HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Bộ Y tế đã chỉ đạo điều trị, chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi liên quan đến sự việc tại BVĐK Nam Định

Thứ Hai, ngày 05/05/2025 05:38

Bộ trưởng Bộ Y tế động viên, khen ngợi và biểu dương các đơn vị tham gia đảm bảo an ninh y tế dịp 30/4

Thứ Tư, ngày 30/04/2025 14:03

Bộ Y tế bổ nhiệm lãnh đạo Bệnh viện Chỉnh hình & Phục hồi chức năng TPHCM

Thứ Ba, ngày 29/04/2025 09:07

Bộ Y tế công bố quyết định về công tác cán bộ tại TPHCM

Thứ Ba, ngày 29/04/2025 01:36

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An

Thứ Hai, ngày 28/04/2025 10:34

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 08:13

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương: Lấy sức khỏe người dân làm trung tâm của mọi chính sách

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 04:06

Ngành Y tế chủ động, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống tại Đại lễ 30/4 và Vesak

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 03:59

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, tặng quà quân, dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 03:05

Bộ Y tế tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị hiện đại tại các trung tâm y khoa lớn trong lĩnh vực điện quang can thiệp

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 01:00

Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 09:39

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 05:38

Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:40

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:33

Họp triển khai xây dựng dự án Luật Phòng bệnh

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 05:46

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế Việt Nam - Trung Quốc

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 00:52

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 vắc xin sởi do Tập đoàn FPT tài trợ

Thứ Tư, ngày 23/04/2025 01:20

Ngành Y tế luôn phối hợp tích cực cùng toàn xã hội thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:18

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi người dân được khám sức khoẻ định kỳ, hướng đến mục tiêu miễn viện phí toàn dân'

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:15

Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:45

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Biến chứng tim mạch do bệnh Đái tháo đường và cách phòng ngừa

30/04/2023 | 16:30 PM

 | 

Đái tháo đường là một bệnh nội tiết chuyển hoá đặc trưng bởi sự tăng đường máu mạn tính. Bệnh gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính nguy hiểm. Trong đó biến chứng tim mạch là nguyên nhân gây tử vong cao ở bệnh nhân đái tháo đường.

 

Biến chứng tim mạch do bệnh Đái tháo đường và cách phòng ngừa - Ảnh 1.

Tỷ lệ tử vong do biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường từ 52 – 80%. Ảnh: Khánh Tâm

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, thuộc nhóm các bệnh lý về chuyển hóa do hậu quả của tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh có đặc điểm tăng đường huyết cùng với các rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.

Cả đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 đều là yếu tố nguy cơ độc lập và mạnh đối với bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên, mù lòa và bệnh thận. Ở những bệnh nhân đái tháo đường thì bệnh tim mạch là nguyên nhân chính gây tử vong.

Theo các nghiên cứu, khoảng 85% bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ gặp biến chứng tim mạch hoặc đã từng có biến cố bệnh tim mạch do xơ vữa. Tỷ lệ tử vong do biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường lên tới 52 – 80%. Các bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 2 – 4 lần so với người không bị đái tháo đường.

Theo thống kê của Bệnh viện nội tiết Nghệ An, số lượng bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường đến điều trị tại bệnh viện trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng. Trong số này có nhiều bệnh nhân đã có biến chứng nặng về tim mạch.

Phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Giang, Trưởng khoa Tim mạch - Rối loạn chuyển hóa, Bệnh viện Nội tiết Nghệ An về biến chứng tim mạch do đái tháo đường.

PV: Thưa bác sĩ, xin bác sĩ cho biết cơ chế gây biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Giang: Đái tháo đường là một bệnh mãn tính, thuộc nhóm các bệnh lý về chuyển hóa do hậu quả của tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh đái tháo đường sẽ gây nên tổn thương sớm ở tế bào nội mạc, làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu.

Khi chức năng nội mạc bị rối loạn, nó sẽ làm cho các phân tử cholesterol dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong, kết hợp với tăng khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc. Từ đó sẽ hình thành mảng vữa xơ động mạch, mảng vữa xơ đã hình thành sẽ tiến triển rất nhanh dẫn đến hẹp dần lòng mạch, gây nên các biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu máu cục bộ mạn tính ở cơ quan tổ chức.

Biến chứng tim mạch do bệnh Đái tháo đường và cách phòng ngừa - Ảnh 2.

Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường. Ảnh: Khánh Tâm

Mặt khác, khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho sự co mạch kết hợp với sự kết dính các tế bào tiểu cầu, hình thành nên cục huyết khối trong lòng mạch làm tắc mạch cấp tính, gây nên các biểu hiện lâm sàng của thiếu máu cục bộ cấp tính của tổ chức như cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, tắc mạch chi,... đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.

Một số yếu tố làm nặng thêm biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường: Tuổi cao (≥60 tuổi; càng cao tuổi, nguy cơ càng tăng); tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, lối sống ít vận động, nghiện thuốc lá, thuốc lào, ….

VP: Các biểu hiện chủ yếu và biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường:

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Giang: Tùy theo vị trí của mạch máu bị thương tổn mà có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu tổn thương động mạch máu sẽ gây nên giảm thị lực rồi dẫn đến mù loà. Nếu tổn thương ở động mạch thận sẽ dẫn đến suy thận, tăng huyết áp. Tổn thương động mạch vành sẽ dẫn đến cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột tử; tổn thương mạch máu não sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não và tổn thương ở động mạch chi sẽ dẫn đến biểu hiện viêm tắc động mạch chi (đi cà nhắc cách hồi, hoại tử đầu chi...).

Bệnh mạch vành: Bệnh nhân có cơn đau thắt ngực (biểu hiện cơn đau thắt sau xương ức, đau có cảm giác như bóp nghẹt tim, lan lên vai trái, cằm hoặc cánh tay trái); hoặc cảm giác tức nặng ngực trái, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường thường rất nghèo nàn.

Có nhiều bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim, thậm chí nhồi máu cơ tim nặng mà không hề biết. Vì thế, những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường phải thường xuyên đi kiểm tra tim mạch định kỳ.

Hiện nay Bệnh viện Nội tiết Nghệ An đã trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để thực hiện cận lâm sàng như: điện tâm đồ, holter điện tâm đồ, siêu âm tim,.... để phát hiện sớm các biến chứng tim mạch và có biện pháp điều trị kịp thời.

Biến chứng tim mạch do bệnh Đái tháo đường và cách phòng ngừa - Ảnh 4.

Sử dụng máy holter điện tâm đồ trong chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp tim cho bệnh nhân ở Bệnh viện Nội tiết Nghệ An. Ảnh: Vũ Đồng

Bệnh lý mạch máu não: Chủ yếu là gặp tai biến mạch máu. Biểu hiện lâm sàng bằng đột ngột liệt một nửa người, méo miệng, có thể kèm theo rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau.

Các biểu hiện lâm sàng cũng có thể thoáng qua rồi mất, sau đó có thể tái phát hoặc diễn biến nặng, cũng có thể bị nặng ngay từ đầu để lại di chứng tàn phế hoặc có thể tử vong.

Bệnh nhân cần được chụp cắt lớp vi tính (chụp CT sọ não) để chẩn đoán xác định tổn thương là nhồi máu não hay xuất huyết não để có phương pháp điều trị phù hợp.

Các biểu hiện sớm của bệnh lý mạch máu não có thể biểu hiện bằng các dấu hiệu như chóng mặt nhẹ, mất thăng bằng, rối loạn giấc ngủ, giảm sút trí nhớ. Lúc này, làm các xét nghiệm thăm dò mạch máu não như siêu âm Doppler xuyên sọ, lưu huyết não... có thể phát hiện thấy các dấu hiệu của thiểu năng tuần hoàn não, xơ vữa mạch cảnh …

Biến chứng tim mạch do bệnh Đái tháo đường và cách phòng ngừa - Ảnh 4.

Siêu âm để phát hiện sớm các biến chứng tim mạch, các mảng xơ vữa ở động mạch để có biện pháp điều trị kịp thời. Ảnh: Khánh Tâm

Bệnh lý mạch máu ngoại biên: Biểu hiện sớm của tổn thương mạch máu ngoại biên là dấu hiệu "đi cà nhắc cách hồi", nghĩa là người bệnh thấy đau, mỏi chân hay chuột rút khi đi bộ; sau khi nghỉ ngơi, các dấu hiệu hết đi, bệnh nhân lại có thể tiếp tục đi được cho đến khi lại xuất hiện lại các triệu chứng đau.

Lúc đầu, quãng đường đi bộ còn dài, sau đó người bệnh sẽ thấy quãng đường này bị rút ngắn dần. Ngoài ra còn gặp các dấu hiệu khác như chuột rút, loét hay hoại tử đầu chi; sờ mạch có thể thấy mạch mu chân mất hoặc yếu; mất mạch khoeo, huyết áp chi dưới thấp...

Kiểm tra siêu âm Doppler mạch máu chi dưới, đo ABI sẽ phát hiện thấy các tổn thương mạch máu lớn của chi, hoặc chụp động mạch bằng máy CT đa dãy hay máy Angio để phát hiện kịp thời tổn thương động mạch và có các biện pháp điều trị phù hợp.

Tổn thương động mạch mắt bệnh nhân có biểu hiện giảm thị lực, nhìn mờ. Nếu không phát hiện điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến mù lòa.

PV: Các biện pháp phòng ngừa biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Giang: Để phòng ngừa các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường, người bệnh cần thay đổi lối sống hàng ngày như: giảm cân, tăng vận động (tối thiểu 30 phút/ngày), thay đổi khẩu phần ăn, ngưng thuốc lá, không uống rượu hoặc uống vừa phải. Các biện pháp này cần được thực hiện thường xuyên.

Phải kiểm soát tốt lượng đường trong máu theo khuyến cáo, tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh lý kết hợp; mục tiêu chung phải đảm bảo lượng đường máu lúc đói ≤ 7,0-7,5 mmol/l và HbA1C ≤ 6,5-7%. Đây là vấn đề mấu chốt nhất, nếu không kiểm soát tốt được đường glucose máu, sẽ không thể khống chế được các biến chứng của đái tháo đường.

Biến chứng tim mạch do bệnh Đái tháo đường và cách phòng ngừa - Ảnh 5.

Kiểm soát tốt được đường glucose máu, sẽ hạn chế được các biến chứng của đái tháo đường. Ảnh minh họa

Điều trị rối loạn lipid máu: giảm cân, vận động, thay đổi khẩu phần ăn; điều trị bằng thuốc: statins, fibrates, nicotinic acide.

Kiểm soát tốt huyết áp: mục tiêu điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường là đưa mức huyết áp xuống dưới 130/80 mmHg. Điều trị tăng huyết áp là 1 trong 4 điều trị thiết yếu để ngăn ngừa xơ vữa động mạch và biến cố động mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường

Tóm lại, người bệnh đái tháo đường cần điều trị toàn diện, không chỉ điều trị đường máu mà phải kết hợp với điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm, đặc biệt là tăng huyết áp, hút thuốc lá và rối loạn lipid máu. Theo dõi thường xuyên và đi khám định kỳ, kịp thời phát hiện các biến chứng để xử trí sớm.

Xin cảm ơn Bác sĩ!

Theo: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến