HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

Thứ Hai, ngày 02/10/2023 06:02

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các chính sách xã hội

Thứ Hai, ngày 02/10/2023 05:41

Bộ Y tế phát động tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023 với chủ đề "Làm mẹ an toàn - Sức khoẻ cho mẹ, tương lai cho bé"

Chủ Nhật, ngày 01/10/2023 05:09

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương

Thứ Bẩy, ngày 30/09/2023 05:44

Hội thảo các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 30/09/2023 05:03

600 thân nhân chiến sĩ Hải quân vùng 4 được chăm sóc sức khỏe

Thứ Bẩy, ngày 30/09/2023 02:37

Nhiều loại dịch bệnh được loại trừ nhờ tiêm chủng vaccine

Thứ Bẩy, ngày 30/09/2023 02:31

Bộ Y tế công bố quyết định công tác cán bộ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thứ Bẩy, ngày 30/09/2023 00:54

Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức ký kết phối hợp hoạt động với Công đoàn Y tế Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 30/09/2023 00:47

Hợp tác y tế là điểm sáng trong mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 29/09/2023 13:08

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm và tặng quà bệnh nhi ung thư tại Bệnh viện Nhi Trung ương nhân dịp Tết Trung thu

Thứ Sáu, ngày 29/09/2023 09:14

Thủ tướng động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Thứ Sáu, ngày 29/09/2023 02:32

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc với tỉnh Sóc Trăng về công tác phát triển y dược cổ truyền

Thứ Sáu, ngày 29/09/2023 02:28

Kiểm tra phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Thứ Năm, ngày 28/09/2023 08:56

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri xã Nhân Thắng

Thứ Tư, ngày 27/09/2023 02:41

Lễ ký kết Quy chế phối hợp chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số liên quan đến đăng ký thống kê hộ tịch giữa Bộ Tư pháp với Bộ Y tế, Tổng cục thống kê

Thứ Ba, ngày 26/09/2023 09:33

Xúc động lễ khai giảng của sinh viên Trường ĐH Y dược Hải Phòng

Thứ Ba, ngày 26/09/2023 08:53

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri Gia Bình, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 26/09/2023 07:52

Bộ trưởng Đào Hồng Lan tham dự nhiều sự kiện y tế quan trọng tại Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78

Chủ Nhật, ngày 24/09/2023 07:46

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự Hội nghị cấp cao về chấm dứt AIDS của Liên hợp quốc

Thứ Năm, ngày 21/09/2023 01:22

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Bộ Y tế: Hậu COVID-19, nếu mệt mỏi kéo dài kèm 4 triệu chứng sau cần đi khám để chẩn đoán, điều trị sớm

19/05/2022 | 08:44 AM

 | 

 

Theo Bộ Y tế, mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn hồi phục sau mắc COVID-19, được mô tả là một cảm giác quá tải hay kiệt sức cả về thể chất và tinh thần.

Bộ Y tế vừa ban hành quyết định Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19 (còn gọi là hậu COVID-19).

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn hồi phục sau mắc COVID-19

Theo Bộ Y tế, mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn hồi phục sau mắc COVID-19, được mô tả là một cảm giác quá tải hay kiệt sức cả về thể chất và tinh thần.

Bộ Y tế: Hậu COVID-19, nếu mệt mỏi kéo dài kèm 4 triệu chứng sau cần đi khám để chẩn đoán, điều trị sớm - Ảnh 1.Theo Bộ Y tế, mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn hồi phục sau mắc COVID-19, được mô tả là một cảm giác quá tải hay kiệt sức cả về thể chất và tinh thần. Ảnh: minh hoạ

Mệt mỏi về thể chất: khi mệt mỏi sau mắc COVID-19, chúng ta sẽ cảm thấy cơ thể mình rất nặng nề và ngay cả những hoạt động thể lực dù nhẹ nhàng cũng tiêu tốn rất nhiều năng lượng.

Mệt mỏi về nhận thức và tinh thần: khi mệt mỏi, mỗi người sẽ khó tập trung suy nghĩ, hoặc tiếp nhận thông tin mới, trí nhớ cũng như công việc, học tập của bạn bị ảnh hưởng. Thậm chí cả việc tìm từ ngữ đơn giản để viết hay nói cũng có thể trở thành khó khăn. Mệt mỏi làm cho người đã mắc COVID-19 kiệt sức sau khi hoàn thành những công việc thường ngày.

Cảm giác mệt mỏi sau mắc COVID-19 là có thể thức dậy với cảm giác mệt mỏi y như trước khi ngủ. Mức độ mệt mỏi có thể thay đổi theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ.

Người mệt mỏi sẽ không còn động lực để làm bất cứ điều gì vì quá mệt và/hoặc cảm thấy cơ thể mình sẽ kiệt sức ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản nhất, trong khi rất khó giải thích tình trạng kiệt sức của mình cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp hiểu.

Cũng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nhấn mạnh, việc xây dựng nhịp độ là một chiến lược giúp người đã bị mắc COVID-19 tránh bị tổn thương đồng thời quản lý các hoạt động của bạn mà không làm nặng thêm các triệu chứng hiện có.

Theo đó, mỗi người nên xây dựng một kế hoạch linh hoạt cho phép hoạt động trong khả năng hiện tại của mình và tránh bị quá tải. Sau đó, mức độ hoạt động có thể được tăng dần lên một cách có kiểm soát theo thời gian, khi mức năng lượng và các triệu chứng của bạn được cải thiện.

"Quan trọng là đừng nên so sánh với người khác hoặc với chính mình trước kia..."- Hướng dẫn này lưu ý

Hậu COVID-19: Mệt mỏi kéo dài kèm 4 triệu chứng sau cần đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nhấn mạnh nếu sau mắc COVID-19 tình trạng mệt mỏi kéo dài mặc dù đã tự điều chỉnh về nhịp độ và các hoạt động ưu tiên, ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, kèm theo một số triệu chứng như:

Mệt mỏi sau khi làm việc gắng sức và kéo dài trên 24 giờ;

Ngủ không yên giấc;

Suy giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung;

Đau cơ, đau nhiều khớp nhưng không sưng, nóng, đỏ; Đau họng hoặc loét miệng; đau đầu ... thì bạn cần đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Ngoài ra, nếu cảm thấy mệt mỏi kéo dài sau mắc COVID-19, đồng thời có bệnh mạn tính về tim mạch (bệnh mạch vành, suy tim...), bệnh nội khoa (đái tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...) hoặc có biến chứng về tim mạch, hô hấp...trong thời gian nhiễm COVID-19, bạn không nên trì hoãn mà cần khám và quản lý sớm tại các phòng khám chuyên khoa tương ứng...

Thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.701.796 ca mắc COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.124 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.694.040 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.596.360), TP. Hồ Chí Minh (609.054), Nghệ An (483.750), Bắc Giang (386.472), Bình Dương (383.739).

Tổng số người mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi: 9.373.294 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.285.431 trường hợp, trong đó có 206 trường hợp nặng đang điều trị gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 172; Thở ô xy dòng cao HFNC: 19; Thở máy không xâm lấn: 2; Thở máy xâm lấn: 11; Thở ECMO: 2.

Cũng tại quyết định Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19, về "Dấu hiệu cảnh báo"cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp từ nhân viên y tế, Bộ Y tế nêu rõ những biến chứng y khoa có thể xuất hiện trong quá trình phục hồi sau mắc COVID-19 và cần sự thăm khám y tế khẩn cấp. Bạn cần liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào sau đây:

- Bạn thấy khó thở khi hoạt động nhẹ mà tình trạng này không cải thiện khi thực hiện bất kỳ tư thế làm giảm khó thở nào.

- Có sự thay đổi tình trạng khó thở khi bạn nghỉ ngơi mà không thấy đỡ hơn khi thực hiện các kỹ thuật vận động và tập thể dục.

- Bạn thấy đau ngực, tim đập nhanh hoặc chóng mặt khi ở một số tư thế hoặc trong quá trình tập luyện hay hoạt động thể lực.

- Tình trạng lẫn lộn ngày càng xấu đi hoặc bạn cảm thấy khó nói hay khó hiểu lời nói.

- Bạn thấy thay đổi cảm giác và vận động trên mặt, tay hay chân, đặc biệt là các dấu hiệu này chỉ có ở một bên cơ thể, và/hoặc tình trạng lo âu hay tâm trạng xấu đi, hay bạn có ý nghĩ muốn làm hại bản thân./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

 


Thăm dò ý kiến