Thủ tướng: Khẩn trương rà soát, tiêm ngay vaccine COVID-19 cho những người chưa được tiêm
10/12/2021 | 17:01 PM



Sáng 10/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc với 63 tỉnh, thành phố.
Tham dự cuộc họp tại điểm cầu Chính phủ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia; các đồng chí Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Dự cuộc họp tại các điểm cầu địa phương có Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên; các bí thư, chủ tịch các tỉnh, thành phố.
Phấn đấu cuối tháng 1/2022 hoàn thành tiêm vaccine mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các báo cáo và ý kiến tại cuộc họp, đồng thời bổ sung, nhấn mạnh thêm một số nội dung. Các ý kiến tại cuộc họp đều khẳng định, sau 2 tháng thực hiện, thực tiễn đã chứng minh việc ban hành Nghị quyết 128 của Chính phủ là đúng hướng, sát thực tế, kịp thời, hiệu quả, chúng ta đã từng bước hoàn thiện lý thuyết, công thức phòng, chống dịch, cần tổ chức thực hiện hiệu quả hơn nữa. Tình hình dịch bệnh trên phạm vi cả nước đang được kiểm soát, kinh tế - xã hội từng bước phục hồi trên tất cả các lĩnh vực. Các trường học từng bước được mở cửa trở lại bằng việc kết hợp học trực tuyến và trực tiếp, bố trí các buổi học phù hợp...
Đây là phiên họp thứ 10 của Ban Chỉ đạo sau khi được kiện toàn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của ban chỉ đạo các cấp, sự hưởng ứng của nhân dân, sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua và nhất là sau khi Nghị quyết 128 được ban hành. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, dịch bệnh có diễn biến phức tạp, số ca mắc mới hằng ngày có xu hướng gia tăng, số ca tử vong tăng tại một số địa phương.
Bên cạnh nguyên nhân của những kết quả đạt được, Thủ tướng nhấn mạnh một số nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nói trên. Theo đó, có nơi, có lúc, một bộ phận người dân còn lơ là, chủ quan, thiếu cảnh giác, thỏa mãn với kết quả đạt được và hiểu chưa đúng về hiệu quả của vaccine (sau khi tiêm vẫn có thể nhiễm nhưng giảm lây nhiễm, giảm tăng nặng, giảm tử vong, nhất là khi kết hợp và triển khai kịp thời các biện pháp khác). Đa số các ca chuyển nặng và tử vong đều chưa được tiêm vaccine hoặc/và có bệnh nền…
Thủ tướng nêu rõ, khi thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh thì phải thực hiện bằng được mục tiêu kiểm soát rủi ro, giảm tối đa số ca chuyển nặng và tử vong - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Dự báo thời gian tới, tình hình dịch bệnh còn phức tạp, Thủ tướng yêu cầu phải có cảnh báo, giải pháp từ sớm, từ xa để tránh bị động, bất ngờ. Việc hồi phục và phát triển kinh tế - xã hội tuy đạt nhiều kết quả tích cực nhưng khó khăn, thách thức còn nhiều, còn rất lớn. Công tác bảo đảm an sinh xã hội cần tiếp tục được rà soát. Cần cố gắng hơn nữa trong việc khôi phục thị trường lao động, khắc phục thiếu hụt lao động, nhất là tại các khu công nghiệp lớn. Còn nhiều dự báo, nhận định khác nhau về độ lây lan, độc lực, tính chất kháng vaccine của chủng mới Omicron và không loại trừ việc tiếp tục xuất hiện các biến chủng mới.
Về mục tiêu, Thủ tướng nêu rõ, khi thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh thì phải thực hiện bằng được mục tiêu kiểm soát rủi ro, giảm tối đa số ca chuyển nặng và tử vong. Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu quan trọng khác về tiêm vaccine, trong đó phấn đấu đến 15/12 và chậm nhất tới 31/12 phải hoàn thành bằng được việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên.
Cùng với đó, khẩn trương thực hiện sớm nhất có thể, phấn đấu đến hết quý I/2022 hoàn thành việc tiêm mũi thứ 3, ưu tiên cho các lực lượng tuyến đầu, người trên 50 tuổi và có bệnh nền. Phấn đấu tới 31/1/2022, hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho người từ 12 đến 18 tuổi. Về tiêm cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi, khẩn trương báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền, nghiên cứu khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, tham khảo kinh nghiệm các nước để đưa ra mục tiêu, lộ trình tiêm, phấn đấu hoàn thành trong quý I/2022.
7 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ các biện pháp trọng tâm trong thời gian tới, cụ thể:
Thứ nhất, tuyệt đối không lơ là, chủ quan mất cảnh giác, cũng không lo sợ, hốt hoảng, mất bình tĩnh trước dịch bệnh, đặc biệt là nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, kiên trì cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện Nghị quyết 128 theo đúng tinh thần an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, phù hợp diễn biến, tình hình theo từng thời kỳ và từng biến chủng. Kiên trì thực hiện nhất quán trên toàn quốc các quy định của Nghị quyết 128, kiên trì thực hiện 3 trụ cột trong phòng chống dịch (cách ly, xét nghiệm, điều trị) và công thức "5K + vaccine + thuốc + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác". Bộ Y tế hướng dẫn về việc tự xét nghiệm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thứ ba, thần tốc hơn nữa trong đáp ứng nhu cầu vaccine và thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine để đạt mục tiêu đề ra. Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tiêm vaccine bảo đảm an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả; rà soát lại các quy trình, công đoạn liên quan tới vaccine, tránh xảy ra và khắc phục các sự cố.
Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tiêm vét vaccine, ai chưa tiêm buộc phải tiêm, ai cương quyết không tiêm thì phải xử lý bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật, ví dụ nếu không tiêm thì chữa bệnh phải trả tiền. Không để thiếu vaccine và lực lượng tiêm vaccine.
Thủ tướng yêu cầu, khẩn trương rà soát, tiêm ngay cho các đối tượng chưa được tiêm, chưa tiêm đủ mũi, nhất là đối với người cao tuổi, người mắc bệnh nền; lập danh sách người thuộc nhóm nguy cơ cao để quản lý, tiêm vaccine, hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế sớm, điều trị kịp thời...
Thứ tư, phải có kế hoạch cụ thể về bảo đảm cung ứng thuốc điều trị, các địa phương đề xuất, Bộ Y tế tổng hợp, tập trung chỉ đạo việc bảo đảm nguồn, phân bổ kịp thời thuốc điều trị; đối với các loại thuốc thiết yếu, phải có cơ số dự phòng phù hợp cho tình huống dịch bệnh diễn biến xấu. Đồng thời, tạo điều kiện tối đa để thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, sản xuất vaccine và thuốc điều trị COVID-19 trong nước, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Triển khai ngay các cơ chế, chính sách liên quan sau khi được cấp có thẩm quyền đồng ý để đáp ứng ngay nhu cầu thuốc điều trị cho nhân dân, nghiên cứu xã hội hóa việc cung ứng thuốc, bảo đảm công bằng, dân chủ, khách quan, tránh tiêu cực, lợi ích nhóm...
Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố- Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ năm, các địa phương cân đối nguồn lực để tăng cường năng lực y tế dự phòng và y tế cơ sở; Bộ Y tế, chủ động triển khai các công việc theo thẩm quyền và báo cáo cấp có thẩm quyền nếu cần thiết. Cùng với phòng chống dịch, phải bảo đảm việc khám chữa các loại bệnh khác cho nhân dân.
Thứ sáu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các tỉnh, thành phố rà soát và thực hiện công tác bảo đảm an sinh xã hội theo đúng tinh thần Nghị quyết 86 của Chính phủ; biểu dương, khen thưởng những nơi làm tốt, kiểm điểm trách nhiệm, xử lý những nơi làm không tốt, làm không đúng; dứt khoát không để ai thiếu ăn thiếu mặc, thiếu chăm sóc y tế khi cần. Cùng với đó, tiếp tục khôi phục thị trường lao động và đề xuất chính sách phù hợp với lực lượng tuyến đầu.
Thứ bảy, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan tham mưu, triển khai việc khôi phục các đường bay quốc tế bảo đảm an toàn, theo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tại cuộc họp ngày 9/12.
Về sản xuất, kinh doanh, Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải bàn bạc, thảo luận với các doanh nghiệp và người dân để triển khai các biện pháp, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn để vừa phòng, chống dịch tốt, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Các cơ quan, địa phương sớm đề xuất cụ thể về vấn đề nhà ở cho công nhân.
