HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 04:33

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

70% người nhiễm HIV tại Việt Nam không còn nguy cơ lây nhiễm HIV

29/08/2023 | 14:50 PM

 | 

Thực tế, ở khu vực miền Nam hiện nay cứ 100 người đồng giới nam thì có tới 15 người nhiễm HIV. Tuy nhiên, 70% người nhiễm HIV ở Việt Nam không còn khả năng lây nhiễm HIV vì lượng virus trong máu rất thấp, không có nguy cơ lây nhiễm HIV.

 

Nhằm giúp các đơn vị và doanh nghiệp triển khai các biện pháp phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả, ngày 28/8, tổ chức CDC Hoa Kỳ phối hợp với Cục Phòng chống HIV/AIDS và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức "Hội thảo phổ biến hướng dẫn triển khai phòng, chống HIV/AIDS cho công nhân lao động" 8 tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp và nhiều lao động (gồm Bình Dương, Long An, Bà Rịa- Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và TPHCM).

Theo ThS.BS Võ Hải Sơn - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, 2 năm vừa qua, Cục Phòng chống HIV/AIDS đã phối hợp với CDC Hoa Kỳ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiến hành các hội thảo phổ biến hướng dẫn triển khai phòng, chống HIV/AIDS cho công nhân lao động. Đây là hoạt động rất nhân văn, ý nghĩa, kịp thời để phòng chống HIV/AIDS.

Đặc biệt là sau đại dịch COVID-19 phát hiện nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở học sinh, sinh viên và nhóm công nhân tại các khu công nghiệp tăng cao, do đó, việc triển khai tuyên truyền các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS tại khu công nghiệp và cơ sở giáo dục là rất cần thiết.

70% người nhiễm HIV tại Việt Nam không còn nguy cơ lây nhiễm HIV - Ảnh 1.

ThS.BS Võ Hải Sơn - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS phát biểu tại hội thảo.

Tỷ lệ người thuộc nhóm LGBT chiếm 3,5% dân số thế giới, 1% nam giới thuộc nhóm MSM. Đặc biệt, ở khu vực miền Nam cứ 100 người đồng giới nam thì có tới 15 người nhiễm HIV. Nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời thì nguy cơ đạt tối đa 30% là rất nhanh.

Thực tế cho thấy rằng, 70% người nhiễm HIV ở Việt Nam hiện nay không còn khả năng lây nhiễm HIV vì lượng virus trong máu rất thấp, không có nguy cơ lây nhiễm HIV và họ vẫn có sức khỏe như những người bình thường, có khả năng lao động. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn không nhận các lao động nhiễm HIV vào làm vì lý do sức khỏe yếu. Từ đó gây ra phản ứng ngược cho người bệnh.

Theo ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó trưởng ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong những năm qua tình trạng nhiễm HIV đang có dấu hiệu tăng lên đặc biệt là nhóm người lao động tại các khu công nghiệp và học sinh sinh viên. "Chúng tôi đã đi khảo sát tại nơi làm việc, tại nhà trọ của các công nhân làm việc trong các khu công nghiệp. Kết quả cho thấy rất đáng quan ngại vì đây là nơi tập trung đông người lao động nên rất phức tạp, khó quản lý và nhiều cám dỗ khiến nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao hơn rất nhiều" - ông Tiêm nói.

70% người nhiễm HIV tại Việt Nam không còn nguy cơ lây nhiễm HIV - Ảnh 2.

Ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó trưởng ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

ThS.BS Nguyễn Quỳnh Mai - Phòng dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, năm 2022 có 11.037 ca nhiễm mới trong đó có 70% ca nhiễm HIV mới tại các tỉnh ĐBSCL. Tỷ lệ mới phát hiện trong nhóm nam cao hơn rất nhiều so với nữ. Đặc biệt, nhóm tuổi từ 16-19 đang có tỷ lệ nhiễm HIV tăng mạnh.

Từ năm 2017 tới nay, đường lây chủ yếu của HIV là qua quan hệ tình dục không an toàn và tỷ lệ này tiếp tục tăng mạnh qua các năm qua. Đường lây qua quan hệ tình dục đang là đường lây chính và lớn hơn lây qua đường máu.

Đáng chú ý, nhóm MSM có nguy cơ lây nhiễm cao hơn rất nhiều so với các nhóm đối tượng khác do nhiều thanh niên trẻ chưa có kiến thức và kinh nghiệm. Quan hệ tình dục chủ yếu thông qua đường dương vật – hậu môn. Tỷ lệ dùng bao cao su thấp và sử dụng ma túy hoặc các chất khác để thỏa mãn quan hệ tình dục. Ngoài ra, nhóm này chủ yếu quan hệ tình dục trong nhóm khiến nguy cơ lây nhiễm tăng lên rất cao.

Theo BSCKI. Vương Thế Linh - Trưởng Khoa HIV, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, quá trình thực hiện các phương pháp phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động tại các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương còn gặp nhiều khó khăn.

Điển hình, nhiều công ty giảm hoạt động kinh doanh sản xuất nên công nhân dễ mất việc gây ảnh hưởng tới đời sống của công nhân. Vậy nên, số ít vẫn chưa quan tâm đến truyền thông HIV/AIDS. Công tác truyền thông khó tập trung được đối tượng đích là nam MSM vì truyền thông công ty không phân biệt giới tính và độ tuổi. Truyền thông công nhân ở khu nhà trọ phải phối hợp từ nhiều bên, phải thông báo trước và làm vào cuối tuần, kinh phí hỗ trợ cho các công nhân giới hạn trong hoạt động truyền thông tại khu công nghiệp...

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, thực hiện các phương pháp phòng, chống HIV/AIDS tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp cũng có nhiều thuận lợi như các hoạt động được sự hỗ trợ, quan tâm của Sở Y tế và liên đoàn lao động, sự hỗ trợ kinh phí của nhiều dự án...

ThS.BS Nguyễn Quỳnh Mai cho biết, để đạt được mục tiêu 95-95-95 tức 95% người nhiễm HIV biết được tình trạng HIV, 95% người biết tình trạng HIV được điều trị ARV, 95% người nhiễm HIV được điều trị ARV có tảu lượng virus dưới ngưỡng ức chế cần thực hiện 11 giải pháp như giải pháp về chính trị, xã hội; giải pháp về pháp luật, chính sách; giải pháp về dự phòng lây nhiễm HIV; giải pháp về tư vấn xét nghiệm HIV; giải pháp về điều trị; giải pháp về giám sát, theo dõi, đánh giá; giải pháp về ứng dụng CNTT; giải pháp về đảm bảo tài chính; giải pháp về nguồn nhân lực; giải pháp về cung ứng; giải pháp về hợp tác quốc tế.

Theo ThS.BS Cao Kim Thoa - Phó Trưởng phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng chống HIV/AIDS, bên cạnh 11 giải pháp trên, để có thể phòng, chống và giảm thiểu số ca nhiễm HIV cho công nhân lao động cần tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức như truyền thông trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Intagram, Twitter, zalo...; truyền thông theo nhóm, sự kiện lớn; truyền thông bằng bảng tin; loa thông tin nội bộ; phát tờ rơi, áp phích có thông điệp; triển khai cung cấp bao cao su; tư vấn xét nghiệm HIV...

Đồng thời, cần triển khai các hoạt động, mô hình cung cấp thông tin về HIV và các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trên địa bàn và tại các doanh nghiệp; các doanh nghiệp cần thành lập các ban phòng, chống HIV/AIDS; doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách phòng chống HIV/AIDS, lập các kế hoạch hoạt động và kinh phí phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp...

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến