HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhiệm kỳ 2020 – 2025

Thứ Bẩy, ngày 04/01/2025 08:00

Lễ trao giải tôi khỏe đẹp hơn lần 3

Thứ Bẩy, ngày 04/01/2025 01:16

Bộ Y tế gặp mặt các lãnh đạo, cán bộ, công chức đã nghỉ hưu

Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 08:52

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội

Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 06:25

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đoàn Tập Đoàn xây dựng Thái Bình Dương, Trung Quốc

Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 01:00

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Văn phòng Bộ Y tế

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 07:04

Bộ Y tế phổ biến Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 06:54

Bộ Y tế gặp mặt chúc Tết Lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Y tế đã nghỉ hưu và đang công tại TP Hồ Chí Minh

Thứ Tư, ngày 01/01/2025 05:21

Phát triển cấp cứu ngoại viện, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 14:03

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Tp. HCM và Nghĩa trang liệt sỹ Tp. HCM

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 09:09

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 01:09

Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 13:26

Việt Nam 'đi sau về trước' trong kỹ thuật ghép tạng

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:54

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:50

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến máu, vì sức khỏe mỗi chúng ta và sinh mệnh nhiều người bệnh'

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 04:21

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dự lễ khai trương Khu xạ trị kỹ thuật cao tại Hà Tĩnh

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:32

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Chỉ đạo tuyến đóng vai trò quyết định thành tựu của ngành Y tế năm 2024

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:26

Diễn tập ứng phó với khủng bố sinh học

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 01:00

Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ ngành y tế - nơi ươm mầm và cổ vũ tài năng trẻ

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 08:02

Tập trung chỉ đạo điều hành, hướng dẫn, đôn đốc hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt các chỉ tiêu về dân số

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 07:29

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Các cách đối phó với cơn đau chuyển dạ

21/12/2019 | 14:11 PM

 | 

Hầu hết các phụ nữ, cơn đau trong lúc chuyển dạ sẽ là một trong những điều quan tâm lo lắng khi dự định có con.

 

Cũng có vài trường hợp chuyển dạ ít đau, nhưng tốt hơn hết là nên có sẵn kế hoạch để đối phó với cơn đau cho bản thân.

Một số phương pháp đối phó với cơn đau trong quá trình sinh nở

Đau trong quá trình chuyển dạ và sinh nở: Đau khi chuyển dạ được gây ra bởi sự co thắt cơ tử cung và áp lực đè lên cổ tử cung. Cơn đau này có thể được cảm nhận như những cơn co thắt mạnh ở bụng, háng, và lưng, cũng như cảm giác đau nhức. Một số phụ nữ bị đau ở hai bên hông hoặc đùi. Các nguyên nhân khác gây đau trong quá trình chuyển dạ bao gồm áp lực lên bàng quang và vùng tầng sinh môn do đầu của thai nhi, và do đường sinh dục cũng như âm đạo bị kéo căng. Mặc dù chuyển dạ thường được coi là một trong những sự kiện gây đau nhất mà con người từng trải qua, cơn đau này rất khác nhau ở mỗi phụ nữ, thậm chí là ở mỗi lần sinh nở khác nhau. Mỗi phụ nữ sẽ có những trải nghiệm khác nhau về cơn đau, với một số người, nó có thể giống như đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, với một số khác, cơn đau có thể giống như khi chịu một áp lực nặng nề, hoặc những cơn co thắt rất mạnh như đau bụng khi bị tiêu chảy. Không những chính các cơn co thắt làm cho sản phụ cảm thấy đau nhất, mà điều chính yếu là do những cơn co thắt này lặp đi lặp lại liên tục và càng lúc thời gian để thư giãn giữa các cơn co thắt càng trở nên ít hơn.

Để giảm đau trong quá trình chuyển dạ, đây là một số điều bạn có thể bắt đầu thực hiện trước hoặc trong quá trình mang thai:

Tập thể dục thường xuyên và hợp lý (với sự đồng ý của các bác sỹ) có thể giúp cơ bắp chắc khỏe hơn và chuẩn bị cho cơ thể sẵn sàng với những căng thẳng lúc chuyển dạ. Tập thể dục cũng có thể làm tăng sức chịu đựng của bạn, điều này sẽ rất có lợi nếu quá trình chuyển dạ của bạn kéo dài. Điều quan trọng cần nhớ là không nên tập luyện quá sức, dù với hình thức tập luyện . Hãy thảo luận với bác sỹ để có những bài tập an toàn.

Một số cách để chuẩn bị cho việc kiểm soát đau trong quá trình chuyển dạ bao gồm: Thôi miên, yoga, thiền, đi bộ, massage, thay đổi tư thế, tắm bồn hoặc vòi sen, nghe nhạc. Trong quá trình chuyển dạ, làm giảm chú ý của sản phụ bằng cách tự đếm hoặc thực hiện một hoạt động trí óc nhằm giữ cho tâm trí của bạn xao lãng.

Các cách đối phó với cơn đau chuyển dạ

Cần có sự chuẩn bị trước để đối phó với cơn đau chuyển dạ.

Kiểm soát cơn đau: Có nhiều loại thuốc giảm đau và phương pháp giảm đau có thể được sử dụng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, tùy thuộc vào từng trường hợp. Hãy trao đổi với bác sĩ về nguy cơ và lợi ích của mỗi loại thuốc.

Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có thể được sử dụng theo nhiều cách. Nếu chúng được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm vào bắp thịt, các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ ở người mẹ, bao gồm buồn ngủ và buồn nôn. Thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến em bé.

Gây tê vùng: Đây là cách mà hầu hết các sản phụ quan tâm khi có ý định sử dụng thuốc gây tê. Bằng cách ngăn chặn cảm giác từ các vùng cụ thể của cơ thể, phương pháp này có thể được sử dụng để giảm đau trong sinh ngả âm đạo và mổ lấy thai.

Gây tê ngoài màng cứng, một hình thức gây tê tại chỗ, làm giảm hầu hết các cơn đau từ phần dưới thắt lưng (rốn), bao gồm cả các thành âm đạo, trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Thuốc tê ngoài màng cứng được bác sĩ gây mê tiêm qua một catheter mỏng, dạng ống vào phần lưng dưới của sản phụ. Số lượng thuốc có thể tăng hoặc giảm theo nhu cầu. Rất ít thuốc qua thai nhi, nên phương pháp này hầu như không ảnh hưởng đến em bé. Gây tê ngoài màng cứng cũng có một số nhược điểm – nó có thể gây giảm huyết áp và khó tiểu. Thuốc cũng có thể gây ngứa, buồn nôn, và đau đầu ở người mẹ. Các rủi ro cho em bé là rất ít, nhưng là các vấn đề có thể xuất hiện do hiện tượng hạ huyết áp ở mẹ.

Sinh tự nhiên: Một số phụ nữ lựa chọn không sử dụng thuốc giảm đau khi sinh, mà chỉ dựa vào các bài tập thở, các kỹ thuật thư giãn để kiểm soát cơn đau.

Những điều cần cân nhắc về quá trình chuyển dạ

Dưới đây là một số vấn đề cần nghĩ đến khi cân nhắc phương pháp giảm đau trong quá trình chuyển dạ:

Thuốc có thể làm giảm nhiều đau đớn của bạn, nhưng chắc chắn là không thể giảm đau hoàn toàn. Chuyển dạ có thể đau hơn nhiều so với bạn nghĩ. Một số phụ nữ quyết định không dùng thuốc giảm đau lúc ban đầu đã thay đổi quyết định của mình khi họ thực sự bước vào quá trình chuyển dạ.

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến em bé, khiến bé buồn ngủ hoặc gây rối loạn nhịp tim.

Bạn cần phải nói với người đỡ đẻ cho bạn về phương pháp giảm đau bạn lựa chọn. Tìm ra những phương pháp sẵn có, hiệu quả của phương pháp đó, và khi nào thì không nên dùng loại thuốc giảm đau nào.

Nếu bạn muốn sử dụng phương pháp kiểm soát cơn đau thay cho thuốc giảm đau, hãy thảo luận với nhân viên y tế, thậm chí  viết sẵn kế hoạch sinh đẻ để chắc chắn mong muốn của bạn được phối hợp và hỗ trợ.

Hãy nhớ rằng, với việc chuẩn bị và cung cấp kiến thức cho bản thân, thảo luận trước với bác sĩ,  bạn sẽ được trang bị sẵn sàng để quyết định phương pháp giảm đau nào là tốt nhất cho bạn./.

 

Nguồn: Sức khỏe và đời sống


Thăm dò ý kiến