HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Ngành ngoại khoa Việt Nam sánh ngang các nước trên thế giới, đưa robot, trí tuệ nhân tạo vào phẫu thuật

Thứ Hai, ngày 11/12/2023 01:24

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Israel tại Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 09/12/2023 01:33

Bộ Y tế họp chuẩn bị Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật y tế của Bộ Y tế - Tổ chức Y tế thế giới giai đoạn 2024-2027

Thứ Bẩy, ngày 09/12/2023 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Thứ trưởng Bộ Y tế Cộng hoà Belarus Boris Androsyuk

Thứ Sáu, ngày 08/12/2023 01:39

Giảm chuyển tuyến lên trung ương 30% nhờ chuyển giao kỹ thuật, đưa bác sĩ về địa phương

Thứ Sáu, ngày 08/12/2023 01:36

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn tiếp giáo sư gốc Việt - nguyên Phó Giám đốc chuyên môn của Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Vương quốc Anh

Thứ Năm, ngày 07/12/2023 14:36

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Thụy Sỹ tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 07/12/2023 10:49

Hội nghị tăng cường quản lý dữ liệu y tế

Thứ Năm, ngày 07/12/2023 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế: Nỗ lực để sớm có vaccine cung ứng trong tiêm chủng mở rộng

Thứ Tư, ngày 06/12/2023 13:49

Nâng tầm quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ trong lĩnh vực y tế

Thứ Tư, ngày 06/12/2023 12:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận dự Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28)

Thứ Tư, ngày 06/12/2023 04:46

Lan tỏa, nâng cao trách nhiệm thực thi pháp luật trong phòng, chống ma túy

Thứ Ba, ngày 05/12/2023 13:59

Đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân

Thứ Ba, ngày 05/12/2023 10:27

Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính Bộ Y tế

Thứ Ba, ngày 05/12/2023 10:23

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc điều hành Toàn cầu của Viện Tony Blair vì sự phát triển toàn cầu

Thứ Hai, ngày 04/12/2023 09:04

Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8

Thứ Hai, ngày 04/12/2023 07:26

Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Người bệnh ung thư phải đương đầu với những khó khăn chồng chất'

Thứ Hai, ngày 04/12/2023 02:11

Nối dài yêu thương tới trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh

Chủ Nhật, ngày 03/12/2023 11:12

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

Thứ Bẩy, ngày 02/12/2023 11:19

Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai có vai trò đặc biệt như một trung tâm chống độc quốc gia

Thứ Bẩy, ngày 02/12/2023 10:01

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Báo động tình trạng mẹ trầm cảm sau sinh do con quấy khóc đêm có xu hướng gia tăng

03/10/2022 | 15:37 PM

 | 

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh rơi vào khoảng 33% sản phụ. Nhưng có tới 50% số đó không được chẩn đoán bởi chuyên gia y tế. Nhiều gia đình chưa thật sự quan tâm đến trầm cảm sau sinh dẫn tới nhiều hậu quả đau lòng.

Những yếu tố dẫn tới trầm cảm sau sinh

Viện Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, số bệnh nhân trầm cảm sau sinh đến khám chiếm khoảng 20-30% tổng số ca mỗi ngày. Ghi nhận tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương số bệnh nhân trầm cảm sau sinh đến khám và gọi tới tư vấn trong năm 2021 tăng lên khoảng 20% so với những năm trước.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh đặc biệt ở những người có nguy cơ cao (đã từng bị trầm cảm, gia đình có người trầm cảm hoặc gặp vấn đề tâm lý khác…).

Đáng chú ý, trầm cảm sau sinh có tỷ lệ tái phát cao từ 25-68%. Có tới 20% các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cần phải can thiệp chuyên môn, nếu không có thể dẫn tới nhiều trường hợp đáng tiếc, đau lòng. “Có những bà mẹ sinh con lần thứ 2 vẫn bị ám ảnh tiếng khóc của con không chịu đựng nổi”, bác sĩ Thu nói.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng đơn vị Tâm lý Lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đã từng điều trị cho những bà mẹ trầm cảm sau sinh nặng và mất kiểm soát về hành vi.

Nhiều trường hợp mẹ quá stress vì con quấy khóc đêm đã từng quăng con mạnh xuống giường nhiều lần, may mắn là bé không bị chấn thương sọ não. Một vài trường hợp khác thì người mẹ sau sinh rạch tay tự tử, rạch bụng tự sát hoặc dọa tự tử. Thậm chí, có những người mẹ không buồn chăm sóc con của mình, hoặc cấu véo để lại vết bầm tím trên da trẻ.

Mới đây nhất, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một sản phụ trẻ sau khi sinh con đầu lòng 13 ngày có biểu hiện trầm cảm nặng tới mức tự cầm dao rạch bụng để tự sát. Bệnh nhân không thiết tha ăn uống, suy nghĩ tiêu cực, không để tâm tới chăm sóc con thậm chí khó chịu khi nghe thấy tiếng con khóc.

Sản phụ này bị rối loạn hành vi và tâm thần nặng kết hợp với thời kỳ sinh đẻ với trầm cảm chiếm ưu thế có hành vi tự sát.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương thăm khám cho bệnh nhân trầm cảm sau sinh.

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ trầm cảm sau sinh như: thay đổi nội tiết, thay đổi hormone, thay đổi về tâm lý, xã hội… Tuy nhiên, có đến 122 nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tình trạng con quấy khóc đêm có liên hệ mật thiết với tình trạng trầm cảm của người mẹ.

Trẻ quấy khóc đêm khiến cho phụ nữ căng thẳng nhiều hơn, là yếu tố thúc đẩy việc trầm cảm sau sinh bởi sau sinh, cơ thể người mẹ đã phải đối mặt với việc nồng độ estrogen và progesterone giảm mạnh đột ngột, khiến các bà mẹ nhạy cảm, dễ buồn phiền nhưng lại không được nghỉ ngơi.

Thêm vào đó là những áp lực khi chăm sóc con và việc không được chia sẻ việc chăm sóc trẻ khiến bà mẹ không được ngủ đủ, mệt mỏi kéo dài dẫn tới cơ thể suy nhược, rối loạn tâm trạng, trầm cảm.

Để giúp cho trẻ có giấc ngủ ngon và Các biện pháp hạn chế tình trạng trầm cảm sau sinh

Bác sĩ Châu Tố Uyên – Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), khắc phục vấn đề con quấy khóc đêm cũng là một biện pháp hạn chế tình trạng trầm cảm sau sinh cho bà mẹ.

Đối với trẻ sơ sinh, 70% thời gian để ngủ và cần ngủ tổng cộng 10 đến 21 giờ mỗi ngày. Trẻ có thể khóc vì nhiều lý do như: chưa quen với môi trường ngoài bụng mẹ, do có những cơn co thắt nhu động ruột, do bất an về tinh thần…. Nhưng nhiều mẹ cứ khi thấy bé khóc là cho bú, không cần biết trẻ khóc vì lý do gì. Khi mẹ ép trẻ bú sẽ không giải quyết được nhu cầu của trẻ khiến trẻ càng khóc lớn và mẹ càng mệt mỏi, mất ngủ, stress hơn.

Để trẻ có giấc ngủ ngon, nên cho bé nghe nhạc thư giãn, massage cho bé... Nếu thấy trẻ quấy khóc nhiều và kèm theo các biểu hiện bất thường như tím tái, khó thở…, gia đình nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe cho trẻ.

Về phía người mẹ, các chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên, cần ngủ đủ giấc và dành thời gian chăm sóc bản thân, cần có những bài tập phù hợp giúp lấy lại được vóc dáng, sự tự tin. Sau sinh, phụ nữ cũng cần bước ra bên ngoài, hít thở không khí, tương tác với thế giới xung quanh.

Bên cạnh đó, gia đình cần chia sẻ, chăm sóc em bé cùng bà mẹ. Nếu thấy người mẹ có dấu hiệu trầm cảm (mệt mỏi, buồn phiền, chán ăn, mất ngủ) thì cần được khám sớm tại các chuyên khoa tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần.

 


Thăm dò ý kiến