Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến
31/08/2024 | 13:44 PM



Sáng 31/8, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, với mục tiêu đưa việc triển khai dịch vụ công trực tuyến sang giai đoạn mới-phát triển theo chiều sâu.
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại Trung tâm Hành chính công thành phố Đà Nẵng tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cùng tham dự có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chuyển đổi số mạnh mẽ cả khu vực công và tư
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đang rà soát lại việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; những việc đã làm tốt rồi thì làm tốt hơn, những mục tiêu có khả năng đạt được thì cần tăng tốc, những gì chưa đạt được thì phải có giải pháp đột phá.
Mặt khác, Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng chính phủ số, đạt hiệu quả nổi trội; việc tổ chức Hội nghị tại đây nhằm hoan nghênh, động viên và học tập Đà Nẵng.
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược của nhiều quốc gia. Trong chuyển đổi số, Việt Nam xác định cách tiếp cận toàn cầu, toàn diện, toàn dân nhưng có trọng tâm, trọng điểm, lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể. Cả phía quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công và phía đối tượng thụ hưởng, sử dụng dịch vụ công đều phải vận dụng chuyển đổi số đạt hiệu quả cao nhất.
Thời gian qua, chúng ta đã làm được nhiều việc, chuyển đổi số được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ cả khu vực công và khu vực tư, từ Trung ương đến địa phương, từ thành thị đến nông thôn, từ các cháu nhỏ đến các ông, các bà hay nói cách khác chuyển đổi số đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người".
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược của nhiều quốc gia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tư duy, hành động, thói quen của cơ quan hành chính các cấp và người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính chuyển dần từ giấy tờ truyền thống sang môi trường mạng, giúp nâng cao hiệu quả và năng suất các hoạt động kinh tế, xã hội.
Từ phong trào, xu thế này đã xuất hiện nhiều bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, có những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong chuyển đổi số nói chung, cung cấp dịch vụ công trực tuyến nói riêng.
Bên cạnh những kết quả rất cơ bản, còn có những tồn tại, hạn chế liên quan tới tư duy, nhận thức, hành động về chuyển đổi số, có nơi, có lúc chưa như mong muốn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; hạ tầng số chưa đồng bộ, có nơi, có lúc còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến chưa đạt như kỳ vọng, (mới chỉ 17% hồ sơ ở địa phương được xử lý trực tuyến toàn trình)…
Đồng thời, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến phải đối mặt, giải quyết những thách thức rất lớn như phải đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều, đòi hỏi ngày càng cao của hệ thống hành chính các cấp và người dân, doanh nghiệp trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong quá trình vận động, phát triển rất nhanh của các hoạt động kinh tế, xã hội; cần số hóa một lượng lớn thông tin giấy tờ; nguồn lực Nhà nước có hạn, do đó phải huy động nguồn lực xã hội, sức mạnh bắt nguồn từ người dân, doanh nghiệp bằng tư duy, tầm nhìn, đổi mới sáng tạo; phát triển sản phẩm công nghệ số Việt Nam trước hết phải phục vụ tốt nhu cầu của người Việt Nam, rồi vươn ra khu vực và thế giới…
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại Trung tâm Hành chính công thành phố Đà Nẵng tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá đúng những kết quả đã đạt được trong chuyển đổi số quốc gia nói chung, đặc biệt về triển khai dịch vụ công trực tuyến, những lợi ích mang lại cho người dân và doanh nghiệp; chia sẻ những mô hình hay, cách làm hiệu quả để tham khảo, nhân rộng; nhìn nhận thẳng thắn những thách thức, tồn tại, bất cập, nhất là những điểm nghẽn; chỉ ra nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan) và bài học kinh nghiệm; xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thời gian tới để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Mục tiêu chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đã trải qua 02 giai đoạn phát triển về dịch vụ công trực tuyến tính từ năm 2011 đến nay.
Trong đó, giai đoạn 1 là giai đoạn khởi động khi số lượng dịch vụ công trực tuyến mức cao được triển khai rất ít trên phạm vi cả nước; giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển theo chiều rộng, khi có bước phát triển đột phá về số lượng dịch vụ công trực tuyến.
Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến đã có thành công nhưng không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương, bên cạnh những đơn vị đạt kết quả cao, vẫn còn nhiều đơn vị đạt kết quả rất thấp, đặc biệt là hồ sơ trực tuyến toàn trình.
Một số địa phương đạt tỉ lệ rất cao lên tới 69%, tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương đạt tỉ lệ rất thấp. Dịch vụ công trực tuyến toàn trình mang lại hiệu quả thực sự khi mà người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện đơn giản, thuận tiện toàn bộ quy trình trên môi trường mạng và không phải hiện diện tại cơ quan nhà nước, thể hiện thông qua tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình.
Để bước vào giai đoạn 3-phát triển theo chiều sâu, cần tập trung vào phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp, mục tiêu đặt ra là tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 70%.
Việc phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình sẽ đưa mọi hoạt động của công chức, viên chức phục vụ người dân và doanh nghiệp lên môi trường mạng. Khi đó, các cơ quan nhà nước có đầy đủ dữ liệu số để chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu. Hoàn thành phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình, Việt Nam sẽ hoàn thành nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử, chuyển sang phát triển Chính phủ số.
Để triển khai dịch vụ công trực tuyến trong giai đoạn mới, phát triển theo chiều sâu, thực chất là phổ cập dịch vụ công trực tuyến theo hướng trực tuyến toàn trình, các bộ, ngành, địa phương cần đạt mục tiêu phát triển dịch vụ công trực tuyến toàn trình ngay trong năm 2024 và đến năm 2025.
Cụ thể, năm 2024, với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 70%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 30%. Năm 2025, đối với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 85%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 70%.
Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Khung này sẽ hướng dẫn để các cơ quan nhà nước: (1) Tối ưu hóa các bước, quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua rà soát, hoàn thiện thể chế; (2) Phát triển các công cụ, nền tảng, ứng dụng số cung cấp dịch vụ công trực tuyến dựa trên hạ tầng số, dữ liệu số, có thể đo lường, giám sát trực tuyến và đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng; (3) Phát triển nhân lực số; (4) Các yêu cầu, tiêu chuẩn cần đáp ứng trong triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Khung bao gồm các nội dung chính: Tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ trong thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; phát triển hạ tầng số; xây dựng kho dữ liệu số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; thực hiện đo lường, giám sát trực tuyến.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tham dự hội nghị tại điểm cầu Bộ Y tế
Nguồn: chinhphu.vn
Tin liên quan
- Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
- Ngành Y tế luôn phối hợp tích cực cùng toàn xã hội thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật
- Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi người dân được khám sức khoẻ định kỳ, hướng đến mục tiêu miễn viện phí toàn dân'
- Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị
- Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025
- Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035
Xuất bản thông tin
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
Thứ Ba, ngày 22/04/2025 09:35500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi. ...
Ứng dụng công nghệ số: Tạo đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân
Thứ Bẩy, ngày 16/11/2024 09:31Nhằm cụ thể hóa những mục tiêu trong Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đối số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2030, định...
Bộ trưởng Bộ Y tế: Đề án 06 Chính phủ mang lại 5 lợi ích cốt lõi cho ngành Y tế và nhân dân
Thứ Sáu, ngày 28/06/2024 09:23Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, Đề án 06 Chính phủ mang lại 5 lợi ích cốt lõi cho Bộ Y tế, ngành Y tế và nhân dân. Do đó, thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các...
Chuyển đổi số y tế giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
Thứ Hai, ngày 07/10/2024 09:22Các địa phương đã và đang tích cực đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số nhằm phát huy vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và hoạt động chuyên môn y tế. Chuyển...
Hơn 104 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng căn cước công dân
Thứ Tư, ngày 31/07/2024 09:08BHXH Việt Nam cho biết đến nay 100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip với hơn 104,2 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng số định danh...
“Đề án tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số y tế đến năm 2030”
Thứ Ba, ngày 23/04/2024 09:01Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã chủ trì hội nghị lấy ý kiến dự thảo “Đề án tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số y tế đến năm 2030” được diễn...
Bộ Y tế đẩy mạnh phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số y tế đến năm 2030
Thứ Năm, ngày 18/07/2024 08:59Bộ trưởng Bộ Y tế đã giao Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia đầu mối, phối hợp với Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo xây dựng Đề án tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông...
Thúc đẩy triển khai Ipv6 trong ngành Y tế
Thứ Năm, ngày 08/08/2024 08:57Căn cứ Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm...
43 mô hình thuộc 5 nhóm tiện ích của Đề án 06/CP
Thứ Ba, ngày 13/08/2024 08:55Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử, nhằm...
Thúc đẩy triển khai xây dựng hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Thứ Hai, ngày 09/09/2024 08:54Ngày 31/5/2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2362/QĐ-BYT phê duyệt kế hoạch xây dựng Đề án “Xây dựng Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh”. Trung...
Sáu bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương
Thứ Bẩy, ngày 31/08/2024 08:52Ngày 31/8/2024, Hội nghị chuyên đề của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số với chủ đề “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến” đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ...
Đẩy mạnh triển khai Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 08:47Sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) được tích hợp trên ứng dụng VNeID giúp người dân có thể theo dõi, quản lý thông tin sức khỏe một cách chủ động, tiện lợi. Cuối tháng 11/2024, UBND tỉnh Hòa...
Cách tích hợp thẻ bảo hiểm y tế vào ứng dụng VNeID
Thứ Năm, ngày 13/03/2025 08:44VNeID là ứng dụng trên điện thoại di động được phát triển bởi Trung tâm Dữ liệu dân cư quốc gia thuộc Bộ Công an nhằm mục đích thay thế cho các giấy tờ bằng giấy truyền thống. Việc triển khai...
Kết nối VNeID an toàn và tiện lợi
Thứ Ba, ngày 22/04/2025 08:33Sáng 22/4, tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm "Để kết nối VNeID an toàn và tiện lợi" nhằm thúc đẩy kết nối hiệu quả giữa các cơ quan, doanh nghiệp và người dân, nhằm cùng nhau xây dựng và khai...
Danh sách tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự nhà nước
Thứ Hai, ngày 21/04/2025 03:05DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG I. Huân chương Lao động hạng Nhất: Viện Y học biển. Ông Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện Dược...
Bộ Y tế đã đề nghị nhiều sàn TMĐT ‘chặn’ hành vi bán thuốc kê đơn, thuốc kiểm soát đặc biệt
Thứ Ba, ngày 22/04/2025 03:15Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã đề nghị các đơn vị, tổ chức bán hàng theo phương thức TMĐT như Meta Platforms Inc, Công ty TNHH Shopee… có biện pháp kiểm soát và ngăn chặn các hành vi vi phạm. ...
Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Thứ Ba, ngày 22/04/2025 03:10Vụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ...
Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện
Thứ Ba, ngày 22/04/2025 03:04Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng... để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định. ...