HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thắp hương tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhân kỉ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 22/02/2025 04:16

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc mừng các tập thể, cá nhân, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 22/02/2025 01:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm và chúc mùng ngành Y tế Hải Dương nhân dịp 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 22/02/2025 01:34

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự lễ kỉ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam tại Bắc Ninh

Thứ Bẩy, ngày 22/02/2025 01:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm và chúc mừng ngành Y tế Phú Thọ nhân dịp 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 20/02/2025 23:51

Ban Điều phối quốc gia Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV, Lao và Sốt Rét (CCM) Việt Nam họp phiên toàn thể quý I/2025

Thứ Năm, ngày 20/02/2025 10:19

Tăng cường hợp tác thử nghiệm lâm sàng Việt Nam- Nhật Bản

Thứ Năm, ngày 20/02/2025 10:17

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực xây dựng và phát triển

Thứ Năm, ngày 20/02/2025 03:55

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức: Phấn đấu rút ngắn tiến độ ít nhất 1 tháng

Thứ Tư, ngày 19/02/2025 14:01

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02

Thứ Ba, ngày 18/02/2025 04:11

Đẩy mạnh việc hợp tác, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh, thuốc chuyên khoa đặc trị

Thứ Hai, ngày 17/02/2025 11:45

Bộ trưởng Bộ Y tế: Tuyên Quang phát huy lợi thế cơ sở vật chất, đẩy mạnh chuyển đổi số để chăm sóc sức khoẻ nhân dân tốt hơn

Thứ Hai, ngày 17/02/2025 01:35

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và làm việc tại Tuyên Quang

Chủ Nhật, ngày 16/02/2025 01:14

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tri ân các nhà giáo, nhà khoa học lão thành của ngành Y tế

Chủ Nhật, ngày 16/02/2025 00:40

Thứ trưởng Bộ Y tế thăm, chúc mừng các bệnh viện phía Nam nhân Ngày thầy thuốc Việt Nam

Chủ Nhật, ngày 16/02/2025 00:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tập đoàn NIPRO Nhật Bản

Thứ Bẩy, ngày 15/02/2025 12:17

Tôn vinh, tri ân những đóng góp của thầy thuốc qua các giai điệu đẹp về ngành y

Thứ Bẩy, ngày 15/02/2025 05:16

Tăng cường hợp tác y tế Việt Nam và Phần Lan

Thứ Sáu, ngày 14/02/2025 01:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Tổng hội Y học Việt Nam

Thứ Năm, ngày 13/02/2025 01:00

Đảng ủy Bộ Y tế tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Thứ Năm, ngày 13/02/2025 00:58

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Cảnh báo: Nhiều trẻ bị chắp lẹo biến chứng nặng do phụ huynh tự điều trị sai cách

11/04/2023 | 15:02 PM

 | 

Bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh tuyệt đối không tự ý chữa chắp, lẹo bằng cách nặn mủ, tra thuốc, chữa bằng các mẹo dân gian như cột chỉ vào ngón tay, đắp lá... Các phương pháp trên không những không có tác dụng trong việc điều trị chắp lẹo mà có thể khiến tổn thương lan rộng, tái phát, để lại sẹo gây co rút mi mắt...

 

Theo BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trưởng khoa Mắt Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), thời gian gần đây, mỗi ngày phòng khám Mắt của bệnh viện tiếp nhận số bệnh nhi bị chắp lẹo tương đối lớn. Trong đó có rất nhiều trẻ gặp biến chứng lẹo vỡ gây sẹo co rút ở bờ mi hoặc nhiễm trùng bề mặt giác mạc do phụ huynh chưa biết rõ về cách điều trị sao cho đúng, an toàn cho trẻ.

Chắp mắt, lẹo mắt là những bệnh lý viêm nhiễm ở mi mắt hay gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh có thể xảy ra ở mi trên hoặc mi dưới, một mắt hoặc cả hai. Bệnh có biểu hiện điển hình là xuất hiện những ổ sưng đột ngột khu trú ở vùng mi mắt, sưng tấy lan tỏa gây đau nhức, cộm, phù nề mi làm hạn chế tầm nhìn trong giai đoạn viêm cấp. Bệnh xảy ra do tắc nghẽn tuyến tiết bã nhờn của mi mắt.

Về bản chất, chắp không liên quan đến nhiễm trùng. Bệnh nhân mắc chắp mắt thường xuất hiện một khối tròn nhỏ, sưng đỏ mắt (thường ở xa bờ mi, nằm ở trong sụn mi và thường ở mặt trong của mi mắt), đau, đỏ mắt, cảm giác cộm ở mi mắt. Đặc biệt, có rất nhiều trường hợp bị đa chắp, có nhiều đầu chắp trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai bên mắt. Sau vài ngày, chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần thành một khối màu đỏ trên mi mắt hoặc màu xám dưới kết mạc mi.

Cảnh báo: Nhiều trẻ bị chắp lẹo biến chứng nặng do phụ huynh tự điều trị sai cách - Ảnh 1.

Chắp lẹo là bệnh có thể lây từ người này sang người khác nếu sử dụng chung đồ cá nhân (Ảnh: BVCC)

Còn lẹo là một ổ sưng tấy cục bộ cấp tính của mi mắt, có thể bên ngoài hoặc bên trong mi mắt và thường do nhiễm vi khuẩn sinh mủ (tụ cầu vàng) hoặc áp-xe. Hầu hết lẹo nằm bên ngoài mi và là kết quả của tắc nghẽn hay nhiễm trùng. Khi trẻ mắc lẹo sẽ xuất hiện các triệu chứng như sưng, đỏ mi mắt, ngứa, đau, nổi cục như hạt gạo, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt.

Lẹo thường xuất hiện ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi. Sau khoảng 3-4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Lẹo có đặc điểm là rất hay tái phát, có thể bị ở một hoặc hai mi mắt, có khi sưng to cả mi gây sụp mi.

Trưởng khoa Mắt Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, ai cũng có thể bị chắp lẹo. Đặc biệt, các đối tượng như đã từng bị chắp hoặc lẹo, người có cơ địa có mụn trứng cá đỏ hay viêm da tiết bã, người mắc bệnh toàn thân như đái tháo đường, không tẩy sạch vùng mắt khi trang điểm, dùng mỹ phẩm hết hạn hoặc nhiễm bẩn, không vệ sinh vùng mắt... có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thường.

Bác sĩ khuyên rằng, phụ huynh tuyệt đối không được tự ý điều trị chắp, lẹo cho trẻ. Tuyệt đối không chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo chỉ định vì dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, hoặc để lại sẹo xấu gây co rút mi mắt. Các mẹo dân gian chữa lẹo (như cột chỉ vào ngón tay) hoàn toàn không có tác dụng trong việc điều trị chắp lẹo.

Ngay khi có dấu hiệu cảnh báo bệnh, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị đúng cách, hạn chế việc chắp lẹo bị lây lan nhiều ở cả hai mắt. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt cùng kháng sinh toàn thân cho bệnh nhân giúp tiêu mủ. Đối với những lẹo to hoặc dai dẳng, bác sĩ có thể sử dụng corticoid, chích lẹo hoặc kết hợp cả hai. Bác sĩ chỉ định chỉ khi chắp to thì mới được chích. Đa phần bệnh sẽ tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh mắt đúng cách.

Bác sĩ cũng khuyên rằng, chắp lẹo là bệnh có thể lây từ người này sang người khác nếu sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Vậy nên, để phòng bệnh, chúng ta nên rửa tay thường xuyên, không đưa tay dụi mắt. Sử dụng các biện pháp bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm môi trường như đeo kính khi ra đường, khi dọn dẹp nhà cửa hay lao động, tránh đến những nơi ô nhiễm không khí nặng nề, tẩy trang sạch sẽ sau khi trang điểm mắt, không sử dụng mỹ phẩm hết hạn, không dùng chung khăn mặt, đồ trang điểm mắt với người khác

Riêng đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng cho trẻ, tránh dụi mắt, vệ sinh mắt bằng nhỏ nước muối sinh lý khi viêm nhiễm vùng mi. Đồng thời, cần hạn chế ăn, uống đồ ngọt.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến