HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”

Thứ Hai, ngày 02/12/2024 02:03

Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng

Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 05:32

Y tế tư nhân dần khẳng định vị thế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân

Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 02:11

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Y học cổ truyền Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 30/11/2024 04:06

Hội nghị thường niên Câu Lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XXII

Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 10:12

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS

Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 07:50

Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 28/11/2024 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận làm việc với Hiệp hội sản xuất Dược Hàn Quốc

Thứ Năm, ngày 28/11/2024 07:31

Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Thứ Ba, ngày 26/11/2024 01:32

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

Thứ Hai, ngày 25/11/2024 07:28

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình chính sách

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 08:03

Bộ Y tế tổ chức: Chung kết cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 03:41

Bộ Y tế mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc năm 2024

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 01:34

Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc 2024

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 01:32

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tổ chức Facing the World

Thứ Sáu, ngày 21/11/2024 22:36

Chung kết Cuộc thi “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”

Thứ Năm, ngày 21/11/2024 08:28

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Tổ chức Operation Smile

Thứ Năm, ngày 21/11/2024 08:23

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm các bệnh nhân ghép tạng đặc biệt của Việt Nam

Thứ Tư, ngày 20/11/2024 07:36

Bộ Y tế hỗ trợ Hà Giang về công tác y tế, khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ Tư, ngày 20/11/2024 01:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức chúc mừng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Thứ Ba, ngày 19/11/2024 04:12

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Ảnh hưởng dịch COVID-19 đến sức khỏe nhân viên Y tế

22/09/2021 | 09:22 AM

 | 

TS.BS. Nguyễn Thu Hà, BS. Nguyễn Thị Hải Hà

                                                           Khoa Tâm - Sinh lý lao động và Ecgônômi

                                              Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường – Bộ Y tế

 

Đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân viên y tế (NVYT)

1. Nguy cơ mắc COVID-19 ở nhân viên y tế

NVYT có nguy cơ mắc covid 19 cao trong đại dịch

 Ý là quốc gia châu Âu đầu tiên phải đối mặt với sự bùng phát của dịch COVID-19. Một cuộc khảo sát trên 388, trong số những người được xét nghiệm, 18% cho kết quả dương tính với COVID-19, với 33% không có triệu chứng.

Một nghiên cứu ở Ontario cho thấy rằng có 4.230 (17,5%) NVYT mắc COVID-19, trong đó 20,2% là điều dưỡng, 2,3% là bác sĩ và 77,4% còn lại là các chuyên khoa khác. Tỷ lệ mới mắc là của NVYT cao gấp 5 lần so với những người không phải NVYT. NVYT mắc COVID-19 nằm trong độ tuổi từ 30-60 tuổi và chủ yếu là nữ. Các NVYT có nhiều khả năng biểu hiện không có triệu chứng hoặc với các triệu chứng không điển hình (p <0,001). Tỷ lệ tử vong của NVYT là 0,2% so với 10,5% của những người không phải là NVYT. Các NVYT thường có phơi nhiễm với một trường hợp được xác nhận hoặc bùng phát (74,1%), tuy nhiên chỉ có 3,1% được xác nhận là nhiễm từ bệnh viện.

 Nghiên cứu ở Anh và Mĩ cho thấy các NVYT tuyến đầu có nguy cơ nhiễm COVID-19 tăng đáng kể so với cộng đồng nói chung, cao hơn 11,6 lần (95% CI: 10,9 - 12,3). Những NVYT sử dụng lại PPE có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 1,46 lần (95% CI: 1,21 - 1,76) so với những NVYT sử dụng đầy đủ PPE, những NVYT thiếu PPE có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 1,31 lần (95% CI: 1,10 - 1,56) so với những NVYT sử dụng đầy đủ PPE. NVYT trực tiếp chăm sóc bệnh nhân COVID-19 mà có đầy đủ PPE có nguy cơ mắc COVID-19 cao gấp 4,83 lần (95% CI: 3,99 – 5,85) so với NVYT có đầy đủ PPE mà không trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19. NVYT trực tiếp chăm sóc bệnh nhân COVID-19 mà sử dụng lại PPE có nguy cơ mắc COVID-19 cao gấp 5,06 lần (95% CI: 3,90 – 6,57) so với NVYT có đầy đủ PPE mà không trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19. NVYT trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19 mà không sử dụng đầy đủ PPE có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5,91 lần (KTC 95%: 4,53 – 7,71) so với NVYT có đầy đủ PPE mà không trực tiếp chăm sóc bệnh nhân COVID-19 (29).

Ở Việt Nam, tính đến ngày 19/8/2021, theo PGS, TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, có khoảng hơn 2.300 nhân viên y tế nhiễm bệnh, đã có 3 nhân viên y tế tử vong trên mặt trận điều trị. Công đoàn ngành Y tế cũng đã đề nghị Bộ Y tế tặng bằng khen cho tất cả các nhân viên y tế tham gia chống dịch; đồng thời đề nghị thời gian tối đa chi viện của mỗi đoàn y tế tăng cường chỉ trong 2 tháng để bảo vệ sức khỏe cho NVYT; các địa phương cần thành lập các bộ phận tư vấn tâm lý để giảm stress cho y, bác sĩ và đường dây nóng để hỗ trợ cho đội ngũ này.

2. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy đại dịch COVID-19 làm ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần của NVYT; tăng tỷ lệ mất ngủ, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, stress...

J Z Huang đã khảo sát về sức khỏe tâm thần trên 230 NVYT tại một bệnh viện truyền nhiễm trong đại dịch COVID-19, cho thấy: Tỷ lệ lo âu ở NVYT là 23,04% và điểm lo âu là 42,91±10,89. Trong đó, tỷ lệ lo âu mức độ nặng, vừa phải và nhẹ lần lượt là 2,17%, 4,78% và 16,09%. Tỷ lệ lo âu ở nữ NVYT cao hơn nam (p=0,045); điểm lo âu ở nữ cao hơn nam (p=0,012). Tỷ lệ lo âu ở điều dưỡng cao hơn so với bác sĩ (p=0,039) và điểm lo âu ở điều dưỡng cao hơn so với bác sĩ (p <0,001). Tỷ lệ rối loạn căng thẳng sau sang chấn ở NVYT là 27,39% .

Một nghiên cứu của Stephen X Zhang (2020) báo cáo về sức khỏe tâm thần của NVYT ở Iran (khi quốc gia này phải đối mặt với số ca nhiễm COVID-19 cao nhất) trên 304 NVYT (bác sĩ, y tá, bác sĩ  X-quang, kỹ thuật viên, v.v.) cho thấy tỷ lệ NVYT có các rối loạn lo âu là 28,0%, trầm cảm  là 30,6% và stress là 20,1%.

Xingyue Song (2020) nghiên cứu đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của 14.825 bác sĩ và điều dưỡng tại 31 tỉnh của Trung Quốc cho thấy tỷ lệ các triệu chứng trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau chấn thương lần lượt là 25,2% và 9,1%. Điều dưỡng có liên quan đến nguy cơ mắc rối loạn căng thẳng sau chấn thương cao hơn bác sĩ .

        Lo lắng về nguy cơ lây nhiễm đối với các thành viên trong gia đình cũng là một vấn đề đáng quan tâm ở NVYT.

Nghiên của của Hiệp hội Nghiên cứu Y tá Hoàng gia Anh trên 2.600 điều dưỡng và hộ sinh trong đại dịch COVID-19 chỉ ra có khoảng 33% điều dưỡng/ hộ sinh bị trầm cảm, lo âu hoặc stress nghiêm trọng hoặc cực kỳ nghiêm trọng. 92% điều dưỡng/ hộ sinh lo lắng về nguy cơ lây nhiễm đối với các thành viên trong gia đình họ.

Sofia Pappa (2020) đã tổng hợp, phân tích 13 nghiên cứu với tổng cộng 33.062 NVYT. Tỷ lệ lo lắng của NVYT được đánh giá trong 12 nghiên cứu là 23,2% và tỷ lệ trầm cảm là 22,8% (được đánh giá qua 10 nghiên cứu). Một phân tích phân nhóm cho thấy sự khác biệt về giới tính và nghề nghiệp: NVYT nữ và điều dưỡng có tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm cao hơn so với NVYT là nam giới và bác sĩ. Tỷ lệ mất ngủ được ước tính là 38,9% trong 5 nghiên cứu.

        Rối loạn giấc ngủ cũng là một một trong những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với NVYT.

Yifang Zhou (2020) nghiên cứu với tổng số 1.931 NVYT tuyến đầu tham gia chống dịch COVID-19 nhận thấy: Tỷ lệ NVYT có chất lượng giấc ngủ kém là 18,4% (KTC 95%: 16,6 - 20,11). Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy chất lượng giấc ngủ kém có liên quan tới tuổi và công việc. Những người nhiều tuổi hơn có nguy cơ có chất lượng giấc ngủ kém cao hơn (gấp 1,043) (p<0,001) và điều dưỡng có nguy cơ có chất lượng giấc ngủ kém cao hơn (gấp 3,132 lần (p<0,001).

Một nghiên cứu khảo sát trên đối tượng là điều dưỡng và nữ hộ sinh ở Anh nhấn mạnh mối quan tâm của họ về sức khỏe, đào tạo và khối lượng công việc trong dịch COVID-19. Kết quả nghiên cứu cho biết 74% đối tượng nghiên cứu cảm thấy họ là đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 do đặc điểm công việc của họ. 92% đối tượng nghiên cứu lo lắng về nguy cơ lây nhiễm cho các thành viên gia đình họ. Gần một phần ba (33%) số người được hỏi được đánh giá là có các dấu hiệu trầm cảm nặng hoặc cực kỳ nghiêm trọng, lo lắng hoặc căng thẳng.

Khảo sát trên 2110 NVYT và 2158 sinh viên đại học ở tất cả các tỉnh của Trung Quốc đã cho thấy NVYT căng thẳng tâm lý cao hơn đáng kể so với sinh viên đại học, đặc biệt là NVYT ở Vũ Hán (p <0,001). NVYT ở Vũ Hán có điểm cao hơn đáng kể so với NVYT ở khu vực khác về "Nghĩ về sự nguy hiểm của dịch", "Khả năng mắc bệnh của bản thân", "Lo lắng về lây truyền cho gia đình" (p<0,05), "Chất lượng giấc ngủ kém"," Cần phải được chuẩn bị tâm lý" và "Lo lắng về việc bị nhiễm bệnh " (p<0,01). Về "Tự tin vào việc kiểm soát dịch bệnh", nhóm NVYT ở khu vực Vũ Hán có điểm đánh giá thấp hơn đáng kể so với nhóm NVYT ở khu vực ngoài Vũ Hán (p<0,05). Cảm xúc, nhận thức, phản ứng về thể chất và tinh thần của NVYT tuyến đầu cho thấy "ảnh hưởng phơi nhiễm".

Tăng tỷ lệ mệt mỏi và kiệt sức do COVID-19 ở nhân viên y tế

Theo một nghiên cứu khác tỷ lệ mệt mỏi trong số các NVYT khi đối mặt với đại dịch COVID-19 là 56,7%. Ngoài ra, thái độ tiêu cực với đại dịch cũng tác động trực tiếp đến việc gây ra mệt mỏi và các triệu chứng sang chấn sau chấn thương.

Kiệt sức là triệu chứng phổ biến trong số các NVYT chăm sóc người bệnh COVID-19. 53,0% NVYT đã trải qua mức độ kiệt sức cao. Điểm trung bình trong kiệt sức cảm xúc, cá nhân hóa và thiếu thành tích cá nhân lần lượt là 26,6, 10,2 và 27,3. Tuổi tác, giới tính, loại công việc và địa điểm thực hành là các yếu tố liên quan tới mức độ kiệt sức mà NVYT đã trải qua.

Bởi vậy việc chăm sóc sức khỏe cho NVYT, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe tâm thần cho NVYT trong giai đoạn hiện nay là hết sức  cần thiết.

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường chăm sóc sức khỏe cho nhân viên y tế tại một bệnh viện


Thăm dò ý kiến