Thủ tướng yêu cầu có kế hoạch truyền thông chủ động, kịp thời, đi trước một bước, bảo đảm đa dạng, phong phú, linh hoạt; dứt khoát không để khủng hoảng truyền thông; sớm hoàn thiện về công nghệ trong phòng, chống dịch bởi "không có thời cơ nào thúc đẩy chuyển đổi số nhanh như lúc này". Các bộ ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình chống dịch, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các cơ quan xử lý các kiến nghị của địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cấp trên. Bộ Tài chính cân đối nguồn lực để hỗ trợ ngay những nơi quá khó khăn trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, đúng đối tượng, đúng địa chỉ, tránh tiêu cực, lãng phí./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Hoàng hậu Vương quốc Bỉ Mathilde thăm Bệnh viện Nhi Trung ương
- Hội nghị khoa học về Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 51
- Lễ phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”
- Tin từ Colombia: Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của ngành Y tế trong tuyên truyền vận động rà soát và xây dựng các quy định liên quan đến phòng chống ô nhiễm không khí
- Thứ trưởng Bộ Y tế: Y học cổ truyền là di sản văn hoá quý cần được bảo tồn và phát triển
- Người dân, bệnh viện ở TPHCM không chủ quan trước bệnh sởi dù ca mắc đang giảm
- Chủ động "cắt" lây, không để dịch sởi kéo dài
Xuất bản thông tin
Bệnh viện Hữu Nghị điều trị tiêu sợi huyết thành công cho bệnh nhân cao tuổi bị tắc động mạch phổi cấp có biến chứng sốc
Thứ Ba, ngày 01/04/2025 04:07Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc - Bệnh viện Hữu Nghị vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị suy hô hấp và rối loạn huyết động (sốc) do tắc động mạch phổi cấp.
Chuẩn bị nguồn nhân lực y tế dự phòng khi bỏ cấp huyện
Thứ Tư, ngày 02/04/2025 01:04Nâng cao năng lực y tế dự phòng, tập trung phát triển nguồn nhân lực y tế cơ sở, cần có kế hoạch ứng phó với tình trạng già hóa dân số ngày càng tăng, bảo đảm chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình...
Toàn quốc ghi nhận gần 682.000 mũi tiêm vaccine phòng sởi
Thứ Tư, ngày 02/04/2025 01:01Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến ngày 31/3, toàn quốc ghi nhận đã tiêm được 682.000 mũi vaccine phòng sởi. Vaccine phòng sởi. Trong đó, khu vực miền bắc thực...
Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý vụ 6 du khách cấp cứu nghi ngộ độc rượu
Thứ Tư, ngày 02/04/2025 01:00Những du khách này đang được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, do nghi ngờ ngộ độc methanol khi uống 1 loại rượu trái cây có nhãn hiệu K.T, được sản xuất tại Tiền Giang. ...
Từ 1/6, muốn khám chữa bệnh BHYT cần biết quy định này
Thứ Tư, ngày 02/04/2025 00:58Theo BHXH Việt Nam, từ ngày 1/6/2025, cơ quan BHXH sẽ chỉ cấp thẻ BHYT phục vụ khám chữa bệnh bằng giấy cho những người không thể cài đặt ứng dụng VssID, VneID và không có Căn cước...
Hoàng hậu Vương quốc Bỉ Mathilde thăm Bệnh viện Nhi Trung ương
Thứ Tư, ngày 01/04/2025 22:34Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước 5 ngày đến Việt Nam (từ ngày 31/3 - 04/4/2025) cùng Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe, chiều nay (01/4/2025), Hoàng hậu Mathilde đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm, trò...
Hội nghị khoa học về Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 51
Thứ Ba, ngày 01/04/2025 09:44Sáng ngày 01/4/2025, tại Hà Nội, Hội Ký sinh trùng học Việt Nam phối hợp với Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị khoa học về Ký sinh trùng toàn quốc lần...
Quảng Ninh: Quyết liệt hoàn thành tiêm vét vaccine phòng chống bệnh sởi trong hôm nay
Thứ Ba, ngày 01/04/2025 01:27Trước tình hình bệnh sởi đang có nguy cơ gia tăng và lây lan tại nhiều địa phương trên cả nước, tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng xác định và triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng chống...
Bệnh viện Đà Nẵng ghép tế bào gốc, trao hy vọng cho bệnh nhân đa u tủy xương
Thứ Ba, ngày 01/04/2025 01:24Chị Hồ Thị N. (52 tuổi, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) bị đau xương nhiều, không đi lại được đã đến khám tại BV Đà Nẵng. Qua quá trình xét nghiệm, đánh giá, bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao...
Gần 5.000 ca phẫu thuật thay khớp háng thành công cho người cao tuổi
Thứ Ba, ngày 01/04/2025 01:20Khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình 1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức liên tiếp tiếp nhận các trường hợp gãy xương đùi, đặc biệt có bệnh nhân từ 80 - 100 tuổi. Tính từ năm 2002, BV thực hiện gần...