HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024

Thứ Tư, ngày 16/10/2024 08:10

Nâng cao chất lượng hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Thứ Tư, ngày 16/10/2024 01:26

Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024

Thứ Ba, ngày 15/10/2024 09:09

Hội thảo hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn triển khai hồ sơ bệnh án điện tử

Thứ Ba, ngày 15/10/2024 09:03

Khai mạc hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp lần thứ 24

Thứ Ba, ngày 15/10/2024 04:07

Hợp tác đào tạo Y khoa Pháp- Việt “điểm sáng” trong quan hệ hai nước

Thứ Ba, ngày 15/10/2024 03:21

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự cuộc họp trực tuyến về Kế hoạch Chiến lược 5 năm của GAVI

Thứ Ba, ngày 15/10/2024 03:19

Tôn vinh 61 tân sinh viên thủ khoa của 8 trường đại học Y, Dược phía Bắc

Thứ Hai, ngày 14/10/2024 01:46

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đánh giá cao những thành tựu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá

Chủ Nhật, ngày 13/10/2024 10:31

Bộ Y tế hỗ trợ Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An trở thành hạng đặc biệt

Chủ Nhật, ngày 13/10/2024 10:24

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Lạng Sơn

Thứ Sáu, ngày 11/10/2024 09:56

Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vi chất cho sự phát triển của con người

Thứ Sáu, ngày 11/10/2024 06:53

55 năm Ngày thành lập Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương: Tiếp tục phát huy tốt vai trò là bệnh viện tuyến cuối, đầu tàu trong hệ thống Tai Mũi Họng

Thứ Sáu, ngày 11/10/2024 03:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Cu Ba

Thứ Năm, ngày 10/10/2024 09:09

Tăng cường hợp tác về y tế nhân chuyến thăm chính thức của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tới Mông Cổ, Ireland và Pháp

Thứ Năm, ngày 10/10/2024 07:52

Tăng cường hợp tác chuyển đổi số trong ngành Y tế

Thứ Năm, ngày 10/10/2024 00:10

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm, động viên bệnh nhân ghép tim - gan tại Bệnh viện Việt Đức

Thứ Tư, ngày 09/10/2024 09:13

Chính thức đưa vào hoạt động Bệnh viện Nhi Hà Nội

Thứ Tư, ngày 09/10/2024 08:35

Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Belarus

Thứ Ba, ngày 08/10/2024 10:06

Công đoàn Y tế Việt Nam biểu dương 198 gia đình tiêu biểu và 149 cháu học sinh thành tích cao giai đoạn 2022-2024

Thứ Hai, ngày 07/10/2024 12:38

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Đã ghi nhận hơn 93.800 ca sốt xuất huyết, nhiều trường hợp trẻ nhưng diễn biến nặng nề khi mắc

05/10/2023 | 09:23 AM

 | 

Cả nước hiện đã ghi nhận hơn 93.800 ca mắc sốt xuất huyết, 26 trường hợp tử vong.

 

Tại Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn tiếp tục tăng, toàn thành phố đã ghi nhận trên 15.300 ca. Đặc thù các bệnh nhân sốt xuất huyết nặng năm nay có diễn biến phức tạp, nhiều trường hợp trẻ nhưng diễn biến nặng nề khi mắc.

Ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tiếp tục tăng, chuyên gia lý giải nguyên nhân

Theo thống kê, tuần 38/2023 cả nước ghi nhận 5.758 trường hợp mắc sốt xuất huyết. So với tuần trước số mắc giảm 4,3%. Trong đó, số nhập viện so với tuần trước giảm 5,6%. Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 93.814 trường hợp mắc, 26 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 (228.490/117) số mắc giảm 58,9%, tử vong giảm 91 trường hợp.

Tại Hà Nội, theo thống kê, trong tuần này, trên địa bàn thành phố tiếp tục có thêm gần 2.600 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 1,5 lần so với tuần đầu của tháng 9/2023). Như vậy, cộng dồn 9 tháng năm 2023, thành phố đã ghi nhận 15.354 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có nhiều ổ dịch phức tạp kéo dài. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 557/579 xã, phường, thị trấn.

Đã ghi nhận hơn 93.800 ca sốt xuất huyết, nhiều trường hợp trẻ nhưng diễn biến nặng nề khi mắc - Ảnh 1.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà (ngoài cùng, bên trái) cùng các chuyên gia kiểm tra thực tế chống dịch tại nhà dân.

Các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội có nhiều bệnh nhân từ đầu năm đến nay là: Hoàng Mai (1.141 ca), Phú Xuyên (951 ca), Thanh Trì (928 ca), Thạch Thất (924 ca), Hà Đông (904 ca), Đống Đa (852 ca), Cầu Giấy (846 ca), Nam Từ Liêm (754 ca), Đan Phượng (744 ca), Thanh Oai (723 ca).

Trao đổi với phóng viên, TS Vũ Trọng Dược - Trưởng Văn phòng sốt xuất huyết phía Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho hay Hà Nội ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất là xu thế chung về dịch tễ của cả khu vực, vì thông thường Hà Nội cũng như các tỉnh của khu vực miền Bắc thường ghi nhận ca mắc bắt đầu tăng từ tháng 7, 8 và đạt đỉnh vào tháng 9, 10, ngoài ra năm nay còn có các yếu tố về thời tiết nắng nóng, mưa nhiều rất thuận lợi cho đàn muỗi véc tơ phát triển với mật độ cao, làm phát tán virus Dengue ở cộng đồng mạnh hơn.

Ngoài ra, Hà Nội có những đặc thù làm cho sốt xuất huyết có yếu tố tăng nhanh hơn so với các tỉnh khác thuộc khu vực miền Bắc, đó là giao thương đi lại nhiều, mật độ dân cư đông đúc làm cho muỗi dễ phát tán virus Dengue hơn. Nếu như có muỗi nhiễm virus thì sẽ có 'điều kiện' lây lan mạnh hơn các khu vực khác.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, theo thống kê, từ tháng 9, số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết  tăng lên đáng kể. Hiện tại, cơ sở y tế này đang điều trị cho hơn 200 bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhiều khoa. Các bệnh nhân được chuyển đến từ nhiều tỉnh thành miền Bắc, trong đó phần lớn là Hà Nội.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết trẻ nhưng diễn biến nặng

Theo BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện có xu hướng tăng nhanh trong những ngày qua. Trung bình, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 4-5 trường hợp có dấu hiệu cảnh báo sốc sốt xuất huyết với biểu hiện: Đau bụng, đau tức vùng gan, chảy máu niêm mạc, tiểu cầu thấp, máu cô đặc.

"Những trường hợp này cần phải được phát hiện và điều trị tích cực bởi chỉ sau 4-6 tiếng, bệnh nhân có thể bị sốc sốt xuất huyết, khi đó người bệnh sẽ diễn biến nguy kịch rất nhanh, thậm chí tử vong. Do đó, các cơ sở y tế và người bệnh phải chú ý để đến bệnh viện hoặc điều trị đúng, kịp thời" - bác sĩ Cấp lưu ý.

Đã ghi nhận hơn 93.800 ca sốt xuất huyết, nhiều trường hợp trẻ nhưng diễn biến nặng nề khi mắc - Ảnh 2.

Bác sĩ điều trị trao đổi với bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW. Ảnh: BVCC

Có khoảng 5% bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại bệnh viện này có tình trạng nặng. Theo BS Phạm Văn Phúc - Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, đặc thù các bệnh nhân sốt xuất huyết nặng năm nay có diễn biến phức tạp vì có nhiều bệnh cảnh khác nhau, bao gồm: Xuất huyết do thoát dịch, sốc do giảm tiểu cầu và chảy máu... Đáng chú ý, trong số các bệnh nhân sốt xuất huyết phải thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực đa phần đều là bệnh nhân trẻ nhưng diễn biến rất nặng nề.

Tuýp virus sốt xuất huyết lưu hành năm 2023 chủ yếu là D1, D2 và không có sự khác biệt với các tuýp virus lưu hành những năm gần đây.

Tuy nhiên, dự báo tình hình dịch sốt xuất huyết thời gian tới, Cục Y tế dự phòng cho hay, theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2023 và 2024 hiện tượng biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino có thể thúc đẩy muỗi sinh sản, làm gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền.

Dự báo thời gian tới, do đang vào cao điểm mùa mưa nên số mắc tiếp tục có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là các hoạt động diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy tại các địa phương.

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến