 nên dùng vừa phải, tránh để bệnh nhân trở nên nghiện thuốc.
Ví dụ như thuốc ngủ ambien hay benzodiazepine, nhiều bệnh nhân sau khi hồi phục từ COVID-19 không ngủ được, dùng các thuốc ngủ thường vẫn không hết, cuối cùng phải dùng thuốc ngủ nặng có thể gây nghiện.
Các trị liệu tâm lý bao gồm trị liệu giao tiếp, tư vấn, giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ về các triệu chứng COVID-19, các biện pháp hồi phục triệu chứng để giảm bớt lo âu.
Năm 2022 chúng ta có nhiều trị liệu hiệu quả, bao gồm vaccine, thuốc uống, phác đồ chữa trị và cách chăm sóc. Chúng ta cũng quen dần với các ảnh hưởng của virus đến cuộc sống. Do đó, nên hạn chế thời gian dùng điện thoại thông minh, mạng xã hội… mà nên tập trung thời gian vào cuộc sống của mình, như: Tập thể dục, dành thời gian thực sự cho cơ thể.
Một số người tuy không mắc bệnh COVID-19, nhưng có người thân mắc bệnh hay tử vong do COVID-19 cũng có thể bị trầm cảm, lo lắng và ảnh hưởng đến tâm lý. Trường hợp này nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và hiểu thêm về COVID-19.
4. Dinh dưỡng hậu COVID-19
Dinh dưỡng chiếm vai trò quan trọng sau khi hồi phục COVID-19. Bệnh nhân cần:
Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ để phục hồi tốt nhất sau COVID-19. Bổ sung đủ nước, chất xơ protein/tinh bột và vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương. Chế độ ăn uống bắt đầu bằng nhiều bữa ăn nhỏ, có đủ rau xanh, trái cây, protein/tinh bột. Nhớ uống nước đầy đủ, có thể dung nước lọc kết hợp nước trái cây để có đủ vitamin.
Khi có một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng với rau củ quả, trái cây tươi, thịt ít chế biến, thì không cần phải uống thêm vitamin hay thuốc bổ. Nhưng hạn chế ăn đường, không uống rượu, hút thuốc, không nên nhiều uống cafe/trà vì có thể gây khó ngủ.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống và điều trị bệnh sốt xuất huyết tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nói gì về "Ký cam kết tiêm vaccine COVID-19"?
- Biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam
- TP.Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng, bệnh viện đối mặt với quá tải
- Sáng 28/6: Biến thể phụ BA.5 lây lan nhanh thế nào? Hiệu quả bảo vệ sau tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 ở cả 5 cấp độ
- Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 27/6 của Bộ Y tế
- [Infographic] - Hướng dẫn tiêm liều bổ sung, mũi 3, mũi 4 vaccine COVID-19