Việt Nam trở thành nước dẫn đầu Châu Á – Thái Bình Dương về số người điều trị PrEP năm 2023
27/08/2024 | 13:36 PM



Hội thảo sơ kết giữa kỳ Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025
Ngày 27/8/2024, tại Ninh Bình, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo sơ kết giữa kỳ Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025. Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các cơ sở điều trị PrEP của 35 tỉnh/thành phố và các tổ chức quốc tế.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết hiện nay, tình hình dịch HIV tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp với số người nhiễm HIV đang có xu hướng trẻ hóa, người nhiễm HIV thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đang có dấu hiệu gia tăng. Trong 03 năm trở lại đây, số người nhiễm HIV được phát hiện có xu hướng tăng lên, trong đó gần 60% là nam quan hệ tình dục đồng giới. Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn tiếp tục là đường lây chính trong lây nhiễm HIV và tỷ lệ này có xu hướng gia tăng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội thảo
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là một biện pháp can thiệp giảm lây nhiễm HIV một cách hữu hiệu với hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi lây truyền HIV do quan hệ hình dục không an toàn là nguyên nhân chính tại Việt Nam.
Kể từ khi chương trình PrEP được thí điểm vào năm 2017, đến nay có 35 tỉnh/thành phố trên cả nước đang cung cấp dịch vụ này. Với sự hỗ trợ từ Quỹ cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ-PEPFAR (U.S. President's Emergency Plan for AIDS Relief) và Dự án Quỹ toàn cầu, Việt Nam đã điều trị PrEP cho 67.000 người nguy cơ cao, trong đó trên 80% là nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Với kết quả này, năm 2023, Việt Nam trở thành nước dẫn đầu Châu Á – Thái Bình Dương về số người điều trị PrEP. Các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP được đa dạng, từ cố định tại cơ sở y tế đến lưu động tại các địa bàn, khu vực phù hợp với nhu cầu của quần thể đích. Đặc biệt, PrEP là một minh chứng cho sự tham gia của y tế tư nhân trong việc cung cấp các can thiệp dự phòng trước phơi nhiễm HIV, trong đó có các cơ sở y tế do chính những người cộng đồng MSM thực hiện.
Mặc dù đã đạt được các kết quả nhất định, nhưng Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì và mở rộng bền vững chương trình PrEP nhằm hướng đến kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030.
Phần lớn các dịch vụ cho PrEP, bao gồm thuốc ARV đang do Quỹ toàn cầu và PEPFAR tài trợ. Sự viện trợ này đang có xu hướng giảm mạnh. Trong khi quần thể MSM đang gia tăng mạnh và có xu hướng trẻ hóa. Mức độ bao phủ PrEP còn rất nhỏ và việc tuân thủ duy trì điều PrEP vẫn còn nhiều thách thức.
Nguồn tài chính bền vững cho việc cung cấp PrEP khi nguồn lực quốc tế cắt giảm mạnh và bảo hiểm y tế chưa chi trả cho PrEP đang là thách thức lớn, đòi hỏi có các chính sách tài chính đặc thù để triển khai.
Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các đại biểu, các báo cáo viên chia sẻ những bài học kinh nghiệm đã đạt được, thảo luận về các vướng mắc cần được khắc phục, các chính sách, giải pháp cần được thực hiện để tiếp tục mở rộng và cung cấp PrEP bền vững góp phần kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030. Cùng với đó, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổng hợp tất cả các ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện kế hoạch triển khai PrEP bền vững trong thời gian tới.
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là việc sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi quan hệ hình dục không an toàn hiện đang là đường lây truyền HIV chủ yếu tại Việt Nam. Việt Nam là một trong các quốc gia có hệ thống văn bản chính sách thống nhất trong triển khai PrEP, từ Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi năm 2020, Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật đến các văn bản hướng dẫn quốc gia triển khai PrEP được Bộ Y tế ban hành.
Toàn cảnh hội thảo
Kể từ khi chương trình PrEP được thí điểm tại Việt Nam vào năm 2017, trở thành chương trình quốc gia vào năm 2019, đến nay có 35 tỉnh/thành phố trên cả nước đang cung cấp dịch vụ này. Các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP được đa dang, gồm mô hình cố định tại cơ sở y tế, mô hình lưu động tại các địa bàn, khu vực phù hợp với nhu cầu của quần thể đích. Trong giai đoạn bị tác động bởi dịch COVID-19, Việt Nam đã triển khai nhiều sáng kiến để hỗ trợ khách hàng không bị gián đoạn dịch vụ điều trị PrEP. Đặc biệt, PrEP là một minh chứng cho sự tham gia của y tế tư nhân trong việc cung cấp các can thiệp dự phòng nhiễm HIV, bao gồm các cơ sở y tế do chính cộng đồng quần thể đích thực hiện
Vào cuối năm 2023, với sự hỗ trợ từ Quỹ cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) và Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam có trên 67.000 người có hành vi nguy cơ cao với trên 80% trong số họ thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đã sử dụng dịch vụ PrEP. Với kết quả này, năm 2023, Việt Nam trở thành nước dẫn đầu Châu Á – Thái Bình Dương về số người điều trị PrEP (PrEP uptake), đồng thời PrEP được xác định là một can thiệp ưu tiên để hướng tới kết thúc AIDS vào 2030. Bài học thành công, kinh nghiệm, thực hành tốt về triển khai PrEP của Việt Nam đã được báo cáo, chia sẻ với các quốc gia khác trên các diễn đàn Quốc tế./.
Tin liên quan
- Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế Việt Nam - Trung Quốc
- Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 vắc xin sởi do Tập đoàn FPT tài trợ
- Ngành Y tế luôn phối hợp tích cực cùng toàn xã hội thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật
- Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi người dân được khám sức khoẻ định kỳ, hướng đến mục tiêu miễn viện phí toàn dân'
- Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị
- Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025
- Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam
Xuất bản thông tin
Rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho trẻ em
Thứ Năm, ngày 24/04/2025 03:14Ủy ban Quốc gia về trẻ em đề nghị rà soát, thanh tra các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập, xử lý nghiêm các vi phạm về quy chế tổ chức, hoạt động... nhằm...
Công cụ đánh giá tăng trưởng dễ dàng nhận biết sớm nguy cơ suy dinh dưỡng trẻ em
Thứ Tư, ngày 23/04/2025 01:00Nhằm tăng cường phối hợp giữa chuyên gia y tế và phụ huynh để đẩy lùi suy dinh dưỡng thấp còi, hội thảo khoa học “Nâng cao tầm vóc và sức khỏe trẻ em – Chuyên gia đồng hành cùng cha...
Bảng tổng hợp các quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại các địa phương (tháng 01/2025)
Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 02:31Bảng tổng hợp các quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại các địa phương (Ban hành tháng 01/2025) STT ...
Bệnh nhân ghép thận đầu tiên tại BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã xuất viện
Thứ Năm, ngày 24/04/2025 02:13Sau hai tuần điều trị và chăm sóc tích cực, người bệnh đầu tiên được ghép thận tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã được xuất viện vào ngày 23/4 trong tình trạng sức khỏe ổn định, chức...
Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ nguy kịch
Thứ Năm, ngày 24/04/2025 02:10Sau sinh, sản phụ bị băng huyết nặng. Các y bác sĩ đã nỗ lực hết mình, chạy đua với thời gian để giành giật sự sống, đưa bệnh nhân thoát cửa tử. Ths. BS. Phan Thị Hằng, Phó Khoa Sản, Bệnh...
Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả
Thứ Năm, ngày 24/04/2025 02:07Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược...
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế Việt Nam - Trung Quốc
Thứ Năm, ngày 24/04/2025 00:52Chiều ngày 23/4/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế, đã có buổi tiếp Đoàn công tác tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc do ông Tưởng Địch Phi, Phó Tỉnh trưởng,...