Thực hiện mục tiêu kép là nhiệm vụ nhất quán, nhưng bảo đảm tính mạng và sức khỏe của nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu

11/07/2021 | 12:43 PM

 | 

Bảo đảm mục tiêu kép là nhiệm vụ nhất quán nhưng khi cần thiết và nhất là trong lúc này, tính mạng và sức khỏe của nhân dân vẫn luôn phải là trên hết, trước hết. Cần quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, sử dụng hiệu quả sức mạnh tổng lực để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tại TP. HCM và các tỉnh lân cận.

 

Đây là kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với TP. HCM và 7 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về công tác phòng chống dịch COVID-19 vừa diễn ra.

Càng khó khăn, phức tạp, càng phải đoàn kết, thống nhất

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá cao các tỉnh trong tâm dịch lần này, nhất là TP. HCM, các lực lượng tuyến đầu, sự vào cuộc tích cực của Bộ Y tế với nhiều nỗ lực, phối hợp, chia sẻ trách nhiệm trong phòng chống dịch. Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19, nhất là tại TP. HCM vẫn đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, đang tiếp tục lây lan nhanh sang một số địa phương lân cận, cần sớm có giải pháp, hành động quyết liệt, mạnh mẽ hơn để kịp thời kiềm chế, đẩy lùi và kiểm soát tình hình.

Thủ tướng lưu ý TP HCM phải phân tích, xác định rõ nguồn lây nhiễm trong khu cách ly, trong cộng đồng để đưa ra giải pháp phù hợp.

Trong chỉ đạo, điều hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế đã trực tiếp làm việc và có nhiều văn bản kết luận, chỉ đạo. Theo đó, tư tưởng chỉ đạo hành động cần được tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm là: càng khó khăn, phức tạp, càng phải đoàn kết, thống nhất và chia sẻ trách nhiệm.

Công tác phòng chống dịch COVID-19 hiện nay là chưa có tiền lệ, do vậy, vừa làm vừa điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện; trên tinh thần đoàn kết, thống nhất, lắng nghe ý kiến của nhau để lãnh đạo các cấp có được các phương án hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, phù hợp với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh và điều kiện thực tế từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phối hợp cùng với Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình trực tiếp chỉ đạo công tác chống dịch ở TP. HCM. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ động, phối hợp, hướng dẫn công tác chuyên môn hằng ngày với lãnh đạo các địa phương trong vùng.

Bám sát và căn cứ tình hình cụ thể, chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn của Trung ương, TP. HCM và 7 địa phương chủ động, linh hoạt điều chỉnh cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp, hiệu quả trong phòng chống dịch; bảo đảm huy động tối đa sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia công tác phòng chống dịch, nhất là tại cơ sở. Cần kịp thời rút kinh nghiệm, nhất là bài học kinh nghiệm thực tiễn để làm tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, với các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa trong công tác phòng chống dịch, để trên cơ sở đó giữ vững và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Tính mạng và sức khỏe của nhân dân vẫn luôn phải là trên hết, trước hết

Về phương châm tổ chức triển khai thực hiện, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh cần nhất quán, kiên trì phương châm “chống dịch như chống giặc”. Lãnh đạo thành phố cần bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn để quyết định mức độ ưu tiên trong tổ chức, thực hiện mục tiêu kép.

Trong điều kiện hiện nay, phải tập trung ưu tiên cho chống dịch bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết; với các quyết định mạnh hơn khi áp dụng Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 16 và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

Tới kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại khu điều trị của BVĐK Bình Dương, Thủ tướng yêu cầu bệnh viện cần tiếp tục nỗ lực, cố gắng vượt qua mọi khó khăn, phục vụ người bệnh tốt nhất.

Là trung tâm kinh tế của cả nước với nhiều khu công nghiệp, nhà máy sản xuất lớn, việc quyết định áp dụng các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, nên cần được cân nhắc, thận trọng và xem xét thứ tự ưu tiên.

Tuy nhiên, khi cần thiết và nhất là trong lúc này, tính mạng và sức khỏe của nhân dân vẫn luôn phải là trên hết, trước hết. Ban Chỉ đạo Quốc gia và các địa phương phối hợp chặt chẽ để kịp thời quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp, mạnh mẽ, cần thiết và hiệu quả nhất cho mục tiêu phòng, chống dịch trên phạm vi rộng, chặt chẽ hơn kể cả toàn Thành phố; kể cả các giải pháp mạnh như: tiếp tục giãn cách xã hội, phong tỏa rộng, cách ly chặt chẽ, thần tốc xét nghiệm, sàng lọc nhanh chóng F0 để cách ly điều trị, nhất là những nơi đang diễn biến phức tạp, khó kiểm soát như chợ đầu mối, khu công nghiệp và khu tập trung đông người.

Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa các biện pháp truyền thống và hiện đại, giữa phân tán và tập trung; hết sức linh hoạt trong phòng chống dịch COVID-19, để sử dụng hiệu quả sức mạnh tổng lực, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tại TP. HCM và các tỉnh lân cận.

Thực hiện nghiêm yêu cầu “5K + vắc xin” và kết hợp ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi

Về phương pháp triển khai thực hiện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục triển khai có hiệu quả các biện pháp đã được Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế hướng dẫn theo tinh thần “chống dịch như chống giặc”, để có các giải pháp phù hợp; căn cứ vào tình hình thực tế có thể bổ sung các biện pháp mạnh mẽ, phù hợp, hiệu quả. Có thể áp dụng cơ chế chịu trách nhiệm tập thể trong mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm để kịp thời phục vụ phòng chống dịch (nếu có vướng mắc về quy định, cơ chế, chính sách...)

Bảo đảm mục tiêu kép là nhiệm vụ nhất quán nhưng bảo đảm tính mạng và sức khỏe của nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu trong lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường. Lãnh đạo các cấp, nhất là người đứng đầu căn cứ tình hình dịch bệnh và điều kiện cụ thể của từng địa phương để lựa chọn thứ tự ưu tiên phòng chống dịch hoặc phát triển kinh tế - xã hội hoặc đồng thời cả hai để triển khai cho phù hợp, hiệu quả.

Đẩy mạnh phân công, phân cấp, phân quyền đi đối với cá thể hóa trách nhiệm cá nhân ở từng cấp, từng ngành để chống dịch có hiệu quả hơn. Thực hiện “4 tại chỗ” ở mức cao hơn, để không bị động khi dịch bệnh tăng lên, diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trong một tỉnh và ở nhiều tỉnh trong vùng; với phương châm tháo gỡ vướng mắc và điều kiện bảo đảm chống dịch là “3 không: Không nói thiếu kinh phí, phương tiện, vật tư y tế, sinh phẩm...; không nói thiếu nhân lực; không nói thiếu quy định và cơ chế, chính sách”.

Căn cứ tình hình thực tế để xác định việc giãn cách, phong tỏa, cách ly cho phù hợp, hiệu quả. Giãn cách trên diện rộng, phong tỏa ở diện hẹp, nhưng phải giám sát rất chặt chẽ, nghiêm túc. Khi đã phong tỏa, kể cả diện rộng, thì phải thần tốc xét nghiệm, nhanh chóng phát hiện và kịp thời đưa F0 ra khỏi khu vực phong tỏa, không để lây chéo.

Lấy hệ thống chính trị cơ sở làm nền tảng, là những “pháo đài” chống dịch quan trọng, có tính quyết định để “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Phát huy vai trò, trách nhiệm của lực lượng công an cấp xã chính quy cùng với các lực lượng khác và tổ COVID cộng đồng; dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cùng cấp thực hiện hiệu quả công tác rà soát kỹ người nhiễm, nghi nhiễm.

Quán triệt tinh thần chủ động, tích cực, linh hoạt với phương châm: xã lo cho xã, huyện lo cho huyện, tỉnh lo cho tỉnh; cấp trên phải lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ, điều phối, hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết khẩn trương những khó khăn, vướng mắc phát sinh của cấp dưới, đồng thời phát huy tính sáng tạo, linh hoạt, chủ động của cấp dưới.

Thủ tướng nhấn mạnh, bảo đảm mục tiêu kép là nhiệm vụ nhất quán nhưng bảo đảm tính mạng và sức khỏe của nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu trong lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các cấp bám sát các quy định chung, quy định có tính nguyên tắc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo, các cơ quan chuyên môn để linh hoạt, vận dụng sáng tạo, bổ sung các quy định cụ thể phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ quan, đơn vị mình.

Trên cùng một địa bàn cần giao một đầu mối chỉ đạo chung, bảo đảm công tác phối hợp giữa các lực lượng kịp thời, thống nhất, hiệu quả. Thực hiện nghiêm yêu cầu “5K + vắc xin” và kết hợp ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi trong phòng, chống dịch.

TP. HCM và các địa phương liên quan tích cực trao đổi thống nhất các biện pháp quản lý người, phương tiện đi, đến từ vùng có dịch, bảo đảm nguyên tắc yêu cầu phòng chống dịch cao nhất; nhưng không để ách tắc các hoạt động vận tải, giao thương và tuyệt đối không để lây lan dịch bệnh từ địa phương này sang địa phương khác, từ khu vực này sang khu vực khác.

Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tích cực tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội tại TP. HCM và 7 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo tinh thần “3 không: Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”; chỉ đạo ngành dọc chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp tổ chức thực hiện và chủ động điều chỉnh việc thực hiện các nhiệm vụ được giao và mục tiêu kép một cách hiệu quả.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, kỷ luật trong phòng, chống dịch

Về hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, Thủ tướng Chính phủ nhận định công tác phòng chống dịch chưa có tiền lệ, vì vậy cần phải dựa vào và bám sát tình hình thực tiễn với tinh thần: cái gì đã rõ, đã “chín” được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình ủng hộ thì luật hóa thành các quy định để thực hiện; những gì quy định đã vượt quá, hoặc chưa có quy định thì các cấp, các ngành, các địa phương mạnh dạn làm thí điểm, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, kỷ luật trong phòng, chống dịch; xử lý kỷ luật nghiêm minh những tổ chức, đơn vị, cá nhân sai phạm và để xảy ra sai phạm trong thực thi nhiệm vụ, chấp hành quy định, pháp luật; phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, đồng thời biểu dương, động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân làm tốt, có thành tích trong phòng, chống dịch hiệu quả.

Về chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19: Các địa phương căn cứ vào quy định trong Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ để chủ động, linh hoạt, sáng tạo, vận dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ; bảo đảm sát với tình hình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình và nhanh chóng đến được các đối tượng cần hỗ trợ.

Về chiến lược vaccine, Chính phủ đã chỉ đạo đa dạng các kênh để tiếp cận các nguồn vắc xin nhằm có được vắc xin sớm nhất, nhiều nhất có thể để tiêm chủng mở rộng miễn phí cho nhân dân.

Tuy vậy, trong bối cảnh nguồn cung còn khan hiếm ít nhất đến hết tháng 9 năm 2021, nguồn tiếp cận vắc xin còn nhiều có khăn, khuyến khích các địa phương chủ động, linh hoạt tiếp cận các nguồn cung vắc xin trong điều kiện có thể; đồng thời Bộ Y tế phải giữ vai trò nguyên tắc về quản lý nhà nước và là đầu mối kiểm tra, kiểm soát chất lượng vắc xin, cấp phép, thực hiện lưu giữ và quản lý vắc xin bảo đảm an toàn; tổ chức thực hiện tiêm phòng miễn phí cho người dân kịp thời, nhanh chóng, bảo đảm an toàn, hiệu quả, tránh tiêu cực, lãng phí, vi phạm pháp luật.

Trong vòng gần 2 tháng qua khi tình hình dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp tại TP. HCM và một số tỉnh phía Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp có những chỉ đạo, điều hành về công tác chống dịch và phát triển kinh tế xã hội.

Hơn lúc nào hết, mỗi người dân không lơ là chủ quan, mất cảnh giác để phải trả giá đắt, nhưng cũng không hốt hoảng, lo sợ, mất bình tĩnh, phải tỉnh táo, sáng suốt, sáng tạo, bản lĩnh, kiên trì cùng với các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị phòng chống dịch. Mỗi người dân vì chính mình cùng là vì cộng đồng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:18

Tài liệu Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 03:30

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:03

Gửi báo giá, hồ sơ năng lực thực hiện hoạt động Thuê trang trí cảnh quan cho dịp Tết dương lịch và Tết nguyên đán 2025 Cơ quan Bộ Y tế

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 08:42

Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 02:36

Truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi gây ngộ độc khiến 4 người nhập viện ở Vũng Tàu

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 02:41

Bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn kháng trị được cứu sống ngoạn mục

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 02:39

Tỷ suất sinh tại TPHCM đang đà tăng nhưng vẫn ở mức rất thấp

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 02:36

Bộ Y tế gia hạn thêm 1.500 giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 02:35

Hơn 80% trẻ ở Hà Tĩnh được uống vaccine Rota miễn phí

Chủ Nhật, ngày 22/12/2024 06:53

Dấu mốc ý nghĩa trong hành trình cứu người của Bệnh viện Bạch Mai

Chủ Nhật, ngày 22/12/2024 06:50

Rwanda tuyên bố dịch sốt xuất huyết do virus Marburg kết thúc

Chủ Nhật, ngày 22/12/2024 06:47

Điều kiện cấp bổ sung chuyên khoa vào giấy phép hành nghề

Chủ Nhật, ngày 22/12/2024 06:43

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 13:43

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch do nhồi máu cơ tim cấp bằng ECMO trước can thiệp mạch vành

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 03:16

Nỗ lực kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 03:14

Ngành Y tế vượt, đạt nhiều chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 03:10

Thăm dò ý kiến