HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
Thứ Ba, ngày 26/11/2024 01:32Chiều 25-11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển...
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII
Thứ Hai, ngày 25/11/2024 07:28Sáng 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII để xem xét nhiều nội dung quan trọng theo thẩm quyền. ...
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình chính sách
Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 08:03Ngày 23/11, Hội Quân dân y Việt Nam, Quỹ Hành trình gieo yêu thương, Đoàn Thanh niên Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức khám bệnh, tư vấn...
Bộ Y tế tổ chức: Chung kết cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”
Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 03:41Tối ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức chung kết cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”. Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận dự và phát biểu tại cuộc thi.
Bộ Y tế mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc năm 2024
Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 01:34Ngày 22/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức lễ mít tinh Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ...
Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc 2024
Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 01:32Ngày 21/11/2024, tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn, TP HCM diễn ra lễ khai mạc Hội chợ dược liệu Y Dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai, năm 2024....
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tổ chức Facing the World
Thứ Sáu, ngày 21/11/2024 22:36Chiều ngày 21/11/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã có buổi tiếp bà Katrin Kandel, Giám đốc điều hành Tổ chức Facing the World . Tham gia buổi tiếp có đại diện một...
Chung kết Cuộc thi “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”
Thứ Năm, ngày 21/11/2024 08:28Ngày 21/11/2024, tại Hà Nội, diễn ra Chung kết cuộc thi “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Tổ chức Operation Smile
Thứ Năm, ngày 21/11/2024 08:23Ngày 20/11/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi tiếp đoàn Tổ chức Operation Smile do bà Kathline Magee, Chủ tịch, đồng sáng lập Operation Smile toàn cầu...
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm các bệnh nhân ghép tạng đặc biệt của Việt Nam
Thứ Tư, ngày 20/11/2024 07:36Cuối giờ sáng nay - ngày 20/11, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã đến thăm, trò chuyện, động viên các bệnh nhân vừa trải qua qua những ca ghép tạng đặc...
Bộ Y tế hỗ trợ Hà Giang về công tác y tế, khắc phục hậu quả thiên tai
Thứ Tư, ngày 20/11/2024 01:17Trong 2 ngày 18 - 19/11, tại Hà Giang, Đoàn công tác của Bộ Y tế do GS. TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã làm việc với UBND tỉnh về công tác y tế và tiếp tục...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức chúc mừng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam
Thứ Ba, ngày 19/11/2024 04:12Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), sáng ngày 19/11/2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức cùng đại diện một số đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ đã tới...
Quy chế phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Công an trở thành kim chỉ nam cho nhiều hoạt động liên ngành
Thứ Ba, ngày 19/11/2024 02:46Chiều ngày 18/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an và Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 03 và ký kết Quy chế phối hợp mới giữa hai Bộ.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
Thứ Ba, ngày 19/11/2024 02:40Ngày 18/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy.
Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp đoàn công tác tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
Thứ Hai, ngày 18/11/2024 12:45Ngày 18/11/2024, tại Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã tiếp đoàn công tác tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc do đồng chí Dương An Đệ, Chủ tịch tỉnh làm Trưởng đoàn. Cùng dự có đại diện các cơ quan...
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đối với ngành giáo dục và đào tạo
Thứ Hai, ngày 18/11/2024 07:22Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi lễ,...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan chúc mừng Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo cùng các thầy cô giáo ngành y
Thứ Hai, ngày 18/11/2024 00:00Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), hôm nay - 18/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến chúc mừng Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế)...
Đảm bảo mọi trẻ sinh non được chăm sóc sức khỏe tốt nhất
Thứ Bẩy, ngày 16/11/2024 11:44Sáng ngày 16/11/2024 tại Bắc Ninh, lễ mít tinh Việt Nam hưởng ứng Ngày thế giới vì trẻ sinh non được Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF phối hợp tổ chức.
45 năm thành lập Trường Đại học Y Dược Hải Phòng: Đào tạo sinh viên vừa đủ cả tài và đức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội
Thứ Bẩy, ngày 16/11/2024 06:00Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức dự lễ kỉ niệm 45 năm thành lập Trường Đại học Y Dược Hải Phòng Sáng ngày 16/11/2024, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã tổ chức lễ kỉ niệm 45 năm...
Đại học Dược Hà Nội, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu của khu vực và thế giới
Thứ Sáu, ngày 15/11/2024 11:57Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chúc mừng trường Đại học Dược Hà Nội nhân kỉ niệm 110 năm Truyền thống đào tạo Dược (1914-2024) Sáng ngày 15/11/2024, Trường Đại học Dược Hà...
Xuất bản thông tin
8 loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình mùa dịch COVID-19
22/09/2021 | 19:38 PM
Trong đại dịch COVID-19, việc hiểu và tự chăm sóc sức khỏe rất quan trọng. Những loại thuốc mua ngoài hiệu thuốc mà không cần bác sĩ kê toa dưới đây có thể giúp bạn xử lý một số tình huống sức khỏe thông thường...
Thuốc giảm đau, hạ sốt acetaminophen
Thuốc acetaminophen có thể dùng cho nhiều triệu chứng đau nhức (nhức đầu), nóng sốt. Liều dùng tối đa 6 viên 500 mg/một ngày (tổng cộng là 3g). Bệnh nhân có bệnh về gan không nên uống quá 3 viên 500mg một ngày. Không dùng liền trong thời gian dài quá 5 ngày.
Thuốc acetaminophen còn có liều cực mạnh là 650mg mỗi viên, có thể dùng cho đau xương khớp hoặc đau nhức. Tối đa không quá 4 viên/ngày với người không có bệnh lý gan, thận. Với loại thuốc này sau khi uống mà tình trạng đau nhức hoặc hạ sốt không giảm, thì nên đến gặp bác sĩ.
Lưu ý là một số thuốc cảm cúm có chứa thành phần acetaminophen, do vậy cần lưu ý để tránh tổng liều cao dẫn đến ngộ độc.
Thuốc giảm đau hạ sốt nhóm NSAID
Các thuốc giảm đau NSAID (Nonsteroidal Anti-inflammatory drugs) thường được dùng trong điều trị đau nhức xương khớp. Vì ngoài tác dụng giảm đau, giảm sốt, thuốc này còn có tác dụng giảm viêm sưng. Với phụ nữ bị đau bụng do kinh nguyệt có thể dùng các loại thuốc này giảm đau và giảm co thắt.
Tuy nhiên, các thuốc nhóm này có thể có tác dụng phụ nguy hiểm như loét dạ dày dẫn đến xuất huyết và tổn thương thận. Liều dùng tùy theo loại thuốc trong nhóm.
Chỉ nên uống tối đa 2-3 viên mỗi ngày và ngừng thuốc ngay nếu có những triệu chứng như đau dạ dày hoặc buồn nôn. Nếu có bệnh thận mạn tính hoặc tiền sử loét dạ dày, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc NSAID.
Thuốc dị ứng
Các thuốc như diphenhydramine, loratadine, cetirizine hay fexofenadine được sử dụng trong các trường hợp:
- Dị ứng da như nổi mề đay, ngứa, hay nổi mẩn đỏ thường gặp khi tiếp xúc với phấn hoa, hóa chất, hay ăn đồ biển. Khi có triệu chứng dị ứng này, có thể uống một trong thuốc này. Tuy nhiên nếu sau khi uống thuốc vài ngày mà vẫn còn các triệu chứng, da nổi nhiều thì cần đi gặp bác sĩ.
Thuốc dị ứng ức chế chất histamin tiết ra từ tế bào miễn dịch gây ngứa và sưng đỏ da. Trong nhóm này có thuốc gây buồn ngủ như diphenhydramine, cần thận trọng và không nên lái xe khi uống.
Tất cả các thuốc này đều có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, và khó chịu bao tử.
Thuốc giảm đau dạ dày, kháng acid
Bao gồm các thuốc PPI (omeprazole/lansoprazole), kháng histamin H2 (famotidine) hay kháng acid (tums/calcium carbonate/magnesium hydroxide).
Thuốc dùng khi tình trạng viêm loét bao tử, ợ chua, ăn không tiêu, đau tức ngực, đầy hơi (do quá nhiều acid)… có thể sử dụng thuốc trước khi đi khám để giảm triệu chứng. Chỉ uống omeprazole/lansoprazole trong thời gian ngắn, tối đa 2 tuần.
Cần gặp bác sĩ để làm xét nghiệm tìm vi khuẩn H.Pylori nếu vẫn còn bị đau sau khi uống PPI. Thuốc PPI uống vào vài giờ sau mới bắt đầu có tác dụng.
Thuốc giảm acid kháng histamin H2 như famotidine là loại nhẹ hơn nhóm PPI, có thể uống lâu hơn 2 tuần do thuốc ít có tác dụng phụ hơn omeprazole. Không uống kèm với rượu vì tác dụng phụ nhức đầu hay chóng mặt tăng cao. Thuốc kháng histamine H2 uống vào 1-2 giờ sau mới có tác dụng.
Thuốc kháng acid là loại uống vào để trung hòa acid, nên có hiệu quả tức thì trong vòng 30 phút. Nếu đau dạ dày thì nên dùng 1 viên nhai tums/calcium carbonate, sau đó uống kèm famotidine/PPI để giảm hẳn cơn đau.
Các loại thuốc giảm acid/kháng acid đều có thể có tác dụng phụ như chóng mặt nhẹ.
Thuốc trị táo bón
Táo bón là một triệu chứng khó chịu, nhất là trong lúc đại dịch. Táo bón thường do ít nước trong ruột, làm tăng độ cứng và giảm khả năng di chuyển của phân. Táo bón lâu dài gây ra nhiều tác dụng nguy hiểm như bệnh trĩ, tổn thương ruột, tính tình nóng nảy… Cách chữa táo bón nhanh nhất là uống nước kết hợp với ăn rau/trái cây nhiều.
Nếu triệu chứng táo bón vẫn còn, có thể uống thêm thuốc làm mềm phân hay thuốc kích thích đẩy phân ra ngoài.
Thuốc chữa táo bón có rất nhiều loại, từ nhẹ đến nặng. Nhưng chỉ nên dùng tại nhà loại nhẹ và vừa. Các loại thuốc táo bón nặng dùng không cẩn thận có thể dẫn đến mất nước, kiệt sức, hay mất cân bằng chất điện giải.
Các loại thuốc uống có thể dùng tại nhà là: Docusate làm mềm phân; psyllium tăng chất xơ; dầu mineral oil để dễ đi cầu…
Nếu táo bón mạn tính cần phải gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp.
Thuốc ngủ
Giấc ngủ là nền móng của một hệ miễn dịch tốt. Khi chúng ta ngủ không được, chúng ta thấy mệt mỏi, khó chịu, làm việc kém, và dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch yếu đi. Nhất là trong đại dịch, càng cần phải quan tâm đến giấc ngủ của mình. Khi mất ngủ, có thể dùng một trong các loại thuốc melatonin, valerian, benadryl...
Các thuốc này không gây nghiện nhưng chỉ nên dùng ngắn hạn.
Thuốc ho, giảm đờm, nghẹt mũi
Ho kèm theo nghẹt mũi, tăng đờm là một triệu chứng rất khó chịu. Trong đại dịch COVID-19, đây có thể là những triệu chứng đầu tiên cần phải được điều trị ngay lập tức để giảm thiểu các tổn thương vùng hô hấp.
Guaifenesin trị ho bằng cách giảm đờm trong thanh quản, giảm khó chịu và giảm ho. Trong khi dextromethorphan ức chế phản xạ ho.
Kết hợp Dextro/Guaifenesin chữa ho giảm đờm khá hiệu quả. Dùng thuốc dị ứng loratadine có thể giảm ho nếu ho do dị ứng.
Nếu nghẹt mũi có thể dùng thuốc xịt fluticasone hay oxymetazoline. Có thể dùng thuốc pseudoephedrine để cải thiện.
Lưu ý là không nên dùng thuốc xịt mũi quá lâu do có thể gây nghẹt mũi trở lại nặng hơn.
Cần tập các bài hít thở để tăng không khí đường mũi.
Thuốc nhỏ mắt
Các bệnh về mắt như ngứa mắt, đỏ mắt do dị ứng, viêm nhiễm vi khuẩn, virus, hay khô mắt sẽ làm mắt khó chịu, nhất là khi làm việc bằng máy tính nhiều. Vì vậy, cần có sẵn trong nhà lọ nước mắt nhân tạo, giúp đôi mắt dịu hơn.
Thuốc nhỏ mắt dị ứng chứa ketotifen fumarate dùng điều trị tình trạng đỏ mắt, ngứa mắt, hay viêm sưng mắt.
Nên đi khám mắt ngay khi các triệu chứng về mắt không giảm hoặc tệ hơn.
Lưu ý sử dụng thuốc an toàn
- Những thuốc này tuy mua không cần kê đơn, nhưng vẫn có thể có tác dụng phụ nguy hiểm khi uống quá liều hay uống liên tục lâu dài. Ngoài ra những loại thuốc này có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang uống, ảnh hưởng đến hiệu quả và tăng tác dụng phụ nguy hiểm.
- Cách tốt nhất là chỉ nên uống các loại thuốc này trong thời gian ngắn. Nếu tình trạng bệnh không giảm thì nên tìm cách gặp bác sĩ ngay. Nếu có những triệu chứng nguy hiểm cần liên hệ với y tế ngay lập tức.
- Tủ thuốc gia đình nên có số điện thoại của bác sĩ; các hướng dẫn sử dụng thuốc và phải cách xa tầm với của trẻ em.
Nguồn: SKĐS
Tin liên quan
- Dịch sốt xuất huyết tại Hải Phòng có xu hướng giảm
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược: Đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn để doanh nghiệp vững tin hoạt động
- Bộ Y tế: Khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm bù, vét vaccine cho trẻ chưa được tiêm phòng sởi
- Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết tại Hà Nội
- Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
- Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII
- Người trẻ luôn trong tâm thế sẵn sàng hiến máu nhóm hiếm