HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Viện Chiến lược và Chính sách y tế: Tích cực chủ động phát huy vai trò nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách y tế

Thứ Sáu, ngày 10/01/2025 11:10

Hội nghị Tổng kết công tác an toàn thực phẩm năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Thứ Sáu, ngày 10/01/2025 09:50

Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác đấu thầu mua sắm và đàm phán mua thuốc thuộc danh mục thuốc đàm phán giá do Bộ Y tế ban hành

Thứ Sáu, ngày 10/01/2025 09:47

Bộ trưởng Đào Hồng Lan tháp tùng Thủ tướng Chính phủ thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào

Thứ Sáu, ngày 10/01/2025 09:13

Hội nghị giao ban các đơn vị Y học cổ truyền

Thứ Sáu, ngày 10/01/2025 05:43

Bộ Y tế trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân” lần thứ II

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 15:27

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức thăm, chúc tết, kiểm tra công tác trực phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 15:14

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện Tuệ Tĩnh sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 15:07

Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về virus gây viêm phổi trên người (hMPV) tại Trung Quốc

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 01:36

Nỗ lực để đưa cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai vào sử dụng trong năm 2025

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 01:32

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm lại Phó Tổng Biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 01:17

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 01:07

Tổng thuật: Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương

Thứ Năm, ngày 09/01/2025 00:51

Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao những kết quả đạt được của Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia trong năm 2024

Thứ Tư, ngày 08/01/2025 05:34

Bệnh viện Lão khoa Trung ương sẵn sàng đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thứ Tư, ngày 08/01/2025 02:05

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận thăm và kiểm tra công tác trực tết tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Thứ Tư, ngày 08/01/2025 01:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc mừng cầu thủ Xuân Son phẫu thuật thành công

Thứ Tư, ngày 08/01/2025 01:26

Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động hiến, lấy, ghép mô tạng phát triển mạnh mẽ và bền vững

Thứ Tư, ngày 08/01/2025 01:19

Hội nghị cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Y tế năm 2024

Thứ Tư, ngày 08/01/2025 01:06

Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo tổng kết quả công tác năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Thứ Tư, ngày 08/01/2025 01:02

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Chỉ thị của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024

17/01/2024 | 09:26 AM

 | 

Thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Ngày 16/01/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành Chỉ thị số 01 tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Cụ thể như sau :

1. Thủ trưởng đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị y tế các ngành:

a) Quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

b) Xây dựng và triển khai kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán năm 2024; phân công trực 24/24 giờ đối với Lãnh đạo và nhân viên đơn vị theo quy định. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh; tổ chức lực lượng, phương tiện ứng trực, theo dõi, giám sát diễn biến dịch và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.

c) Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền.

d) Bảo đảm an toàn, an ninh mạng, các điều kiện cần thiết để hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu y tế hoạt động ổn định.

đ) Thực hiện tốt việc chăm lo, động viên vật chất, tinh thần đối với lực lượng trực chống dịch và cán bộ y tế công tác tại đơn vị.

e) Chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an triển khai các phương án bảo đảm công tác an ninh trật tự, phòng ngừa tội phạm, phòng chống cháy nổ và vi phạm pháp luật tại các cơ sở y tế; khẩn trương trở lại làm việc bình thường sau ngày nghỉ Tết, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ ngay từ những tháng đầu năm.

2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Về công tác giám sát và đáp ứng dịch bệnh

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo phòng, chống dịch, bệnh dịp Tết Nguyên Đán năm 2024; huy động nguồn lực, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể đối với công tác y tế trong dịp Tết.

- Tiếp tục theo dõi, giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan, bùng phát lan rộng ra cộng đồng. Tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, cách ly, xử lý kịp thời những trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan vào Việt Nam.

- Phân công cán bộ trực 24/24 giờ trong thời gian nghỉ Tết; chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ, thực hiện nghiêm công tác báo cáo dịch bệnh theo đúng quy định.

- Xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống của dịch bệnh theo phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị đầy đủ hóa chất, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong thời gian nghỉ Tết.

b) Về công tác khám, chữa bệnh

- Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn: (i) Tổ chức thực hiện ứng trực 24/24 giờ;

(ii) Bảo đảm đủ cơ số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế, ô xy y tế; chuẩn bị phương án cấp cứu trong các sự kiện tập trung đông người; bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện, sẵn sàng đáp ứng, phục vụ công tác điều trị, cấp cứu, nhất là cấp cứu tai nạn giao thông, cháy nổ, thương tích, ngộ độc thực phẩm và điều trị người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết; (iii) Quán triệt nhân viên y tế thực hiện tốt nội quy, quy định của bệnh viện, nâng cao ý thức phục vụ, văn hóa ứng xử với người bệnh và người nhà người bệnh khi đến khám, điều trị; (iv) Thăm hỏi, chúc Tết người bệnh điều trị nội trú, đặc biệt người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, người thuộc diện chính sách.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế tư nhân có kế hoạch phối hợp với cơ sở y tế công lập trên địa bàn tham gia triển khai công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán năm 2024; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia phối hợp hoạt động khi có yêu cầu.

- Vận động, huy động nguồn lực hỗ trợ hợp pháp; triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách động viên cán bộ y tế trong dịp Tết, nhất là cán bộ y tế tham gia trực Tết.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn.

c) Về công tác an toàn thực phẩm

- Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh: Tham mưu Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm địa phương triển khai Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên Đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024; phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định, kiến thức về an toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong bảo đảm an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức, phương tiện truyền thông thích hợp; trong đó chú trọng các đối tượng là người tiêu dùng thực phẩm, người nội trợ, người trực tiếp chọn mua, chế biến thực phẩm, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm; huy động toàn xã hội tham gia phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra liên ngành bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết, tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết, lễ hội có yếu tố nguy cơ cao; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, đồng thời biểu dương các tổ chức, cá nhân, các địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cho cộng đồng.

- Thực hiện nghiêm công tác báo cáo, thống kê về an toàn thực phẩm; báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) theo đúng thời gian quy định.

d) Về công tác truyền thông

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện truyền thông, phổ biến kiến thức đến các đơn vị, người dân trên địa bàn về phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nhất là các dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.

- Tăng cường truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm, không lạm dụng rượu, bia trong dịp Tết và lễ hội.

- Chủ động cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan báo chí tại địa phương để kịp thời thông tin về công tác y tế trong dịp Tết trên địa bàn.

3. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur

a) Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình dịch bệnh. Chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để kịp thời xử lý, kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.

b) Bảo đảm điều kiện cần thiết triển khai đội phản ứng nhanh và các phương tiện, thiết bị, hóa chất, vật tư y tế cần thiết để sẵn sàng hỗ trợ địa phương đáp ứng với các tình huống dịch bệnh.

4. Các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế

a) Nâng cao năng lực thu dung, điều trị; rà soát cơ sở vật chất, xây dựng và triển khai phương án bảo đảm đủ nhân lực, cơ số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế, ô xy y tế; chuẩn bị phương án cấp cứu trong các sự kiện tập trung đông người; bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện, sẵn sàng đáp ứng, phục vụ công tác điều trị, cấp cứu, nhất là cấp cứu tai nạn giao thông, cháy nổ, thương tích, ngộ độc thực phẩm và điều trị người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết.

b) Thực hiện nghiêm các quy trình về sàng lọc, phân luồng, cách ly, đảm bảo công tác phòng, chống nhiễm khuẩn bệnh viện, không để lây nhiễm chéo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tư vấn sức khỏe, đặt lịch khám và khám chữa bệnh từ xa. Duy trì và tổ chức tốt đội cơ động chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ kịp thời đơn vị tuyến dưới khi có dịch bệnh xảy ra.

5. Cục Y tế dự phòng

a) Thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước, quốc tế; kịp thời báo cáo Bộ Y tế và cấp có thẩm quyền diễn biến dịch bệnh, tham mưu các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

b) Chỉ đạo các đơn vị, địa phương: (i) Tăng cường triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt đối với dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi; (ii) Theo dõi, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài tại cộng đồng; (iii) Tăng cường các biện pháp truyền thông trong phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng cho trẻ em đúng độ tuổi; (iv) Củng cố, tổ chức tập huấn, diễn tập, sẵn sàng triển khai các đội đáp ứng nhanh phòng, chống dịch; (v) Xây dựng kế hoạch, dự trữ đủ thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị, phương tiện đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong phòng, chống dịch.

c) Chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai các phương án, kịch bản phòng, chống dịch trong dịp Tết; nâng cao năng lực đội phản ứng nhanh để kịp thời đáp ứng, không để bị động, bất ngờ trước các tình huống dịch bệnh.

d) Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát các đơn vị y tế dự phòng trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng theo quy định.

6. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

a) Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc: Tổ chức ứng trực 24/24 giờ; chủ động các phương án sẵn sàng nhân lực, thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm y tế bảo đảm khám, cấp cứu, nhất là cấp cứu tai nạn giao thông, pháo nổ, thương tích, ngộ độc thực phẩm và điều trị người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết. Thực hiện công tác hỗ trợ tư vấn, khám chữa bệnh từ xa; sàng lọc, phân loại, phân luồng người bệnh đến khám, chữa bệnh; triển khai hiệu quả việc phân tuyến, phân luồng, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh.

b) Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh trong việc triển khai các công tác khám, chữa bệnh theo quy định.

7. Cục An toàn thực phẩm

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng trong bảo đảm an toàn thực phẩm.

b) Tham mưu Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm trung ương chỉ đạo địa phương, cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết, tập trung vào các nhóm sản phẩm thực phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các tỉnh có cửa khẩu, các thành phố lớn.

8. Cục Quản lý Dược

a) Chỉ đạo các Sở Y tế tỉnh, thành phố, Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế và các công ty xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất thuốc có kế hoạch đảm bảo cung ứng đủ thuốc, triển khai kế hoạch dự trữ đầy đủ, không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh, nhất là các thuốc điều trị các bệnh thường xảy ra trong mùa Đông-Xuân như: Cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, rubella, tiêu chảy do vi rút rota, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa...

b) Chỉ đạo các Sở Y tế tỉnh, thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến, xử lý nghiêm các trường hợp được phát hiện.

9. Cục Quản lý Môi trường y tế chỉ đạo Sở Y tế tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và các đơn vị liên quan bảo đảm vệ sinh môi trường, chất lượng nước và quản lý chất thải y tế theo đúng quy định.

10. Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Sở Y tế tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone, các cơ sở điều trị kháng vi rút HIV bằng thuốc ARV, các cơ sở điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) bố trí cán bộ y tế, đảm bảo đủ thuốc để cung cấp kịp thời, liên tục thuốc cho bệnh nhân trong dịp Tết.

11. Văn phòng Bộ

a) Tổng hợp và xây dựng báo cáo của Bộ Y tế trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2024, báo cáo Bộ Y tế, gửi Văn phòng Chính phủ; phối hợp với Văn phòng Ban cán sự đảng Bộ Y tế báo cáo công tác y tế trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2024 gửi Văn phòng Trung ương Đảng theo quy định.

b) Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe trong dịp Tết. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí để cung cấp thông tin; mời tham gia các hoạt động công tác y tế trong dịp Tết của Bộ Y tế; tổng hợp thông tin y tế hằng ngày, báo cáo Bộ Y tế để chủ động xử lý kịp thời.

c) Đảm bảo thực hiện tốt các điều kiện phục vụ trực Tết tại cơ quan Bộ Y tế theo quy định.

12. Báo Sức khỏe và Đời sống, Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe Trung ương

a) Thực hiện tốt thông tin, tuyên truyền về công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán và Lễ hội Xuân 2024 bằng các hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn. Tăng cường thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong dịp Tết Nguyên Đán; tuyên truyền, vận động người dân chủ động thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe.

b) Phối hợp với Văn phòng Bộ và các Vụ, Cục liên quan tổng hợp thông tin y tế trong dịp Tết trên các phương tiện thông tin đại chúng, đề xuất, báo cáo Bộ Y tế để chủ động, kịp thời xử lý khi cần thiết.

c) Tham mưu, đề xuất Bộ Y tế 10 sự kiện, vấn đề nổi bật của ngành Y tế năm 2023.

13. Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm an toàn, an ninh mạng; có phương án bảo đảm duy trì hoạt động ổn định của Hệ thống Quản lý văn bản điện tử (VOffice); tổ chức, phân công trực kỹ thuật, báo cáo Bộ Y tế khi xảy ra sự cố phát sinh để đáp ứng, khắc phục kịp thời.

14. Đề nghị Công đoàn Y tế Việt Nam tập trung tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế, nhất là cán bộ y tế có hoàn cảnh khó khăn.

15. Công tác báo cáo

a) Cục trưởng: Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý Dược chỉ đạo việc tổ chức thường trực xây dựng báo cáo, tổng hợp số liệu báo cáo từ các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện trực thuộc Bộ và các đơn vị liên quan theo lĩnh vực chuyên môn và gửi về Văn phòng Bộ; nội dung báo cáo gồm:

- Cục Y tế dự phòng báo cáo về tình hình dịch bệnh;

- Cục Quản lý Khám, chữa bệnh báo cáo tình hình khám, cấp cứu tại các cơ sở y tế, tình hình cấp cứu các trường hợp tai nạn giao thông, tai nạn thương tích, tai nạn do cháy nổ, do pháo, ngộ độc...;

- Cục An toàn thực phẩm báo cáo về tình hình ngộ độc thực phẩm và các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm;

- Cục Quản lý Dược báo cáo về tình hình cung ứng thuốc cho công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết.

b) Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện Trung ương tổng hợp các số liệu báo cáo về công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh, xử trí cấp cứu, dược gửi về các Cục chức năng của Bộ Y tế theo từng lĩnh vực quản lý.

c) Văn phòng Bộ tổng hợp, xây dựng báo cáo nhanh và báo cáo đầy đủ của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ đúng thời gian quy định.

16. Tổ chức thực hiện

a) Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương triển khai nghiêm túc Chỉ thị này.

b) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế chủ trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế về việc thực thi nhiệm vụ, trách nhiệm được giao.

c) Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này; nếu có phát sinh vướng mắc, kịp thời phản ánh về Bộ Y tế để được chỉ đạo xử lý kịp thời.

d) Giao Văn phòng Bộ theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo Bộ Y tế việc thực hiện Chỉ thị này./.

Chi tiết Chỉ thị xem tại đây.


Thăm dò ý kiến