HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Thứ Bẩy, ngày 24/05/2025 04:29

Thực hiện các giải pháp đồng bộ, triển khai quyết liệt tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 07:58

Bộ Y tế công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 07:57

Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cuba

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 03:27

'Không thể quản lý bệnh viện chỉ bằng kinh nghiệm'

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 03:24

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Thứ Năm, ngày 22/05/2025 01:40

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường

Thứ Năm, ngày 22/05/2025 01:20

Bộ Y tế họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 22/05/2025 01:09

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp tục tham gia nhiều cuộc họp quan trọng tại Kỳ họp lần thứ 78 Đại hội đồng Y tế thế giới

Thứ Năm, ngày 21/05/2025 20:18

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn có bài phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 78 Đại hội đồng Y tế thế giới

Thứ Tư, ngày 21/05/2025 12:02

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại một số lãnh đạo đơn vị

Thứ Tư, ngày 21/05/2025 02:16

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự Kỳ họp lần thứ 78 Đại hội đồng Y tế Thế giới Geneva, Thụy Sĩ, từ ngày 19/5/2025 đến ngày 22/5/2024

Thứ Ba, ngày 20/05/2025 08:59

UBND tỉnh - Bộ Y tế họp bàn xây dựng khu đào tạo, bệnh viện và các viện nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội tại Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 20/05/2025 01:35

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Thứ Hai, ngày 19/05/2025 10:55

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Thứ Bẩy, ngày 17/05/2025 05:15

Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, Cộng hòa Belarus

Thứ Tư, ngày 13/05/2025 22:28

Thứ trưởng Bộ Y tế dự lễ khai trương Triển lãm “Những hình ảnh dấu ấn thời gian – Tinh hoa Y, Dược cổ truyền Việt Nam”

Thứ Ba, ngày 13/05/2025 13:37

Thứ trưởng Bộ Y tế: Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam mang đậm giá trị nhân văn, ý nghĩa thiết thực với cộng đồng

Thứ Hai, ngày 11/05/2025 22:06

Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 năm 2025

Thứ Năm, ngày 08/05/2025 08:22

Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân

Thứ Năm, ngày 08/05/2025 04:08

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Bộ Y tế đề xuất nhiều hành vi nghiêm cấm và các cụm từ không được sử dụng trong quảng cáo mỹ phẩm

24/05/2025 | 11:33 AM

 | 

Bộ Y tế đề xuất nghiêm cấm sử dụng hình ảnh, tên, trang phục, thư từ, bài viết của các cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để làm công cụ quảng cáo; đưa các thông tin, hình ảnh nằm trong danh mục cấm theo quy định của Luật Quảng cáo...

Mỹ phẩm ra thị trường phải bảo đảm không có hại đối với sức khỏe con người sử dụng

Bộ Y tế đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định quy định về quản lý mỹ phẩm (thay thế Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm), trong đó, đề xuất nhiều quy định mới về quảng cáo mỹ phẩm; đơn giản hóa thủ tục, tăng hiệu quả quản lý, phân cấp rõ ràng và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định, đạt chuẩn quốc tế.

Bộ Y tế đề xuất nghiêm cấm sử dụng hình ảnh, tên, trang phục, thư từ, bài viết của các cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để làm công cụ quảng cáo; đưa các thông tin, hình ảnh nằm trong danh mục cấm theo quy định của Luật Quảng cáo...

Theo đó, dự thảo Nghị định đề xuất về yêu cầu về an toàn mỹ phẩm như sau:

  • Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải bảo đảm các sản phẩm của mình không có hại đối với sức khỏe con người khi được dùng trong những điều kiện bình thường hoặc những điều kiện thích hợp được hướng dẫn, phù hợp với dạng bào chế, thông tin ghi trên nhãn, hướng dẫn sử dụng, thận trọng đặc biệt, cũng như các thông tin khác cung cấp bởi cơ sở sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm. Cơ sở sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm phải đánh giá tính an toàn trên mỗi sản phẩm mỹ phẩm theo Hướng dẫn đánh giá tính an toàn mỹ phẩm của ASEAN.

  • Mỹ phẩm phải đáp ứng yêu cầu của ASEAN về giới hạn kim loại nặng, vi sinh vật và tạp chất dạng vết trong sản phẩm mỹ phẩm quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Nghị định này. Thành phần công thức mỹ phẩm phải đáp ứng các Phụ lục (Annexes) các chất sử dụng trong mỹ phẩm, theo các bản cập nhật mới nhất của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN (ACC).

  • Bộ Y tế thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử về Danh mục thành phần sử dụng có yêu cầu về giới hạn nồng độ, hàm lượng, phạm vi sử dụng và thành phần không được sử dụng trong mỹ phẩm và gửi thông báo đến các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo đến các cơ sở sản xuất mỹ phẩm trên địa bàn quản lý khi có văn bản cập nhật của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN.

Các cơ sở kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với nội dung quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm

Tại dự thảo Nghị định, về quản lý quảng cáo mỹ phẩm, Bộ Y tế đề xuất các cơ sở kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với nội dung quảng cáo sản phẩm mà không cần thực hiện thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo với cơ quan quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải bảo đảm phù hợp với bản chất thật sự của sản phẩm, đúng theo phân loại, tính năng và công dụng đã được công bố theo quy định pháp luật. Quảng cáo không được làm người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm là thuốc hay có tác dụng điều trị bệnh.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đưa ra các hành vi bị nghiêm cấm trong quảng cáo mỹ phẩm.

Theo đó, Bộ nghiêm cấm sử dụng hình ảnh, tên, trang phục, thư từ, bài viết của các cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để làm công cụ quảng cáo; đưa các thông tin, hình ảnh nằm trong danh mục cấm theo quy định của Luật Quảng cáo.

Quảng cáo không được sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh mang tính suy diễn quá mức, gây hiểu lầm rằng có tác dụng điều trị bệnh hoặc vượt quá khả năng thực tế của sản phẩm.

Tính năng sản phẩm không được trình bày trái với quy định tại Phụ lục số 25 của dự thảo Nghị định.

Đặc biệt, dự thảo quy định nghiêm cấm sử dụng các từ ngữ, cụm từ mang tính điều trị, phóng đại hoặc khẳng định tuyệt đối trong quảng cáo mỹ phẩm.

Theo đó, nội dung quảng cáo mỹ phẩm không được sử dụng nhóm từ ngữ mang tính điều trị hoặc chữa bệnh như "điều trị", "tiệt trừ", "chuyên trị", "chữa bệnh", "khỏi", "khỏi hẳn", "dứt", "cắt đứt", "chặn đứng", "giảm ngay", "giảm liền", "giảm tức thì", "khỏi ngay", "chữa viêm da", "giảm dị ứng", "diệt nấm", "diệt virus", "xóa sẹo", "giảm sẹo lồi", "làm sạch vết thương".

Nhóm từ ngữ mang tính quảng cáo phóng đại, không thực tế cũng bị nghiêm cấm trong nội dung quảng cáo mỹ phẩm như "trị nám vĩnh viễn trong 7 ngày", "trị mụn, trắng da thần tốc", "kem trị nám", "mỹ phẩm tự nhiên 100%", "trắng da cấp tốc", "trắng da siêu tốc".

Nhóm từ ngữ khẳng định tuyệt đối hoặc so sánh vượt trội như "hàng đầu", "đầu bảng", "đầu tay", "lựa chọn", "chất lượng cao", "tuyệt hảo", "tuyệt vời", "cực kỳ", "bảo đảm/đảm bảo 100%", "an toàn", "tốt nhất", "duy nhất", "nhất"... cũng không được xuất hiện trong quảng cáo mỹ phẩm.

Dự thảo cũng không cho phép sử dụng các cụm từ liên quan đến công dụng không được phép công bố như "kích thích mọc tóc", "mọc lông mi", "loại bỏ/giảm mỡ", "giảm béo", "giảm cân", "giảm kích thước cơ thể", "ngăn ngừa hoặc dừng sự phát triển của lông", "dừng quá trình ra mồ hôi", "mực xăm vĩnh viễn".

Ngoài ra, rất cả từ ngữ, cụm từ tương đương hoặc nằm trong danh sách không được chấp nhận khi công bố tính năng và tên sản phẩm theo quy định tại Phần 2, Phụ lục số 02 của dự thảo.

Bên cạnh đó, quảng cáo mỹ phẩm không được sử dụng hình ảnh động vật, thực vật nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định pháp luật.

Nội dung quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm bắt buộc phải có các thông tin gồm tên sản phẩm mỹ phẩm; tính năng, công dụng của sản phẩm mỹ phẩm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.

Theo dự thảo, nội dung quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm bắt buộc phải có các thông tin gồm tên sản phẩm mỹ phẩm; tính năng, công dụng của sản phẩm mỹ phẩm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.

Quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung tên sản phẩm mỹ phẩm; tính năng, công dụng của sản phẩm mỹ phẩm; các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.

Tại dự thảo, Bộ Y tế cũng đề xuất quy định mới về điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, cơ sở phải đáp ứng các yêu cầu về nhân sự, nhà xưởng, thiết bị và hệ thống quản lý chất lượng.

Về nhân sự, cần có đủ người phù hợp chuyên môn, được đào tạo về CGMP và chuyên ngành liên quan. Cơ cấu tổ chức phải có bộ phận sản xuất và kiểm tra chất lượng độc lập. Người phụ trách sản xuất và người phụ trách chất lượng đều phải làm việc toàn thời gian, có bằng đại học các ngành phù hợp và ít nhất 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực tương ứng. Nhân viên sản xuất cũng phải có chuyên môn, kinh nghiệm và được đào tạo theo nguyên tắc CGMP

Nhiều bất cập, hạn chế trong thực hiện quản lý liên quan đến mỹ phẩm

Bộ Y tế cho biết sau 8 năm thi hành Nghị định số 93/2016/NĐ-CP bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị định đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế.

Trong đó, quy định về tính năng, công dụng, mục đích sử dụng mỹ phẩm còn thiếu cụ thể, gây khó khăn trong việc công bố và phân loại sản phẩm.

Theo Bộ Y tế, hiệu lực của số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm là 5 năm, dài hơn nhiều so với vòng đời của đa số các dạng sản phẩm mỹ phẩm (có sản phẩm chỉ có hạn sử dụng 2 - 3 năm) đặc biệt mỹ phẩm luôn thay đổi theo xu thế thời trang.

Tại các nước ASEAN, hiệu lực số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm thường chỉ từ 1 - 3 năm, phí công bố mỹ phẩm tại nhiều nước trong khối ASEAN thường cao hơn Việt Nam khoảng 2 - 8 lần.

Thời gian xử lý hồ sơ công bố mỹ phẩm (3 – 5 ngày) gây áp lực lớn cho cơ quan quản lý do khối lượng công việc cao, hồ sơ phức tạp và số lượng lớn (25.000 – 33.000 hồ sơ/năm).

Đồng thời, công tác hậu kiểm còn nhiều hạn chế do phần mềm quản lý chưa thống nhất giữa trung ương và địa phương, gây khó khăn trong truy xuất nguồn gốc. Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm theo Hiệp định ASEAN đòi hỏi tăng cường thanh kiểm tra hậu mại, song nhiều cơ sở kinh doanh ngoài ngành y tế nên khó kiểm soát.

Kinh doanh mỹ phẩm thuộc nhóm kinh doanh không điều kiện (kinh doanh có điều kiện chỉ áp dụng với sản xuất mỹ phẩm) nên gây khó khăn không nhỏ trong công tác kiểm tra, giám sát chất lượng mỹ phẩm. Việc triển khai mua mẫu tại các cơ sở kinh doanh (không thuộc ngành y tế cấp phép) còn gặp nhiều khó khăn do chưa có sự đồng thuận của các cơ sở kinh doanh.

Ngoài ra, điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo Nghị định 93/2016/NĐ-CP chưa đầy đủ, thiếu tiêu chí cụ thể, quy trình đánh giá, danh mục kiểm tra và quy định tái kiểm tra định kỳ.

Bên cạnh đó, chưa có quy định khi doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chí nào về hệ thống chất lượng sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hay được tiếp tục khắc phục; chưa quy định rõ việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm trong trường hợp cơ sở sắp xếp, thiết kế lại nhà xưởng…

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến