Tình hình ở Đà Nẵng, Quảng Nam đang được kiểm soát
05/08/2020 | 11:03 AM
(Chinhphu.vn) – Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định tình hình ở Đà Nẵng và Quảng Nam đang được kiểm soát, nhưng dự báo trong những ngày tới đây sẽ tiếp tục phát hiện các ca nhiễm trong cộng đồng qua xét nghiệm và nhiều khả năng sẽ còn các ca tử vong là những bệnh nhân nặng đang điều trị tại các khoa chạy thận nhân tạo, hồi sức cấp cứu, tim mạch.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Dịch bệnh ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua là lời cảnh báo rất nghiêm khắc. Ảnh: VGP/Đình Nam
Ngày 4/8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã họp triển khai công tác phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Dịch bệnh bùng phát từ khi nào? Ổ dịch ở đâu?
GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, trên địa bàn Đà Nẵng, Viện đã tiến hành xét nghiệm kháng thể 5.000 mẫu trên tổng số 7.000 mẫu đã được thu thập ở các khu cách ly và trong cộng đồng.
Trên cơ sở kết quả thu được, có căn cứ để xác định các mẫu bị nhiễm vào khoảng đầu tháng 7 và ổ dịch ở Đà Nẵng khởi phát vào đầu tháng 7/2020. Thời gian tới, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ tiếp tục thu thập mẫu, xét nghiệm để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, căn cứ trên xét nghiệm các mắc và qua điều tra dịch tễ, có thể thấy số ca lây lan ra ngoài cộng đồng chưa nhiều. Đến thời điểm hiện tại, mới phát hiện 6 ca cộng đồng, hiện chưa có các trường hợp nào bị lây từ các bệnh nhân này. Về cơ bản tất cả các ca đều liên quan đến khối 3 bệnh viện ở Đà Nẵng. Các trường hợp lây nhiễm chủ yếu liên quan đến 3 bệnh viện này.
Đến thời điểm hiện tại, qua xét nghiệm ở thành phố Hà Nội, TPHCM và một số cơ sở y tế lớn cũng chưa phát hiện các ca mắc COVID-19 ngoài cộng đồng, trừ các ca liên quan đến Đà Nẵng. Như vậy, chưa có bằng chứng để khẳng định dịch bệnh lây nhiễm rất mạnh ngoài cộng đồng.
Đánh giá về thời điểm khởi phát dịch bệnh, Nhóm phân tích dữ liệu và truy vết dịch tễ cho biết, mô hình dự đoán dựa trên các dữ liệu về số lượng người ra vào Bệnh viện Đà Nẵng, hệ số lây nhiễm,… đối chiếu với diễn biến thực tiễn và thực tế công tác phòng, chống dịch bệnh thời gian qua, có thể nói dịch bắt đầu từ tuần đầu tháng 7. Ổ dịch cơ bản tập trung vào khu 3 bệnh viện, đã được phong tỏa,…
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, qua điều tra dịch tễ, căn cứ vào các mô hình dự đoán và tham khảo ý kiến các chuyên gia, ngay từ đầu Bộ đã dự báo dịch bắt đầu từ đầu tháng 7 hoặc từ ngày 8-12/7;… Trên cơ sở các kết quả xét nghiệm, phân tích dữ liệu đã thu thập được về các ca mắc COVID-19 thời gian qua càng có thêm sở cứ để khẳng định điều này.
Đặc biệt, qua phân tích gen của virus gây bệnh trên các bệnh nhân, có thể khẳng định đây là nguồn mới xâm nhập, từ 1 điểm phát ra (khu 3 bệnh viện ở Đà Nẵng),… Do virus lần này đã đột biến, dẫn tới tình trạng lây nhiễm trong gia đình, lây nhiễm chéo cao.
Tình hình Đà Nẵng, Quảng Nam đang được kiểm soát
Về công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới, theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, căn cứ những diễn biến mới về tình hình dịch bệnh Quảng Nam, tới đây Bộ Y tế sẽ tập trung chỉ đạo, hỗ trợ chống dịch cho Quảng Nam như đã làm với Đà Nẵng.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục “tăng quân” vào khu vực này, để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ truy tìm các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng để kịp thời cách ly, khoanh vùng, dập dịch, nhanh chóng kiểm soát tình hình, giảm thiểu tối đa tử vong.
Sau khi nghe ý kiến của các chuyên gia, các thành viên Ban Chỉ đạo thảo luận và thống nhất nhận định tình hình và đưa ra các biện pháp ứng phó dịch bệnh trong thời gian tới.
Theo Ban Chỉ đạo ngay từ lúc phát hiện ca bệnh đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế đã khẩn trương chỉ đạo thành phố Đà Nẵng tập trung chống dịch. Sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng, của Ban Chỉ đạo, sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Y tế, của Đà Nẵng trong công tác phòng chống dịch, kết quả đạt được đến nay cho thấy những chính sách, quyết định đó là đúng.
Cụ thể, Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định tình hình ở Đà Nẵng và Quảng Nam đang được kiểm soát. Dự báo trong những ngày tới đây sẽ tiếp tục phát hiện các ca nhiễm trong cộng đồng và nhiều khả năng sẽ còn các ca tử vong là những bệnh nhân nặng đang điều trị tại các khoa chạy thận nhân tạo, hồi sức cấp cứu, tim mạch.
Nguy cơ dịch bệnh luôn thường trực, phải thiết lập trạng thái bình thường mới
Về công tác phòng, chống dịch bệnh trên cả nước, Ban Chỉ đạo và các chuyên gia nhấn mạnh với gần 100 triệu dân, đường biên giới dài hơn 4.000 km nên nguy cơ có dịch luôn thường trực trong cộng đồng. Vì vậy, phải thiết lập trạng thái bình thường mới với từng người dân, gia đình, tổ chức và toàn xã hội.
Ban Chỉ đạo cho rằng, đất nước vẫn phải sản xuất, kinh doanh, vẫn phải giải trí, làm những việc cần thiết trong cuộc sống, nhưng phải trong điều kiện mới, cách làm mới để bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch.
Theo đó, phải phát hiện thật nhanh, khoanh thật sớm ở quy mô nhỏ nhất có thế. Các cơ sở y tế phải luôn sẵn sàng vì các ca bệnh chỉ dẫn ban đầu đều được phát hiện tại các cơ sở y tế. Người dân phải thực hiện các biện pháp phòng dịch.
Vừa qua trong hệ thống có lúc, có nơi chủ quan. Trong xã hội cũng có tâm lý chủ quan. Do vậy phải siết lại, không phải siết lại theo thời điểm mà phải có giải pháp để thực hiện liên tục cho đến khi thế giới hết dịch.
Phát hiện ngay mọi rò rỉ, nhất là nơi xung yếu và bịt lại
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu trong thời gian tới, một mặt phải tập trung dập dịch nhanh nhất có thể. Mặt khác cũng phải siết chặt lại kỷ cương, “lên dây cót” cả hệ thống, trước hết trong ngành y tế.
“Cuộc chiến này còn dài đến khi nào có vaccine, thuốc đặc trị. Chúng ta mới thắng từng trận đánh, từng chiến dịch chứ chưa thắng cả cuộc chiến”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Trên thế giới, rất nhiều nước do lơi lỏng, dịch bệnh đã quay lại, bùng phát thành làn sóng mới, đe dọa rất nghiêm trọng. Dịch bệnh ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua là lời cảnh báo rất nghiêm khắc cho tất cả các bệnh viện, các địa phương, các ngành, các cấp.
Theo Phó Thủ tướng, “giống như bảo vệ tuyến đê trong mùa lũ, điểm xung yếu nhất phải được canh giữ cẩn trọng nhất. Mọi rò rỉ, nhất là ở nơi xung yếu, phải được phát hiện ngay và bịt lại. Khu vực yếu nhất trong phòng, chống dịch là các bệnh viện, nhà dưỡng lão. Chỗ xung yếu của xung yếu là các khoa điều trị bệnh nhân nặng, bệnh nhân nguy kịch, bệnh nhân có các bệnh nền điều trị dài ngày như hồi sức cấp cứu, chạy thận nhân tạo. Các cấp chính quyền, ngày y tế phải tập trung vào các khâu, điểm xung yếu”.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta phải thực hiện triệt để các chỉ đạo về quản lý sức khỏe của người dân, đặc biệt người cao tuổi, có bệnh nền, siết lại kỷ cương trong các bệnh viện, thực hiện nghiêm, triệt để quy định phòng dịch đối với mọi người đến khám bệnh và nhân viên y tế. Mỗi một sự cố xảy ra là một bài học và không được để bài học đó thành vô nghĩa nếu để lặp lại”.
