Thủ tướng: Lo cho gần 100 triệu dân ấm no, hạnh phúc, có cuộc sống bình yên... là điều quan trọng nhất
06/12/2021 | 20:16 PM



Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Không hy sinh an sinh xã hội, môi trường, tiến bộ và công bằng để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; lo cho gần 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, có cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, đó là điều quan trọng nhất".
Sáng 6/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chủ trì và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ 3 về cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với chủ đề "Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số".
Kinh tế - xã hội đã phục hồi trở lại
Phát biểu tại Diễn đàn, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp chặt chẽ, cùng các bộ, cơ quan liên quan trong việc chuẩn bị, tổ chức Diễn đàn.
Thủ tướng nêu rõ, đại dịch COVID-19 đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề không chỉ với Việt Nam mà đối với cả thế giới. Trong gần 2 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất, chủ động chuyển trạng thái, tạo tiền đề quan trọng để đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng dự, chủ trì và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ 3 về cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Thủ tướng cho biết, khi chưa có đủ vaccine và thuốc, chưa hiểu rõ và dự báo được hết sự nguy hiểm của các biến chủng thì chúng ta không có cách nào khác là sử dụng nghiêm ngặt các biện pháp hành chính để phòng chống dịch, điều này tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế - xã hội. Vừa qua, khi đạt được độ bao phủ nhất định về vaccine và nâng cao năng lực y tế, đồng thời đúc rút, tổng kết được các kinh nghiệm, lý thuyết, công thức phòng chống dịch, xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống, Việt Nam đã chuyển hướng thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Sau 2 tháng triển khai chủ trương chuyển hướng nêu trên, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam đã phục hồi trở lại và có nhiều khởi sắc. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Xuất nhập khẩu tăng cao, xuất siêu trở lại, thu hút FDI tăng. Chuỗi cung ứng, sản xuất, chuỗi lao động dần được nối lại. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống của người dân dần ổn định trở lại.
Theo Thủ tướng Chính phủ, việc thích ứng và phát triển của mỗi quốc gia dưới tác động của đại dịch COVID-19 trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa hiện nay là vấn đề lớn.
Thủ tướng nhấn mạnh, điều này cho thấy khó khăn hiện tại chỉ mang tính nhất thời; nền tảng vĩ mô, các cân đối lớn của kinh tế Việt Nam vẫn ổn định và vững chắc; niềm tin của người dân và doanh nghiệp, các nhà đầu tư, bạn bè quốc tế tiếp tục được giữ vững, tăng cường và củng cố. Cùng với đó, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng được giữ vững; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy mạnh mẽ.
Theo Người đứng đầu Chính phủ, việc thích ứng và phát triển của mỗi quốc gia dưới tác động của đại dịch COVID-19 trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa hiện nay là vấn đề lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài; đặc biệt là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội.
Chia sẻ với các đại biểu về một số vấn đề như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường…, Thủ tướng nêu rõ, cùng với dịch bệnh COVID-19, đây là những vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng tới mọi quốc gia và mọi người dân, do đó cần phải có tư duy và cách tiếp cận toàn cầu, mang tính bao trùm, tổng thể, phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới; đồng thời phải có tư duy và cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực.
"Tình hình thế nào thì giải pháp như thế, trong bối cảnh đặc biệt, chúng ta cần có tầm nhìn, hành động và cách làm đặc biệt, phù hợp, linh hoạt", Thủ tướng nhấn mạnh.
Điều quan trọng nhất là gần 100 triệu dân ấm no, hạnh phúc
Chia sẻ về những định hướng trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chương trình tổng thể phòng, chống đại dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng nhấn mạnh, hai nhiệm vụ này có sự gắn kết chặt chẽ, là hai mặt của một quá trình, phòng chống, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh thì mới có thể phát triển kinh tế - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội thì mới có nguồn lực để phòng chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân.
Dịch bệnh đã làm bộc lộ cả mặt yếu và mặt mạnh của hệ thống y tế Việt Nam. Thủ tướng nêu một số định hướng lớn trong Chương trình tổng thể phòng, chống đại dịch COVID-19 như tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở và đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất; có kế hoạch bảo đảm vaccine và thuốc điều trị. Việt Nam đặt mục tiêu chậm nhất trong tháng 12 phải cơ bản hoàn thành việc tiêm vaccine mũi 2 cho người trên 18 tuổi, tích cực tiêm mũi 3 và tiêm cho người từ 12 tuổi, đồng thời nghiên cứu, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 tuổi.
Về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho biết một số trụ cột như tập trung nâng cao năng lực y tế; bảo đảm an sinh xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; xây dựng hạ tầng chiến lược, trong đó có hạ tầng chuyển đổi số; xây dựng và hoàn thiện thể chế; phát huy tối đa nguồn lực con người là trung tâm, chủ thể, là động lực và mục tiêu của sự phát triển…
Thủ tướng Phạm Minh Chính có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ 3 về cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Theo Thủ tướng, dù trong quá trình hồi phục hay phát triển thì nội lực luôn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng và đột phá. Nội lực gồm 3 trụ cột chính là con người; thiên thiên; và truyền thống văn hóa - lịch sử với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, thống nhất của dân tộc. Còn ngoại lực bao gồm công nghệ, vốn, năng lực quản trị và đào tạo nguồn nhân lực…
Thủ tướng nhấn mạnh một số định hướng như đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, tạo động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa, linh hoạt, hiệu quả giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ với các công cụ về thuế, phí, lệ phí, chi ngân sách Nhà nước, lãi suất, tỷ giá, tín dụng, chi phí đầu vào... Thực hiện hiệu quả các chính sách bảo đảm an sinh xã hội dựa trên 3 trụ cột chính là giảm thiểu, khắc phục và phòng ngừa rủi ro để người lao động, người dân có công việc, thu nhập và cuộc sống ổn định.
Về hoàn thiện thể chế, những vấn đề đã "chín", đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược, trong đó có hạ tầng giao thông, viễn thông… "Việc bảo đảm điện và sóng cho các vùng sâu, vùng xa dù khó mấy cũng phải làm và không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ mà còn cần sự vào cuộc của các cơ quan, địa phương, cùng với sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế. Không có điện và sóng thì không có chuyển đổi số, xã hội số, kinh tế số, công dân số…", Thủ tướng nêu ví dụ. Cùng với đó, chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL, Tây Nguyên, miền núi phía bắc…
Nhấn mạnh quan điểm phát triển kinh tế hài hòa với phát triển văn hóa, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang xây dựng chương trình tổng thể để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được xác định tại Hội nghị văn hóa toàn quốc vừa qua, trong đó có việc phát triển công nghiệp văn hóa trong bối cảnh chuyển đổi số.
Một nhiệm vụ quan trọng khác là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.
"Không hy sinh an sinh xã hội, môi trường, tiến bộ và công bằng để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; lo cho gần 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, có cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, đó là điều quan trọng nhất", Thủ tướng nhấn mạnh.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Lập Tổ công tác phân bổ nguồn vốn của Chương trình phục hồi và phát triển KTXH thuộc lĩnh vực y tế
- Bệnh viện Da liễu Trung ương kỷ niệm 40 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
- Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với tỉnh Hà Tĩnh chuẩn bị các hoạt động tôn vinh Đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
- Bộ Y tế cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Nghị quyết 41 về chất vấn
- Bộ Y tế công bố bổ nhiệm và bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Bệnh viện 74 Trung ương
- Tiểu ban Y tế và Kiểm tra Doping kiểm tra công tác đảm bảo an toàn y tế phục vụ SEA Games 31
Xuất bản thông tin
Lập Tổ công tác phân bổ nguồn vốn của Chương trình phục hồi và phát triển KTXH thuộc lĩnh vực y tế
Thứ Tư, ngày 25/05/2022 04:19Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Tổ trưởng Tổ công tác rà soát, hoàn thiện phân bổ nguồn vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực y...
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Thứ Tư, ngày 25/05/2022 04:13Bộ Y tế gửi Công văn số 2668/BYT-DP ngày 24/5/2022 đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, Bộ...
Bộ Y tế đề nghị Lãnh đạo các địa phương chỉ đạo tiếp tục triển khai tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Thứ Tư, ngày 25/05/2022 04:10Bộ Y tế vừa Công điện 702/CĐ-BYT gửi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương; Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo...
Nóng: Tiếp tục thanh toán BHYT các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng máy đặt, máy mượn
Thứ Tư, ngày 25/05/2022 03:58Ngày 24/5/2022, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 1379/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân về việc thanh toán đối với...
Thêm 79 ổ dịch sốt xuất huyết mới, tỷ lệ ca nặng ở TP.HCM tăng gấp 5 lần năm 2021
Thứ Ba, ngày 24/05/2022 03:57Thời gian gần đây, TPHCM liên tục ghi nhận những ca mắc sốt xuất huyết (người lớn và trẻ em), bệnh tay chân miệng ở các bệnh viện có xu hướng tăng báo động. ...
Sáng 25/5: Dịch COVID-19, cán bộ y tế không cần phải mặc đồ bảo hộ kín mít; 20 tỉnh nào không có F0 mới
Thứ Tư, ngày 25/05/2022 03:55- Số ca mắc mới COVID-19 liên tục giảm, trung bình 7 ngày qua, số F0 mới dưới 1.500 ca/ ngày; bằng gần 1/100 so với giai đoạn cao điểm trước đó; Hướng dẫn mới nhất về phương tiện phòng...
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 24/5 của Bộ Y tế
Thứ Ba, ngày 24/05/2022 01:40Thông tin các ca mắc COVID-19 mới: - Tính từ 16h ngày 23/5 đến 16h ngày 24/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.323 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 1.322 ca...
Thêm 1 thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 sản xuất trong nước được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam
Thứ Ba, ngày 24/05/2022 08:36Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ký quyết định ban hành danh mục 01 loại thuốc Molnupiravir - điều trị COVID-19 sản xuất trong nước, được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. ...
Tiếp tục rà soát số người từ 18 tuổi trở lên chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi thứ 3
Thứ Ba, ngày 24/05/2022 02:11Tại Công văn số 3182/VPCP-KGVX ngày 23/5/2022 nêu rõ: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã có chỉ đạo rất cụ thể về mục tiêu cần đạt được trong...
Bộ Y tế đề nghị BHXH VN hướng dẫn tiếp tục thanh toán BHYT các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng máy đặt, máy mượn
Thứ Ba, ngày 24/05/2022 02:07Bộ Y tế đã có công văn gửi Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về việc thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng máy do đơn vị trúng thầu hoá chất, vật tư cho mượn hoặc đặt máy. Bộ Y tế...
Thừa Thiên Huế: Gần 44.000 trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
Thứ Ba, ngày 24/05/2022 02:05Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tính đến ngày 22/5, ngành y tế đã triển khai 3 đợt tiêm vaccine Moderna cho trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi, có 43.838 trẻ đã tiêm mũi 1.
Thông tin mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi và mũi 4
Thứ Ba, ngày 24/05/2022 02:03Đến nay, cả nước đã tiêm hơn 219,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi; tiêm mũi...
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 23/5 của Bộ Y tế
Thứ Hai, ngày 23/05/2022 13:18Thông tin các ca COVID-19 mới: - Tính từ 16h ngày 22/5 đến 16h ngày 23/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.179 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 1.179 ca ghi...
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 21/5 của Bộ Y tế
Thứ Bẩy, ngày 21/05/2022 04:02Thông tin các ca mắc COVID-19 mới: - Tính từ 16h ngày 20/5 đến 16h ngày 21/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.457 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước (giảm 130 ca...
Nhiều tiến bộ nghiên cứu lâm sàng được ứng dụng thực tiến trong lĩnh vực chăm sóc tim mạch – thận – chuyển hóa tại Việt Nam
Thứ Ba, ngày 17/05/2022 07:29Tại TP.HCM và Hà Nội, Tổng hội Y học Việt Nam và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo "Lĩnh vực Tim mạch - Thận - Chuyển hóa - Hơn một thập niên nghiên cứu phát triển và...
Cục Quản lý Dược Bộ Y tế thu hồi trên toàn quốc Sữa rửa tay sạch khuẩn Dr. Clean Hương dâu
Thứ Hai, ngày 23/05/2022 03:03Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Sữa rửa tay sạch khuẩn Dr. Clean Hương dâu do Công ty cổ phần Today Cosmetics sản xuất. ...
Sáng 23/5: Tiếp tục bám sát sự xuất hiện các biến chủng mới; 21 tỉnh, thành nào không có ca COVID-19?
Thứ Hai, ngày 23/05/2022 03:00Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc mới COVID-19, ca nặng đang tiếp tục xu hướng giảm dần; ca tử vong liên tiếp vài ngày nay không ghi nhận; Philippines ghi nhận ca đầu tiên nhiễm...
12 quốc gia ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ, Việt Nam theo dõi sát sao, giám sát chặt
Thứ Hai, ngày 23/05/2022 02:58Đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết các đơn vị đang theo dõi, giám sát chặt chẽ căn bệnh này để ngăn ngừa bệnh xâm nhập. Đồng thời, Cục cũng phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới kịp...