Việt Nam tham dự họp trực tuyến sáng kiến ACT-A ứng phó COVID-19 toàn cầu
04/11/2020 | 09:42 AM



Tối 3/11, Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS. Trần Văn Thuấn dẫn đầu đoàn Bộ Y tế Việt Nam tham dự cuộc họp trực tuyến lần thứ 2 của Hội đồng điều phối Chương trình Hợp tác Toàn cầu Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT-A: “Access to COVID-19 Tools Accelerator). Cuộc họp nhấn mạnh đảm bảo tài chính đầy đủ cho cơ chế ACT-A có thể góp phần chấm dứt đại dịch và phục hồi kinh tế thế giới.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp trực tuyến lần 2 của Hội đồng điều phối chương trình hợp tác toàn cầu Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT-A: “Access to COVID-19 Tools Accelerator)
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cùng Ủy viên Y tế và An toàn thực phẩm Ủy ban châu Âu (EC) Stella Kyriakides tham dự và phát biểu tại cuộc họp.
Cuộc họp ACT-A lần này do Bộ trưởng các vấn đề quốc tế Na Uy Dag-Inge Ulstein và Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize đồng chủ tọa. ACT-A lần này còn có sự tham dự của các Bộ trưởng Y tế và các nhà lãnh đạo từ các nước Pháp, Canada, Đức, Ấn Độ, Italy, Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc, Nga, Anh quốc, Bahrain, Brazil, Trung Quốc, Singapore,… cùng các tổ chức quốc tế như WHO, World Bank, WEF, CEPI, GAVI, Global Fund, FIND, UNICEF, Quỹ Welcome Trust, Quỹ Bill&Melinda Gates, DCVMN,…
Tiếp cận công bằng đối với xét nghiệm, điều trị và vắc-xin COVID-19 có thể tăng tốc quá trình phục hồi kinh tế thế giới và góp phần tăng thêm 9.000 tỷ USD cho thu nhập toàn cầu vào năm 2025
Chỉ trong vòng 10 tháng bước chân vào đại dịch, thế giới đã ghi nhận trên 46 triệu người mắc; 1,2 triệu người trên toàn cầu đã tử vong do COVID-19. Đây là lúc toàn thế giới cần phải đoàn kết, đẩy nhanh tiến trình phân phối vắc-xin cũng như tiến bộ chẩn đoán, điều trị COVID-19.
Cuộc họp lần này thảo luận về những luận điểm kinh tế vĩ mô chủ chốt và cơ hội để thu hẹp khoảng cách tài chính, bao gồm những nguồn lực không mang tính truyền thống như kích thích tài chính, các khoản vay của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và lĩnh vực tư nhân. ACT-A cũng sẽ tạo đà cho việc đưa ra những quyết định về nguồn lực trước thềm Diễn đàn Hòa bình Paris và Thượng đỉnh G20,…
Ủy viên Y tế và An toàn thực phẩm Ủy ban châu Âu (EC) Stella Kyriakides phát biểu tại cuộc họp
Trong giai đoạn khởi động, cơ chế ACT-A (Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19) đã có những bước tiến lớn tiến tới mục tiêu đẩy nhanh sự phát triển và tiếp cận công bằng với vắc-xin, chẩn đoán và điều trị COVID-19 cùng với các biện pháp tăng cường hệ thống y tế cần thiết. Trên chặng đường mở rộng quy mô, ACT-A đang mang lại các kết quả cụ thể, thiết yếu bao gồm các biện pháp xét nghiệm nhanh mới, điều trị cứu mạng Dexamethasone và đã hình thành ưu tiên phát triển sản phẩm dựa trên bối cảnh tiến triển của sản phẩm.
Ủy viên Y tế và An toàn thực phẩm EC Stella Kyriakides nhấn mạnh tới phạm vi khủng hoảng y tế toàn cầu và việc sử dụng các công cụ có thể tái thiết lập phục hồi kinh tế, nhấn mạnh cơ chế ACT-A trở thành phần thiết yếu trong giải pháp kinh tế vĩ mô toàn cầu đối với COVID-19. Theo đó, cần phải đầu tư về kinh tế cho ACT-A, và thông điệp chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chính là đẩy nhanh và tiếp cận công bằng đối với xét nghiệm, điều trị và vắc-xin có thể tăng tốc quá trình hồi phục kinh tế thế giới và góp phần tăng thêm 9000 tỷ USD cho thu nhập toàn cầu vào năm 2025.
Bộ trưởng các vấn đề quốc tế Na Uy Dag-Inge Ulstein và và Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize đồng chủ tọa cuộc họp trực tuyến Hội đồng điều phối chương trình hợp tác toàn cầu ACT-A lần 2
Phương hướng tích hợp của ACT-A thúc đẩy nghiên cứu và phát triển và mở rộng quy mô tiếp cận đang góp phần giúp người dân khắp nơi trên thế giới hưởng lợi. 50 triệu xét nghiệm PCR đã góp phần tăng cường xét nghiệm ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tiếp cận với Dexamethasone để điều trị các ca COVID-19 nặng đã được triển khai khẩn cấp thông qua quy trình Danh sách sử dụng khẩn (EUL), ấn phẩm hướng dẫn điều trị, và thiết lập kho dự trữ sử dụng khẩn cấp. Thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) trị giá 200 triệu USD đã được mua sắm cho các nước thu nhập thấp và trung bình.
Phương hướng tích hợp của ACT-A thúc đẩy nghiên cứu và phát triển và mở rộng quy mô tiếp cận đang góp phần giúp người dân khắp nơi trên thế giới hưởng lợi
Hình 1: Tác động của phát triển tích hợp các công cụ ứng phó COVID-19 mới từ tháng 4/2020 tới tháng 3/2021.
Hình 2: Mức độ tiếp cận công cụ ứng phó COVID-19 tới tháng 11/2020 ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển
Về khám phá và đưa ra các công cụ mới ứng phó COVID-19, các phương pháp chẩn đoán nhanh mới (RDT) đã được phát triển với đảm bảo chi phí phải chăng đảm bảo 120 triệu xét nghiệm cho các quốc gia thu nhập thấp và trung bình (LMIC). 186 nước và các nền kinh tế đã ký kết tham gia vào cơ chế COVAX Facility (cơ chế phát triển vắc-xin phòng COVID-19 do WHO đứng đầu) để hưởng lợi từ quá trình đấu thầu mua sắm vắc-xin với số lượng lớn. Đảm bảo khả năng sản xuất 1 tỷ liều vắc-xin COVID-19. ACT-A cũng đang tập trung vào các kháng thể đơn dòng đảm bảo năng lực sản xuất dự trữ.
Đại diện Bộ Y tế Nga tại cuộc họp
Nếu như đảm bảo được đủ khả năng tài chính vào tháng 3/2021, nỗ lực mở rộng khả năng sản xuất, nghiên cứu, R&D và đấu thầu sẽ đảm bảo cung ứng các công cụ hiện hành và đảm bảo các công cụ cải tiến mới có thể mở rộng phạm vi. Nếu được cấp tài chính đầy đủ, ACT-A có thể đảm bảo các công cụ cải tiến và công cụ mới được nâng cấp đầy đủ để chấm dứt đại dịch COVID-19.
Được sự ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS.Trần Văn Thuấn, Phó Vụ trưởng Vụ HTQT Phạm Thị Minh Châu đã có bài phát biểu tại cuộc họp. Là Chủ tịch đương nhiệm ASEAN, Việt Nam bày tỏ lời cảm ơn tới WHO, EC cùng các đối tác khác cũng như lời mời Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng ACT-A trên cương vị Chủ tịch ASEAN.
Trong khi đại dịch COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam tới nay đã khống chế dịch thành công. Tính đến hết ngày 3/11, Việt Nam 62 ngày liên tiếp không ghi nhận ca lây nhiễm mới nào trong cộng đồng. Việt Nam vẫn cảnh giác cao trước COVID-19 và cho rằng vắc-xin là chìa khoá chống dịch COVID-19. Do đó, Việt Nam ủng hộ sáng kiến và cho rằng ACT-A sẽ có đóng góp lớn trong đảm bảo tiếp cận công bằng với vắc-xin COVID-19 và các công cụ ứng phó khác với COVID-19.
Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS. Trần Văn Thuấn dẫn đầu đoàn Bộ Y tế Việt Nam tham dự cuộc họp trực tuyến lần thứ 2 của Hội đồng điều phối chương trình hợp tác toàn cầu Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT-A: “Access to COVID-19 Tools Accelerator).
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm ứng phó COVID-19 của ASEAN
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam chia sẻ một số biện pháp phối hợp và sáng kiến của các quốc gia thành viên ASEAN trong ứng phó với COVID-19. Cho tới nay, các quốc gia thành viên ASEAN đã thiết lập Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19, Kho dự phòng vật tư y tế khu vực, quy trình điều hành chuẩn trong các trường hợp khẩn cấp y tế công, Trung tâm ASEAN cho các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và các bệnh mới nổi (PHEED) để các quốc gia ASEAN ứng phó thành công với COVID-19 và hồi phục toàn diện khỏi tác động của đại dịch.
Nhân dịp này, Việt Nam cũng tái khẳng định cam kết và tinh thần ASEAN trong thúc đẩy tinh thần đoàn kết quốc tế và hợp tác với các đối tác nhằm ứng phó với COVID-19 và đảm bảo tiếp cận công bằng với các công cụ ứng phó và vắc-xin COVID-19./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh
- 'Phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền thực sự phát triển đúng tầm'
- Tiếp tục nỗ lực để sớm đạt mức độ 3, tiến tới mức độ 4 hệ thống sản xuất quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin
- Họp Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp và làm việc với UNICEF
- Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm cán bộ của Bộ Y tế
- Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc tại Thành phố Cần Thơ
Xuất bản thông tin
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 14:25Chiều ngày 5/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề với nội dung "Tình hình thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy, xây dựng chính...
Khám ngoài giờ: Những nỗ lực vì sự tiện lợi cho người bệnh
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 14:15Kể từ ngày 1/8/2024, Bệnh viện Bạch Mai, một trong những cơ sở y tế hàng đầu cả nước, đã chính thức triển khai dịch vụ khám chữa bệnh linh hoạt từ 7h sáng đến 20h hàng ngày. Sau gần một...
Phát hiện giun dài 8cm từ mụn trên ngực bệnh nhân 23 tuổi
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 13:36Bệnh viện Đặng Văn Ngữ mới đây đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân 23 tuổi, sinh viên đại học, đến khám sau khi một con giun được ghi nhận chui ra từ một nốt mụn trên cơ thể. Bệnh...
Kê đơn thuốc dài ngày theo Thông tư 26: Bước tiến vì người bệnh mạn tính
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 13:31Thông tư 26/2025/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 30/6/2025 quy định chi tiết việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với người có thẻ bảo hiểm y tế đã chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều...
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 13:21Là bệnh viện đa khoa hạng I tuyến tỉnh, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Tại đây, các em nhỏ được thăm...
Đại tiện ra máu suốt 2 tháng, người phụ nữ phát hiện ung thư di căn
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 13:19Liên tục đại tiện ra máu, chủ quan vì nghĩ là trĩ, một phụ nữ ở Long An phải đối mặt với căn bệnh ung thư trực tràng di căn. Ê-kíp phẫu thuật cắt bỏ khối u cho người bệnh. Ảnh:...
Thiếu niên 14 tuổi liệt nửa người vì căn bệnh 'người già'
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 13:15Thiếu niên nhập viện trong tình trạng nguy kịch, các bác sĩ nhanh chóng xác định em bị đột quỵ, phải can thiệp gấp. Khoảng 9 tháng trước, em N.N.D. (14 tuổi) trú tại tỉnh Phú Thọ bị vỡ...
Sở Y tế tỉnh Ninh Bình sau hợp nhất có 58 đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 13:09Chiều 30/6, Sở Y tế tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị bàn giao hợp nhất Sở Y tế ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Quang cảnh Hội nghị. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh...
Cứu sống cháu bé bị co giật trên cao tốc
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 13:06Nhận được đề nghị trợ giúp, cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát giao thông phối hợp với lực lượng tăng cường của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã kịp thời triển khai phương án hỗ trợ, sử dụng xe đặc...
Thêm nhiều quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 13:04Ngày 1/7/2025, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới thể hiện nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo sức...
Sở Y tế TP.HCM: Đặc điểm hệ thống y tế của Thành phố Hồ Chí Minh mới kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 13:02Kể từ ngày 1/7/2025, Ngành Y tế TPHCM mới sẽ có 2 chi cục và 124 đơn vị sự nghiệp công lập, gồm 32 bệnh viện đa khoa, 28 bệnh viện chuyên khoa, 11 trung tâm không giường bệnh, 15 Trung tâm bảo...
Bệnh suy thận ngày càng gia tăng và trẻ hóa
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 12:58Hiện nay, tình trạng người bệnh suy thận ngày càng trẻ hóa, số người cần phải lọc máu có xu hướng gia tăng, đáng nói, phần lớn phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối. Căn bệnh trở thành mối đe...
Nhiều bệnh nhân được BHYT chi trả hàng tỷ đồng viện phí
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 12:52Thời gian qua, nhiều người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bị mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng đã được quỹ BHYT chi trả hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh (KCB). ...
Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Cụ thể hơn, minh bạch hơn, vì người bệnh
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 12:40Thông tư 26/2025/TT-BYT vừa ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng....
Bệnh viện Bạch Mai chủ động triển khai Thông tư 26: Kê đơn cần cá thể hóa, không máy móc
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 12:32Thông tư 26/2025/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành quy định chi tiết việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với người có thẻ bảo hiểm y tế. Những điểm mới như cho phép kê đơn tối đa 90 ngày, đơn...
Bộ Y tế mở rộng thời gian kê đơn lên 90 ngày: Đáp ứng thực tiễn và giảm tải bệnh viện
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 12:21Ngày 30/6/2025, Bộ Y tế ban hành Thông tư 26/2025/TT-BYT quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, cho phép bác sĩ được kê đơn thuốc tối đa 90...
Đã có vaccine não mô cầu thế hệ mới bảo vệ người cao tuổi và trẻ nhỏ
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 04:39Vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW (Sanofi, Pháp) sản xuất từ nhà máy đặt tại Mỹ đã chính thức ra mắt tại Việt Nam từ ngày hôm nay (4/7). Vaccine này có chỉ định tiêm cho trẻ em từ 12 tháng...
Nữ bệnh nhân nguy kịch khi dùng thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 04:27Ngày 4/7, Bệnh viện Quân y 175 vừa điều trị thành công một nữ bệnh nhân sức khỏe nguy kịch do sử dụng các sản phẩm giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc. Trường hợp này...
'Tạm biệt' xếp hàng khi đăng ký khám chữa bệnh
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 04:20Không còn xếp hàng dài chờ đợi, không phải mang theo nhiều loại giấy tờ – người dân khi đến khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chỉ cần vài phút để hoàn...
Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện do nhồi máu cơ tim cấp
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 04:16Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa cứu sống một bệnh nhân nam ngừng tuần hoàn ngoại viện do nhồi máu cơ tim cấp. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: D.N. Ngày...