Quyết không để câu chuyện giãn cách xã hội trên diện rộng quay trở lại
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ các quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch. Các cơ quan truyền thông sử dụng tối đa các phương tiện, hình thức truyền tải để lan truyền những hướng dẫn, chỉ định chuyên ngành cho phù hợp với tình hình mới. Các địa phương phải tăng cường chỉ đạo, kiểm tra.
Nếu thực hiện tốt, chúng ta hoàn toàn có lòng tin sẽ chống được dịch bệnh, có cuộc sống, sản xuất kinh doanh bình thường mới, phát triển được.
“Ở đâu đó có làn sóng dịch bệnh thứ hai nhưng Việt Nam quyết tâm không để xảy ra. Không để câu chuyện quay lại giãn cách xã hội trên diện rộng, ở quy mô toàn quốc. Chúng ta phải khoanh vùng nhỏ nhất có thể, còn những nơi khác phải ở trong trạng thái bình thường mới để phát triển” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
* Cũng tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã bàn về nội dung dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường, nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong giai đoạn mới; công tác mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc phục vụ phòng chống dịch; điều chỉnh giá xét nghiệm COVID-19; vấn đề đặt máy, thuê máy phục vụ phòng chống COVID-19; giá hiệp thương mặt hàng sinh phẩm chẩn đoán COVID-19; xây dựng giá kế hoạch để các đơn vị, địa phương mua sinh phẩm; giá trang thiết bị;…
Trần Mạnh – Đình Nam
Tin liên quan
- Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế
- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc
- Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV
- Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”
- Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng
- Y tế tư nhân dần khẳng định vị thế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân
Xuất bản thông tin
Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế
Thứ Ba, ngày 03/12/2024 10:49Chiều ngày 03/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc
Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:47Sáng ngày 03/12/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Q uốc gia đã có buổi tiếp đoàn công tác Viện Khoa học và Công nghệ Hàn...
Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:36Chiều ngày 02/12/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi tiếp Tập đoàn Dược phẩm Celltrion Hàn Quốc (Celltrion) nhằm trao đổi, thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp...
Mời báo giá dịch vụ chăm sóc duy trì cây xanh và thu dọn vệ sinh sân cơ quan Bộ Y tế
Thứ Ba, ngày 03/12/2024 03:52Hiện nay, Văn phòng Bộ Y tế đang có nhu cầu thuê đơn vị Dịch vụ chăm sóc duy trì cây xanh và thu dọn vệ sinh sân cơ quan Bộ Y tế. Văn phòng Bộ Y tế trân trọng mời đơn vị có đủ...
Bệnh nhân suy gan cấp hồi phục kỳ diệu sau 5 tháng điều trị, chưa cần ghép gan
Thứ Ba, ngày 03/12/2024 02:18Từ chỗ bệnh nặng đe dọa tính mạng cần phải ghép gan, sau 5 tháng điều trị tích cực tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bãi Cháy, bệnh nhân suy gan cấp đã hồi phục kỳ diệu. Thông...
Thuốc kháng virus thế hệ mới mở ra hy vọng chấm dứt đại dịch HIV/AIDS
Thứ Ba, ngày 03/12/2024 02:14Hãng dược Gilead mới công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy, lenacapavir, một loại thuốc kháng virus thế hệ mới được dùng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV, có hiệu quả phòng ngừa...
New Zealand ngừng xuất khẩu gia cầm sau khi phát hiện gà nhiễm cúm H7N6
Thứ Ba, ngày 03/12/2024 02:11New Zealand hôm nay cho biết đã ngừng xuất khẩu gia cầm sau khi phát hiện một biến thể cúm gia cầm H7N6 có độc lực cao tại một trại gia cầm ở Đảo Nam của nước này. Ống xét...
Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 09:25Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV Ngày 02/12/2024, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Ninh đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ...
Làm chủ kỹ thuật tiên tiến hỗ trợ bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn muộn
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 08:25Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Bãi Cháy đã làm chủ và áp dụng thường quy kỹ thuật phẫu thuật Stomach-partitioning gastrojejunostomy nối dạ dày với với ruột non theo kiểu chữ Y đối với người bệnh...
Phẫu thuật bóc tách động mạch chủ hiếm gặp cho người đàn ông ở Đồng Nai
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 08:23Phẫu thuật bóc tách động mạch chủ là kỹ thuật phức tạp, hiện chưa có nhiều bệnh viện trên cả nước làm được kỹ thuật này. Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vừa thực hiện thành công kỹ thuật này cứu sống...
Can thiệp kịp thời gian vàng, nam thanh niên thoát nguy kịch, hồi phục hoàn toàn sau cơn đột quỵ
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 08:21Bác sĩ Đặng Minh Đức, khoa Đột Quỵ, Bệnh viện Quân Y 103, Hà Nội, cho biết đơn vị này vừa tái thông mạch máu não bằng biện pháp can thiệp nội mạch cho một nam bệnh nhân trẻ tuổi. May mắn, nhờ...
Cơ hội cho người bệnh suy tuỷ xương không đủ điều kiện ghép tế bào gốc
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 08:20Đối với trường hợp suy tuỷ xương mức độ nặng không đủ điều kiện ghép tế bào gốc, người bệnh vẫn có cơ hội điều trị ức chế miễn dịch với tỉ lệ đáp ứng cao và đáp ứng sớm. Tại Viện Huyết...
67 ngày chiến đấu kiên cường của bé sinh non nặng 1.300 gram
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 08:19Tại Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ, sau 67 ngày chiến đấu kiên cường, bé Đ.A.T đã được xuất viện với cân nặng gần 3.000 gram, cơ thể khỏe mạnh và cứng cáp. Trước đó, bé được sinh non ở tuần thai...
Báo động đỏ cứu sống sản phụ 23 tuổi bị phù phổi cấp do sản giật nặng
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 08:18Sản phụ 23 tuổi ở Vĩnh Bảo – Hải Phòng đang mang thai ở tuần thứ 37 đột nhiên bị phù phổi cấp, hôn mê do sản giật nặng. May mắn, sản phụ đã được các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí...
Cứu sống người đàn ông bị vỡ tĩnh mạch dạ dày
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 08:16Các bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa can thiệp kịp thời cứu sống một trường hợp xuất huyết tiêu hoá do vỡ tĩnh mạch phình vị dạ dày, nôn hơn 500 ml máu. ...
Truyền thông y tế không thể thiếu sự tham gia của các bác sĩ
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 08:14Tiếp nối thành công của chuỗi hội thảo “Xây dựng và phát triển kỹ năng truyền thông dành cho các chuyên gia y tế tạo ảnh hưởng xã hội” tại TP. Hồ Chí Minh, nhằm mở rộng phạm vi và lan tỏa những...
Hành trình chữa khỏi đau do thoát vị đĩa đệm của 2 mẹ con cô giáo ở Đắk Lắk
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 08:12Do tính chất công việc làm giáo viên nhiều năm, thường xuyên phải đứng giảng, bà T.T.Đ bị đau cột sống thắt lưng 10 năm nay. Con gái là P.T.H cũng làm giáo viên và bị thoát vị đĩa đệm cột sống...
Điều trị bệnh nhân bị sốc do sốt xuất huyết
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 08:10Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa tiếp nhận và điều trị cho nữ bệnh nhân N. T. T. T., (sinh năm 1998, ở TP. Biên Hòa) bị sốc do sốt xuất huyết. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân T. đang...
Cứu sống sản phụ mắc hội chứng Hellp
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 08:09Một trường hợp sản phụ mắc hội chứng HELLP - biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của bác sĩ khoa Sản, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, sản phụ và...
Phẫu thuật phình đại tràng vô hạch bẩm sinh bằng kỹ thuật mới
Thứ Hai, ngày 02/12/2024 08:07Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa phẫu thuật thành công bệnh phình đại tràng vô hạch bẩm sinh (Hirschsprung) cho bé trai L.N.T.D. (45 ngày tuổi, ngụ xã Phú Ngọc, huyện Định Quán) bằng...