HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hội nghị tổng kết Quy chế phối hợp công tác giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế giai đoạn 2015 - 2025

Thứ Ba, ngày 27/05/2025 11:51

Tăng cường hợp tác công đoàn y tế Việt Nam và Nhật Bản

Thứ Ba, ngày 27/05/2025 01:12

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế và Đoàn công tác đến thăm và làm việc tại hai bệnh viện hàng đầu của Pháp

Chủ Nhật, ngày 25/05/2025 10:18

Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM: Điểm sáng của ngành Răng Hàm Mặt Việt Nam

Chủ Nhật, ngày 25/05/2025 01:20

Bộ Y tế Việt Nam làm việc với Cơ quan Y Sinh học Quốc gia Pháp: Học hỏi mô hình quản lý và điều phối hiến - ghép tạng hiện đại

Chủ Nhật, ngày 25/05/2025 01:15

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Thứ Bẩy, ngày 24/05/2025 04:29

Thực hiện các giải pháp đồng bộ, triển khai quyết liệt tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 07:58

Bộ Y tế công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 07:57

Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cuba

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 03:27

'Không thể quản lý bệnh viện chỉ bằng kinh nghiệm'

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 03:24

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Thứ Năm, ngày 22/05/2025 01:40

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường

Thứ Năm, ngày 22/05/2025 01:20

Bộ Y tế họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 22/05/2025 01:09

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp tục tham gia nhiều cuộc họp quan trọng tại Kỳ họp lần thứ 78 Đại hội đồng Y tế thế giới

Thứ Năm, ngày 21/05/2025 20:18

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn có bài phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 78 Đại hội đồng Y tế thế giới

Thứ Tư, ngày 21/05/2025 12:02

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại một số lãnh đạo đơn vị

Thứ Tư, ngày 21/05/2025 02:16

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự Kỳ họp lần thứ 78 Đại hội đồng Y tế Thế giới Geneva, Thụy Sĩ, từ ngày 19/5/2025 đến ngày 22/5/2024

Thứ Ba, ngày 20/05/2025 08:59

UBND tỉnh - Bộ Y tế họp bàn xây dựng khu đào tạo, bệnh viện và các viện nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội tại Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 20/05/2025 01:35

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Thứ Hai, ngày 19/05/2025 10:55

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Thứ Bẩy, ngày 17/05/2025 05:15

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Bệnh khí phế thũng ở người cao tuổi

30/09/2019 | 15:15 PM

 | 

Bệnh khí phế thũng (KPT) gặp chủ yếu ở người trưởng thành nhưng người cao tuổi (NCT) chiếm tỉ lệ cao hơn cả.

Khí phế thũng là một bệnh thuộc đường hô hấp dưới, là bệnh phổi tiến triển, căng giãn thường xuyên, lâu dài do viêm nhiễm làm giảm khả năng đàn hồi, thậm chí mất khả năng hồi phục của thành các tiểu phế quản, các phế quản tận và phế nang. Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân của bệnh

Nguyên nhân gây nên KPT rất đa dạng, nổi bật nhất là viêm phế quản, tiểu phế quản, phế nang mạn tính, kéo dài. Nguyên nhân gây viêm nhiễm mạn tính, kéo dài này có thể do vi sinh vật (vi khuẩn, virút, ký sinh trùng, vi nấm) nhưng cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: tác động của hóa chất, bụi bẩn, khói do các chất đốt như than đá, khói bếp, khói thải ra từ các động cơ, khói thuốc lá. Người ta nghiên cứu và tổng kết thấy rằng ở người nghiện thuốc lá, đặc biệt là NCT thì có tỷ lệ mắc bệnh KPT rất cao. Người ta cũng nghiên cứu thấy rằng, có một số bệnh nhân bị bệnh KPT là do thiếu một loại protein có tên là AAt (anpha1- antitripsin). Một số bệnh mạn tính như bệnh hen suyễn mạn tính cũng gây nên KPT.

Lao phổi cũng là một trong những nguyên nhân đáng kể gây nên KPT. Bệnh KPT có thể do nghề nghiệp như một số nghệ sĩ thổi kèn, công nhân thổi bóng đèn thủy tinh; hoặc bị bệnh bụi phổi gặp ở những công nhân thường xuyên tiếp xúc với bụi của hầm lò, nhà máy, công ty may, công ty bông vải, sợi...

Biểu hiện của bệnh

Triệu chứng chính của bệnh KPT là khó thở ra, nhất là lúc mang vác nặng, lên cầu thang hoặc làm việc nặng, quá sức, mệt mỏi và giảm khả năng hoạt động thể lực. Khó thở có thể tăng lên khi nằm hoặc đang mắc một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nào đó, nhất là nhiễm trùng đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phế quản - phổi, áp-xe phổi, hen suyễn…).

Khi khám bệnh có thể thấy người bệnh có biểu hiện khó thở, môi tím (do thiếu oxy), lồng ngực biến dạng (người ta gọi là lồng ngực có dạng hình thùng), gõ vang, rì rào phế nang giảm. Nghe phổi có ran ẩm, ran ngáy, ran rít, ran nổ. Trong trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi (khi đã biến chứng).

Các xét nghiệm cận lâm sàng như: X-quang phổi, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), đo chức năng hô hấp, xét nghiệm máu ngoại vi, xét nghiệm đờm, điện tim… rất cần được thực hiện để giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Một số bệnh về phổi có thể nhầm với bệnh KPT như hen phế quản (hen suyễn), tràn khí màng phổi, kén phổi… Bệnh KPT nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm như: tâm phế mạn, suy hô hấp, tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí) hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi.

Phòng bệnh

Vệ sinh cá nhân hàng ngày là vấn đề rất quan trọng trong phòng bệnh viêm đường hô hấp nói chung, trong đó có phòng bệnh KPT đối với NCT. Cần vệ sinh họng, hầu, mũi, răng, miệng bằng hình thức đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ buổi tối, những người mang răng giả cũng rất cần vệ sinh hàm răng hàng ngày. Khi bị viêm đường hô hấp, hay gặp nhất là viêm đường hô hấp trên (họng, hầu thanh quản, tai, mũi họng…) cần đi khám bệnh để được bác sĩ khám, cho đơn thuốc và tư vấn. Khi bị viêm phổi hoặc hen suyễn cần được điều trị dứt điểm không để bệnh thành mạn tính.

Rất cần thiết, bởi thuốc lá gây nên nhiều bệnh về phổi, đặc biệt là đóng góp vào căn nguyên gây KPT và ung thư phổi. Cần được trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi như công nhân khai thác than đá, công nhân vệ sinh môi trường và công nhân thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, công nhân may. Hàng ngày nên tập thể dục đều đặn, nhất là các động tác thở làm tăng tính đàn hồi cho tổ chức phổi. Cần phải thực hiện triệt để tiêm vắc-xin phòng bệnh lao (vắc-xin BCG) cho trẻ sơ sinh và cả cho những người chưa có miễn dịch chống vi khuẩn lao. Nếu có điều kiện thì nên tiêm một số vắc-xin phòng bệnh viêm đường hô hấp như vắc-xin phòng bệnh do phế cầu, Haemopilus influenzae

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống


Thăm dò ý kiến