Thủ tướng: Trong năm 2020, cung cấp ít nhất 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
26/08/2020 | 22:34 PM
(Chinhphu.vn) - Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vẫn thấp và nếu không có cách làm mới sẽ không thể đạt mục tiêu 30% trong năm 2020. Đến thời điểm hiện nay, vẫn còn 8 bộ, 25 tỉnh tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 dưới 10%, đây là con số đáng báo động.
|
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử (CPĐT) với các Ban Chỉ đạo xây dựng CPĐT bộ, ngành và Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử 63 tỉnh, thành phố.
Tại Hội nghị, đại diện Bộ Y tế cho biết một trong những bài học quan trọng là sự quyết liệt của người đứng đầu. Đến nay Bộ Y tế đã hoàn thành cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. 100% bệnh viện đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); 99,5% các cơ sở khám chữa bệnh đã kết nối giám định khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam,...
Cùng quan điểm, tỉnh Bình Phước cho rằng nơi nào người đứng đầu vào cuộc thật sự thì nơi đó có kết quả cao. Đến nay, 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện được trang bị máy tính, cấp xã đạt 71%. Với sự quyết tâm của các cấp lãnh đạo, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã được hoàn thiện.
UBND tỉnh đã yêu cầu cán bộ, công chức không nhận hồ sơ giấy khi thực hiện dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4; xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố tình vi phạm. Tỉ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến đã tăng vượt bậc, từ 9% (trước ngày 19/5/2020) lên 97% (ngày 21/8/2020). Tỉnh Bình Phước đề xuất Chính phủ sớm hoàn thiện và chia sẻ cho địa phương sử dụng các cơ sở dữ liệu quốc gia như dân cư, đất đai, đăng ký kinh doanh...
Ý kiến của một số doanh nghiệp cũng cho rằng cần sớm hoàn thiện các hành lang pháp lý quan trọng (trong năm 2021, muộn nhất vào năm 2022) hỗ trợ cho việc triển khai các nền tảng chính phủ số cấp quốc gia và các bộ, địa phương được hiệu quả; sớm hoàn thành các cơ sở dữ liệu quan trọng của quốc gia.
Báo cáo tại Hội nghị về việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết đã bố trí 100% công an xã chính quy, đây là một nguồn nhân lực quan trọng để bảo đảm thu thập, bổ sung dữ liệu đầy đủ, liên tục. Từng đồng chí cảnh sát khu vực, công an xã xuống từng khu vực nhà dân như khẩu hiệu trong chống dịch COVID-19 là “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để bảo đảm có số liệu chính xác, đầy đủ. Đến nay đã thu thập 40 triệu thông tin. Bộ Công an phấn đấu sẽ đưa vào vận hành chính thức Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ ngày 1/7/2021. Bộ cũng đề xuất triển khai dự án sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân đồng bộ với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, làm nền tảng cho Chính phủ điện tử.
Báo cáo tiến độ và kế hoạch triển khai cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, Bộ TN&MT cho biết, đến nay 100% Văn phòng Đăng ký đất đai đã ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ địa chính, quản lý đất đai.
Tính đến hết tháng 8/2020 đã có 192/707 đơn vị hành chính cấp huyện đưa cơ sở dữ liệu (CSDL) địa chính vào vận hành, khai thác, sử dụng, đã đưa được hơn 22 triệu thửa đất và hơn 11 triệu hồ sơ địa chính dạng số vào CSDL đất đai để quản lý, khai thác sử dụng.
Theo tiến độ của dự án, dự kiến đến cuối năm 2020 cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng, phần mềm nền tảng của hệ thống thông tin đất đai, sẵn sàng các giao thức để kết nối, chia sẻ dữ liệu tới Cổng Dịch vụ công quốc gia; tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong giai đoạn 2021-2025.
|
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Ghi nhận các ý kiến, kết luận Hội nghị, Thủ tướng đánh giá cao Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát huy, tận dụng tối đa hạ tầng công nghệ số để góp phần cùng xã hội vào công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam mà được thế giới đánh giá là điểm sáng.
Thủ tướng cũng biểu dương các doanh nghiệp công nghệ tiêu biểu như Viettel, VNPT, BKAV… đã đóng góp nhân lực, tài lực vào phòng chống dịch, đầu tư xây dựng các ứng dụng xử lý, phân tích tình hình dịch bệnh, truy vết tiếp xúc người nhiễm bệnh như Bluezone, NCovi…
Theo Thủ tướng, lực lượng trên 50.000 doanh nghiệp công nghệ hiện nay có vai trò quan trọng trong chuyển đổi số ở Việt Nam, “không có thì khó thành công”. Thời gian qua, các nền tảng CPĐT được phát triển nhanh. Số lượng các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh được xây dựng tăng đột biến, trong 6 tháng qua, tỉ lệ bộ, tỉnh có nền tảng này tăng hơn 3 lần (tháng 2/2020 mới chỉ có 25 bộ, tỉnh có nền tảng tương ứng 27%, nhưng đến tháng 7 đã có 76 bộ, tỉnh có nền tảng, tương ứng 82,6%). Hiện nay, tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp khoảng 15,9%, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan Nhà nước đi vào nền nếp, với tỉ lệ đạt khoảng 88,5% (sát với mục tiêu năm 2020 đạt 90% nêu trong Nghị quyết 17).
Các doanh nghiệp Việt Nam đã dần làm chủ các công nghệ cốt lõi, phát triển các nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số, Bộ TT&TT đã có sáng kiến hay, hằng tuần tổ chức lễ ra mắt các nền tảng Việt Nam để tôn vinh, quảng bá các sản phẩm Việt Nam, đến nay hàng chục nền tảng đã được ra mắt.
Về Cổng Dịch vụ công quốc gia, vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã tích cực triển khai tích cực nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ cao của các bộ, tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp truy cập các dịch vụ công trực tuyến.
Thủ tướng nhìn nhận xuất hiện các cách làm mới có thể nhân rộng để đẩy nhanh triển khai Chính phủ số, chuyển đổi số như mạnh dạn thay đổi cách thức làm việc, dùng thử, trải nghiệm các ứng dụng công nghệ mới, khi có hiệu quả triển khai chính thức ngay; phát triển các ứng dụng chính phủ điện tử dựa trên mô hình nền tảng dùng chung để rút ngắn thời gian, chi phí triển khai, tăng cường kết nối/chia sẻ dữ liệu; dành tỉ lệ chi thích đáng từ ngân sách Nhà nước cho CNTT để bảo đảm ngưỡng đầu tư phát huy hiệu quả mà tiêu biểu như tỉnh Bình Phước chi hơn 1% từ ngân sách Nhà nước cho CNTT.
Thủ tướng cũng nhất trí với ý kiến của Bộ Y tế, tỉnh Bình Phước về bài học quan trọng là phát huy vai trò của người đứng đầu.
Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng chỉ ra một số tồn tại cần sớm khắc phục. Đó là môi trường pháp lý cho CPĐT chưa hoàn thiện, một số nghị định quan trọng vẫn chưa được ban hành (bảo vệ dữ liệu cá nhân, định danh, xác thực điện tử).
Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vẫn thấp và nếu không có cách làm mới sẽ không thể đạt mục tiêu 30% trong năm 2020. Đến thời điểm hiện nay, vẫn còn 8 bộ, 25 tỉnh tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 dưới 10%, đây là con số đáng báo động.
Một số cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử vẫn chậm được triển khai, đặc biệt là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai. Vấn đề an toàn, an ninh mạng chưa được đầu tư đúng mức. Đầu tư cho an toàn an ninh mạng thường không đạt ngưỡng 10% ngân sách chi cho CNTT.
Tại Hội nghị, Thủ tướng đề nghị triển khai ngay một số phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Trước hết là về thể chế. Bộ Công an cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trình Chính phủ xem xét ban hành trong năm 2020.
Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ TT&TT hoàn thành các thủ tục trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định về định danh và xác thực điện tử, phấn đầu hoàn thành trong quý III/2020.
Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, ít nhất đạt mục tiêu 30% trong năm 2020, hướng đến năm 2021, hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 4… Hằng tháng, Bộ TT&TT thống kê tỉ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của từng bộ, tỉnh để đôn đốc triển khai.
|
Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh trong tháng 10/2020 và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải làm gương về áp dụng CNTT.
Các bộ, ngành, địa phương từng bước tích hợp các dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ để số lượng dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia phải nhiều hơn, tốc độ cao hơn, chứ không chỉ ở con số 1.000 như hiện nay. Các bộ, ngành, địa phương hoàn thành triển khai biện pháp giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung và kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trong năm 2020.
Bộ TT&TT chủ trì, kết hợp cả đầu tư và thuê dịch vụ, phát triển một số hạ tầng truyền dẫn, điện toán đám mây, nền tảng chuyển đổi số quan trọng. Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Nghị định về kiện toàn, nâng cấp các đơn vị chuyên trách về CNTT thành các đơn vị chuyên trách về chuyển đổi số tại các bộ, ngành, địa phương, hoàn thành trong tháng 12/2020.
Bộ TT&TT xây dựng đề án kiện toàn, nâng cấp, tổ chức lại Cục Tin học hóa với cơ cấu tổ chức phù hợp, chế độ ưu đãi…, bảo đảm năng lực, nguồn lực để dẫn dắt tổ chức triển khai tiến trình chuyển đổi số quốc gia, trình Thủ tướng xem xét trong thời gian sớm nhất.
Bày tỏ ấn tượng khi hiện nay có nhiều doanh nghiệp mới với doanh số rất cao, Thủ tướng nhấn mạnh việc khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp số, các doanh nghiệp công nghệ phát triển, “thể chế nào ràng buộc thì các đồng chí báo cáo” để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp./.
Tin liên quan
- Chung kết Cuộc thi “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Tổ chức Operation Smile
- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm các bệnh nhân ghép tạng đặc biệt của Việt Nam
- Bộ Y tế hỗ trợ Hà Giang về công tác y tế, khắc phục hậu quả thiên tai
- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức chúc mừng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Quy chế phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Công an trở thành kim chỉ nam cho nhiều hoạt động liên ngành
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
Xuất bản thông tin
Chung kết Cuộc thi “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”
Thứ Năm, ngày 21/11/2024 08:28Ngày 21/11/2024, tại Hà Nội, diễn ra Chung kết cuộc thi “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế...
Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Thứ Năm, ngày 21/11/2024 08:23Lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam Sáng ngày 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Tổ chức Operation Smile
Thứ Năm, ngày 21/11/2024 08:23Ngày 20/11/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi tiếp đoàn Tổ chức Operation Smile do bà Kathline Magee, Chủ tịch, đồng sáng lập Operation Smile toàn cầu...
Trao Giải thưởng Đặng Văn Ngữ cho các nhà khoa học xuất sắc có công bố quốc tế
Thứ Tư, ngày 20/11/2024 02:21Ngày 20/11/2024, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức Lễ trao Giải thưởng Đặng Văn Ngữ năm 2024, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhằm tôn vinh các nhà khoa học là giảng viên, nghiên cứu viên,...
Đào tạo quốc tế giúp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung tại Việt Nam
Thứ Năm, ngày 21/11/2024 02:12Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ có 1 người mắc lạc nội mạc tử cung. Tình trạng này không chỉ làm suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ, mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. ...
Người lớn mắc sốt xuất huyết có bị biến chứng nguy hiểm không?
Thứ Năm, ngày 21/11/2024 02:08Thời tiết mưa nắng thất thường là điều kiện thuận lợi để dịch sốt xuất huyết bùng phát. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghĩ rằng căn bệnh này chỉ nguy hiểm với trẻ em, mà không nhận ra rằng sốt xuất...
Đẩy mạnh giám sát, hậu kiểm cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm
Thứ Năm, ngày 21/11/2024 02:06Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP các huyện, thành phố của Lạng Sơn cần tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn được phân công,...
Ký kết hợp đồng nguyên tắc với các Cơ sở thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội
Thứ Ba, ngày 19/11/2024 01:00Chiều ngày 19/11/2024, Trường Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN) đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng nguyên tắc với 30 bệnh viện (BV) thực hành, để nâng cao chất lượng đào đạo bác sĩ. Ngoài các...
Dự phòng Zona ở người lớn
Thứ Năm, ngày 21/11/2024 01:55Lão hoá làm suy yếu hệ miễn dịch, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm sẽ tăng theo các biến chứng phức tạp. Đây cũng là yếu tố nguy cơ hàng đầu liên quan đến bệnh Zona. Tỉ lệ mắc Zona tăng mạnh sau...
Trao giải thưởng Đặng Văn Ngữ cho các công bố trên tạp chí uy tín quốc tế
Thứ Năm, ngày 21/11/2024 01:51Giải thưởng Đặng Văn Ngữ lần thứ 14 năm 2024 vừa được trao cho các tác giả có các nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín quốc tế, đúng dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt...
Mức hưởng phụ cấp nghề khi chuyển ngạch
Thứ Tư, ngày 20/11/2024 08:59Ông Vũ Văn Hiệp (Bình Phước) là Phó Trưởng khoa Khoa Ký sinh trùng - Côn trùng thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Năm 2005, ông tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng, năm 2011 tốt...
Nỗ lực giảm và cứu sống trẻ sinh non tại Việt Nam
Thứ Tư, ngày 12/11/2024 18:47Việc chăm sóc điều trị trẻ sinh non nhẹ cân bằng các biện pháp khoa học tiên tiến đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ sinh non/nhẹ cân và em nói chung. Hiện tại, Việt...
Bác sĩ Quảng Bình nảy sáng kiến tích trữ nước sạch để phục vụ bệnh nhân trong lũ lụt
Thứ Hai, ngày 28/10/2024 08:48Trước dự báo nước lũ dâng cao trước, trong và sau bão Trà Mi, nguy cơ bệnh viện có thể bị cô lập nhiều ngày, các y bác sĩ Bệnh viện đa khoa Lệ Thuỷ đã nảy ra sáng kiến tích trữ nước sạch dùng cho...
Bệnh viện đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ thí điểm xử lý nước nhiễm mặn thành nước sạch
Thứ Tư, ngày 20/11/2024 08:36Bệnh viện Đa khoa khu vực Cù Lao Minh biến nước nhiễm mặn thành nước sạch để nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Bệnh viện Đa khoa khu vực Cù Lao Minh (Bến...
6 điểm mới của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS
Thứ Tư, ngày 20/11/2024 08:20Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 141/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)… ...
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm các bệnh nhân ghép tạng đặc biệt của Việt Nam
Thứ Tư, ngày 20/11/2024 07:36Cuối giờ sáng nay - ngày 20/11, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã đến thăm, trò chuyện, động viên các bệnh nhân vừa trải qua qua những ca ghép tạng đặc...
Sốt cao liên tục dài ngày, công nhân máy xúc nguy kịch vì mắc Whitmore
Thứ Tư, ngày 20/11/2024 07:15Thông tin từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn - Suy đa tạng - Nhiễm khuẩn huyết do bệnh Whitmore. Khoảng ba tuần trước khi...
Hợp tác đào tạo giúp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung
Thứ Ba, ngày 19/11/2024 01:00Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ thì có 1 người mắc lạc nội mạc tử cung. Tình trạng này không chỉ làm suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ, mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản....
Bác sĩ kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ bị vỡ tử cung hiếm gặp
Thứ Tư, ngày 20/11/2024 00:00Ngoài việc xử lý tình trạng vỡ tử cung, cắt lọc, khâu phục hồi bảo tồn tử cung cho người bệnh, các bác sĩ còn phải thực hiện gỡ dính, bóc rau do sản phụ còn có tình trạng rau tiền đạo...
Vướng mắc trong quản lý thực phẩm chức năng
Thứ Tư, ngày 20/11/2024 01:55Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên...