HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An

Thứ Hai, ngày 28/04/2025 10:34

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 08:13

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương: Lấy sức khỏe người dân làm trung tâm của mọi chính sách

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 04:06

Ngành Y tế chủ động, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống tại Đại lễ 30/4 và Vesak

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 03:59

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, tặng quà quân, dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 03:05

Bộ Y tế tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị hiện đại tại các trung tâm y khoa lớn trong lĩnh vực điện quang can thiệp

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 01:00

Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 09:39

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 05:38

Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:40

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:33

Họp triển khai xây dựng dự án Luật Phòng bệnh

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 05:46

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế Việt Nam - Trung Quốc

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 00:52

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 vắc xin sởi do Tập đoàn FPT tài trợ

Thứ Tư, ngày 23/04/2025 01:20

Ngành Y tế luôn phối hợp tích cực cùng toàn xã hội thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:18

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi người dân được khám sức khoẻ định kỳ, hướng đến mục tiêu miễn viện phí toàn dân'

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:15

Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:45

Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:40

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 02:08

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035

Thứ Năm, ngày 17/04/2025 05:36

Đoàn công tác Bộ Y tế trao quà quân, dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-1

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 09:58

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Đầu tư cho y tế dự phòng bắt đầu từ việc hoàn thiện thể chế luật pháp

15/02/2025 | 07:14 AM

 | 

Những năm qua, y tế dự phòng đã có nhiều kết quả đáng mừng. Việt Nam đã khống chế thành công nhiều dịch bệnh nguy hiểm mới nổi, trở thành bài học kinh nghiệm sáng cho nhiều quốc gia. Tuy nhiên, hiện công tác y tế dự phòng vẫn còn nhiều khó khăn về nhân lực, vật lực, đặc biệt là hệ thống chính sách, pháp luật về phòng bệnh không còn bắt kịp với tình hình mới và chưa bao gồm các vấn đề phòng bệnh không lây nhiễm.

Các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, ung thư… là nguyên nhân gây ra 77% tổng số ca tử vong trên toàn quốc - Ảnh: VGP/HM

 Y tế dự phòng là then chốt

Hiện nay, y tế dự phòng còn nhiều bất cập trong chính sách nhân sự, số hóa ngành y tế, mô hình quản lý y tế dự phòng các cấp cũng nhiều bất cập, trang thiết bị, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đúng, đủ nhu cầu của xã hội… Tất cả những việc này chưa thực sự được cụ thể hóa và thúc đẩy mạnh mẽ trong khi khung pháp lý toàn diện cho vấn đề phòng bệnh cũng chưa được hoàn thiện.

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ chi cho y tế dự phòng trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho y tế tại các địa phương có tăng dần qua các năm nhưng vẫn chưa đạt 30% so với quy định tại Nghị quyết 18/2008/QH12 của Quốc hội và Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, nên chưa thể đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động y tế dự phòng nói chung, nhất là Chương trình tiêm chủng mở rộng.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, về cơ bản, Luật hiện hành được quy định trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ban hành năm 2007 đã phát huy được tác dụng nhưng bộc lộ một số hạn chế như công tác công bố dịch - khi nhiều nơi có dịch nhưng không công bố, hoặc vấn đề đáp ứng của các địa phương đặc biệt trong điều kiện khẩn cấp, hoặc việc sử dụng sinh phẩm y tế trong công tác phòng bệnh cũng gặp nhiều vướng mắc do quy định chưa rõ ràng và nhất quán tại các văn bản pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, các vấn đề khác như sức khỏe môi trường, nhất là bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng chưa có luật nào điều chỉnh mà mới chỉ có các chiến lược, văn bản hướng dẫn.

Các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, ung thư… là nguyên nhân gây ra 77% tổng số ca tử vong trên toàn quốc. Báo cáo của các bệnh viện cho thấy, 65-75% người bệnh nội trú là mắc các bệnh không lây nhiễm. Khoa điều trị ung thư, hô hấp, tim mạch đều rất đông bệnh nhân. Sức khỏe tâm thần cũng đang là một thách thức rất lớn. Mỗi người Việt Nam trung bình có tới 10 năm phải sống với bệnh tật, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống và làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Có nhiều yếu tố dẫn đến thực trạng này như chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, sự gia tăng của các yếu tố môi trường, áp lực công việc, xã hội, lối sống thiếu lành mạnh… dẫn đến hạn chế phát triển thể lực, tầm vóc người Việt, gia tăng các bệnh không lây nhiễm.

Vì vậy, việc phòng bệnh cần có các chính sách mạnh mẽ và bao quát hơn, không chỉ phòng bệnh truyền nhiễm mà còn giải quyết vấn đề phòng bệnh không lây nhiễm để hướng tới nâng cao sức khỏe toàn diện cho người dân.

Việt Nam cần xây dựng nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho y tế dự phòng đầy đủ, phù hợp với nhu cầu xã hội - Ảnh: VGP/HM

 Sớm hoàn thiện Luật phòng bệnh vì sức khỏe người Việt

Theo các chuyên gia, việc sửa đổi Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm là vô cùng cấp thiết để kịp thời ban hành các quy định mới, giúp quản lý các bệnh truyền nhiễm linh hoạt hơn, tăng khả năng ứng phó khi có dịch bệnh mới xảy ra.

Bên cạnh đó, cần phải bổ sung và nâng cấp Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thành Luật phòng bệnh để đảm bảo quản lý các vấn đề y tế dự phòng đối với các bệnh không lây nhiễm – một vấn đề vô cùng nhức nhối hiện nay.

Các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm gia tăng, trình trạng già hóa dân số, Việt Nam cần xây dựng nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho y tế dự phòng đầy đủ, phù hợp với nhu cầu xã hội, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao.

Nhìn ra thế giới, các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan cũng đã sớm hoàn thiện thể chế luật pháp, thực thi các kế hoạch quốc gia toàn diện để phòng ngừa các dịch bệnh không lây nhiễm. Từ năm 1978, Nhật Bản đã phát động và thực hiện kế hoạch 10 năm về nâng cao sức khỏe; Thái Lan thành lập và duy trì Quỹ Nâng cao sức khỏe; Hoa Kỳ thực hiện bài bản kế hoạch tổng thể "Vì sức khỏe nhân dân" từ năm 1990.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đề ra nhiều giải pháp để nâng cao năng lực dự phòng về truyền thông, vận động xã hội, nguồn lực, nghiên cứu, theo dõi, giám sát, tăng cường hợp tác quốc tế…nhưng trong đó, giải pháp tiên quyết được Bộ Y tế nhấn mạnh, đó chính là hoàn thiện về chính sách, pháp luật và phối hợp liên ngành.

Thực tế cho thấy, theo sự phát triển của xã hội, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm có nhiều vấn đề đã bất cập và không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Việc xây dựng Luật Phòng bệnh dự kiến theo hướng kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở các quy định của luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và bổ sung các quy định về phòng chống bệnh không lây nhiễm, các rối loạn sức khỏe tâm thần, bảo đảm dinh dưỡng phòng bệnh, dự phòng, bảo vệ sức khỏe trước các yếu tố nguy cơ môi trường, các điều kiện để phòng bệnh, sẽ đảm bảo khắc phục các hạn chế của luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm hiện hành và bao quát toàn diện các vấn đề khác về phòng bệnh.

Đây là việc làm cấp thiết nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và mục tiêu tổng quát mà Chính phủ đã đề ra trong Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, đó là "nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam".

Nguồn: chinhphu.vn


Thăm dò ý kiến