HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 09:39

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 05:38

Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:40

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:33

Họp triển khai xây dựng dự án Luật Phòng bệnh

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 05:46

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế Việt Nam - Trung Quốc

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 00:52

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 vắc xin sởi do Tập đoàn FPT tài trợ

Thứ Tư, ngày 23/04/2025 01:20

Ngành Y tế luôn phối hợp tích cực cùng toàn xã hội thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:18

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi người dân được khám sức khoẻ định kỳ, hướng đến mục tiêu miễn viện phí toàn dân'

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:15

Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:45

Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:40

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 02:08

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035

Thứ Năm, ngày 17/04/2025 05:36

Đoàn công tác Bộ Y tế trao quà quân, dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-1

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 09:58

Thư của Bộ trưởng Bộ Y tế chúc mừng Ngày Người Khuyết tật Việt Nam (18/4)

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 02:32

Ủy viên Trung ương Đảng Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 02:21

Bộ Y tế công bố Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 01:02

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 00:59

Tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 00:00

Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức làm việc với 3 bệnh viện ở TPHCM về đảm bảo công tác y tế cho dịp lễ 30/4

Thứ Hai, ngày 14/04/2025 01:28

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Cách tránh thai an toàn, giảm thiểu tình trạng nạo phá thai ở giới trẻ hiện nay

20/12/2019 | 14:19 PM

 | 

“Theo Niên giám thống kê Y tế, mỗi năm có khoảng 250-300 nghìn ca phá thai được báo cáo. Con số này mới là “phần nổi của tảng băng chìm”, con số thực tế phá thai ở Việt Nam có lẽ sẽ cao hơn nhiều nếu thống kê đầy đủ số lượng nạo phá thai ở cả các phòng khám ngoài giờ, phòng khám tư nhân”, ông Nguyễn Kim Xuân Nam nhấn mạnh.

 

Nhiều hệ lụy xấu từ nạo phá thai

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm, có khoảng 85 triệu ca có thai ngoài ý muốn; 56 triệu ca phá thai mỗi năm, trong đó, có tới 25 triệu ca phá thai không an toàn. Cụ thể, mỗi phút có 38 ca phá thai không an toàn; 68.000 ca tử vong mẹ do phá thai không an toàn mỗi năm. Chi phí điều trị hàng năm do phá thai không an toàn được ước tính là 553 triệu đô la Mỹ.

Tại Việt Nam, kết quả điều tra biến động DS-KHHGĐ thời điểm 1/4/2016 của Tổng cục Thống kê cho thấy, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ độ tuổi 15-49 đang có chồng thì có 62 ca là mang thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, cứ 1.000 phụ nữ có thai thì có 24 trường hợp ở tuổi vị thành niên; trong 1.000 ca phá thai có 15 trường hợp ở tuổi vị thành niên.

Nạo phá thai là một thực trạng nhức nhối ở nước ta hiện nay, nhất là ở giới trẻ

Ông Nguyễn Kim Xuân Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô dân số (Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế) cho biết, cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, nạo phá thai là một thực trạng nhức nhối. Theo Niên giám thống kê Y tế, mỗi năm có khoảng 250-300 nghìn ca phá thai được báo cáo. Con số này mới là "phần nổi của tảng băng chìm", con số thực tế phá thai ở Việt Nam có lẽ sẽ cao hơn nhiều nếu thống kê đầy đủ số lượng nạo phá thai ở cả các phòng khám ngoài giờ, phòng khám tư nhân.

Theo ông Nguyễn Kim Xuân Nam, hiện nay, tình trạng phá thai trong giới trẻ càng đáng báo động hơn. Cùng với việc chấp nhận sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, tình trạng nạo phá thai trong giới trẻ cũng đang có xu hướng gia tăng. Theo thống kê năm 2017, tỷ lệ phá thai ở vị thành niên chiếm tới 1,5% tổng số ca phá thai.

Về hệ lụy của nạo phá thai, vị chuyên gia này cho biết, việc phá thai nhiều lần hoặc tự sử dụng thuốc phá thai đang tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe và tương lai của giới trẻ. Các tai biến có thể gặp phải rất nặng nề bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung… Đặc biệt, ngay cả với trường hợp phá thai an toàn, nguy cơ vô sinh thứ phát cũng rất cao.

Mặt khác, việc nạo phá thai còn gây những hậu quả rất nặng nề về tâm lý, gây tổn thương rất lớn đối với người phụ nữ. Nhiều người có mặc cảm về hành vi tự loại bỏ con mình. Những ám ảnh tội lỗi gây nên sự sợ hãi, hoang mang thậm chí dẫn đến trầm cảm.

"Xét về toàn xã hội, phá thai là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức sinh (có thai mà không sinh). Hậu quả của phá thai là làm tăng tỷ lệ vô sinh, lại một lần nữa làm hạn chế khả năng sinh sản của phụ nữ, về lâu dài có thể là một trong những nguyên nhân làm suy giảm dân số", Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô dân số nhấn mạnh.

Tăng cường truyền thông và cung cấp phương tiện tránh thai hiện đại

Bà Trương Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, hiện nay, các biện pháp tránh thai truyền thống như xuất tinh ngoài âm đạo, tính vòng kinh vẫn được nhiều người áp dụng vì đơn giản, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, hệ lụy là dễ có thai ngoài ý muốn dẫn đến phá thai./.

Sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, đảm bảo chất lượng để hạn chế việc có thai ngoài ý muốn, dẫn đến nạo phá thai. Ảnh minh họa

Theo bà Trương Thị Kim Hoa, phá thai là tránh sinh không phải là một biện pháp tránh thai. Vì vậy, các bạn trẻ nên chủ động và cân nhắc về quan hệ tình dục và hệ lụy của nó, trong đó, người thiệt thòi nhất chính là các bạn gái.

Để giảm thiểu tình trạng nạo phá thai, nhất là ở giới trẻ, theo bà Trương Thị Kim Hoa, chúng ta cần tích cực tuyên truyền vào từng lớp học và tổ chức giao lưu toàn trường cho các học sinh THCS, THPT về các biện pháp tránh thai và những hệ lụy có thai ngoài ý muốn, các nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường sinh sản.

Bên cạnh đó, phối hợp với các ban ngành tổ chức giao lưu chia sẻ về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên, tư vấn tiền hôn nhân. Nội dung xoay quanh tình bạn, tình yêu, những băn khoăn trong cuộc sống hay những địa chỉ tin cậy đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bạn. 

"Khi được hiểu và có kiến thức về sức khỏe sinh sản, các bạn trẻ sẽ có trách nhiệm hơn và có những hành vi đúng mực trong các mối quan hệ", bà Trương Thị Kim Hoa nhấn mạnh.

Ngoài việc truyền thông nâng cao kiến thức về phòng tránh thai an toàn, hệ lụy của nạo phá thai, theo các chuyên gia, chúng ta cũng nên chú trọng vào việc cung ứng các phương tiện tránh thai, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản theo hướng thân thiện với vị thành niên, thanh niên.

Bên cạnh đó, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai; đẩy mạnh xã hội hóa các phương tiện tránh thai và dịch vụ sức khỏe sinh sản giúp tiếp cận dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, giá cả phù hợp đối với các nhóm dân cư khác nhau, trong đó có vị thành niên, thanh niên. 

Nguồn: Báo Gia đình và xã hội


Thăm dò ý kiến