HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát động cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

Thứ Sáu, ngày 03/05/2024 07:17

Khắc phục khó khăn, quyết tâm chấm dứt bệnh Lao vào năm 2030

Thứ Năm, ngày 02/05/2024 13:35

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Tập đoàn Siemens Healthineers

Thứ Năm, ngày 02/05/2024 07:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với UBND tỉnh Lai Châu về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn

Thứ Sáu, ngày 26/04/2024 02:33

Bộ Y tế giám sát việc thực hiện các chương trình can thiệp về sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình tại tỉnh Lai Châu

Thứ Sáu, ngày 26/04/2024 01:23

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính

Thứ Năm, ngày 25/04/2024 09:07

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao kỷ niệm chương “ Vì sức khỏe nhân dân” cho Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 25/04/2024 09:00

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số

Thứ Tư, ngày 24/04/2024 09:09

Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp Tổng Giám đốc công ty IMarketKorea

Thứ Tư, ngày 24/04/2024 08:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:45

Đảng ủy Bộ Y tế sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 và triển khai quy trình kiện toàn, bổ sung chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:40

Bộ Y tế kiện toàn lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Y học

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 12:48

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo “Đề án tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số y tế đến năm 2030”

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 09:40

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với Chủ tịch Viện Ký ức COVID-19, Cộng hòa Pháp

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:33

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự chương trình khám, chữa bệnh miễn phí và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Điện Biên

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:25

Giảm số lượng, tăng nguồn lực khi sắp xếp các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Thứ Sáu, ngày 19/04/2024 09:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Các vắc xin phòng COVID-19 được cấp phép sử dụng khẩn cấp đều trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng

23/06/2021 | 16:04 PM

 | 

Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới và các nước như Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc… vắc xin trước khi đưa vào sử dụng khẩn cấp bắt buộc phải thử nghiệm lâm sàng trên người với 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 3 là giai đoạn quan trọng nhất.

Giai đoạn này được thực hiện trên quy mô lớn với mục tiêu đánh giá tính an toàn và hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Kết quả của giai đoạn 3 sẽ quyết định việc vắc xin đó có được phê duyệt để triển khai tiêm chủng rộng rãi hay không. Kể cả sau khi đã được phê duyệt, các loại vắc xin đó đều phải liên tục bổ sung, cập nhật các thông tin, dữ liệu liên quan đến tính an toàn, hiệu quả của vắc xin trong quá trình sử dụng.

Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 được tiến hành ở quy mô nhỏ trên một số nhóm quần thể để kiểm tra độ an toàn, tính sinh miễn dịch và xác định liều lượng tối ưu. Việc đánh giá tính sinh miễn dịch trong giai đoạn 1 và 2 này không phải là yếu tố quyết định cho việc phê duyệt khẩn cấp. Chỉ có kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 mới là yếu tố quyết định để đánh giá vắc xin này có hiệu quả bảo vệ hay không, có làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 hay không hoặc giảm nhẹ tình trạng bệnh hay không.

Theo Bộ Y tế, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát rộng trên toàn thế giới, việc cấp phép khẩn cấp cho một loại vắc xin phòng COVID-19 là điều cần thiết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bỏ qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng bắt buộc.

Việc cấp phép khẩn cấp sử dụng vắc xin COVID-19 hiện nay là do điều kiện dịch bệnh nên chưa đủ thời gian để theo dõi được vắc xin trong thời gian dài như thông lệ. Mặc dù vậy, để đảm bảo tính an toàn của vắc xin vẫn phải thực hiện đầy đủ quy trình đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

Cũng giống như thông lệ quốc tế, tất cả vắc xin phòng COVID-19 trước khi đưa vào sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam đều phải tuân thủ thử nghiệm lâm sàng qua 3 giai đoạn, trên nguyên tắc đảm bảo 3 yếu tố: An toàn, sinh miễn dịch và quan trọng nhất là hiệu quả bảo vệ.

Đến nay, Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện cho 4 loại vắc xin COVID-19 bao gồm:

- Comirnaty của Pfizer,

- A2D1222 của AstraZeneca,

- Sputnik-V của Gamalaya,

- Vero-Cell của Sinopharm cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch COVID.

Ngoài ra, vắc xin Moderna cũng đang trong quá trình xem xét phê duyệt.

Ảnh minh họa.

Tất cả các vắc xin nói trên đều phải trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Trong đó, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 có quy mô từ 20.000 đến 50.000 người tham gia. Cụ thể:

- Vắc xin của AstraZeneca thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại 11 quốc gia với 49.626 người tham gia.

- Vắc xin Vero-Cell của Sinopharm thử nghiệm lâm sàng tại 6 quốc gia với trên 45.000 người.

- Vắc xin Sputnik-V thử nghiệm lâm sàng tại 5 quốc gia với 21.977 người;

- Vắc xin của Pfizer thử nghiệm lâm sàng tại 6 quốc gia với 43.418 người;

- Vắc xin của Moderna thử nghiệm tại 4 quốc gia với 30.420 người./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

 


Thăm dò ý kiến